HỘI THẢO

Nghiên cứu chính sách: “Chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất cứ ai”

Ngày đăng: 24 | 12 | 2007

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một viện nghiên cứu chính sách độc lập ra đời, tập hợp những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia hàng đầu của đất nước.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng đầu tiên của Viện Nghiên cứu phát triển (IDS) đã có cuộc trò chuyện với báo giới.

“Từ sự độc lập, các thành viên của Viện sẽ có những tư duy mới, suy nghĩ độc lập chắc chắn sẽ ra đời những ý tưởng mới, những nghiên cứu có tính phản biện cao, tạo nên một làn sóng mới của ý kiến mới mẻ.”

Đâu là điểm khác biệt, là lợi thế của IDS so với các viện nghiên cứu nhà nước, thưa ông?

Có hai điểm sẽ nhìn thấy rõ nhất về Viện chúng tôi: độc lập và mở. Các nghiên cứu của chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất cứ ai, Nhà nước, Chính phủ, các hiệp hội, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân nào, kể cả các nhà tài trợ cho chúng tôi.

Chúng tôi hoàn toàn độc lập. Thậm chí quan điểm của các thành viên trong Viện cũng có thể khác nhau và chúng tôi tôn trọng các ý kiến đó. Viện sẽ không có quan điểm riêng về bất kỳ vấn đề gì.

Thứ hai, Viện sẽ là một tổ chức nghiên cứu mở về nhiều nghĩa. Về mặt tổ chức, Hội đồng Viện sẽ là một Hội đồng mở, mời tất cả các nhà khoa học, doanh nhân, chính khách tham gia tùy vào thời điểm thích hợp. Viện cũng sẽ không giới hạn các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia. Mở cũng có nghĩa là nghiên cứu đa ngành, có cái nhìn đa ngành trong tổng thể phát triển.

Tôi nghĩ điểm khác biệt cũng là lợi thế của chúng tôi. Từ sự độc lập, các thành viên của Viện sẽ có những tư duy mới, suy nghĩ độc lập chắc chắn sẽ ra đời những ý tưởng mới, những nghiên cứu có tính phản biện cao, tạo nên một làn sóng mới của ý kiến mới mẻ.

Tại sao bây giờ mới có Viện này ?

Thực ra những Viện nghiên cứu như thế này đã ra đời từ thế kỷ trước ở các nước phát triển. Ở Việt Nam không ai cấm, nhưng nhiều người cũng mơ hồ, người ta cứ nghĩ ra đời một Viện như thế này phải xin phép rất khó khăn.

Tôi nhấn mạnh: lâu nay có những quyền mà người dân không biết. Những việc pháp luật không cấm thì người dân hoàn toàn có thể làm. Có thể việc ra đời Viện này cũng là một dấu hiệu cho thấy người dân còn có rất nhiều quyền mà chưa được sử dụng đến.

Ông đánh giá khả năng cạnh tranh của Viện thế nào?

Tôi vốn là một người mê cạnh tranh. Chúng tôi ủng hộ cạnh tranh, nền khoa học Việt Nam chưa có nhiều sự cạnh tranh, chúng tôi muốn sự ra đời của Viện thực sự là một sự cạnh tranh với các viện của Nhà nước. Có cạnh tranh thì khoa học Việt Nam mới phát triển, mới hiệu quả và chất lượng được nâng cao. Viện sẽ là một dạng "think tank" (viện nghiên cứu chính sách phổ biến ở các nước phát triển).

Có lẽ khó khăn lớn nhất của các ông là tiếp cận thông tin?

Đúng vậy, là một tổ chức độc lập, đó là một bất lợi cho chúng tôi trong việc tiếp cận thông tin. Nhưng chúng tôi không quan tâm và không cố gắng tiếp cận những bí mật quốc gia, những thông tin bị cấm.

Chúng tôi muốn những loại thông tin không thuộc loại trên phải được công khai, để chúng tôi có quyền tiếp cận. Chúng tôi đang tính đến việc vận động để cho ra một luật về cung cấp thông tin công khai cho người dân. Đó là quyền chính đáng của công dân được tiếp cận thông tin chính thức từ Nhà nước.

Hoạt động trước mắt của Viện, thưa ông?

Trước mắt, chúng tôi sẽ tiến hành các hội thảo định kỳ trong tuần thứ nhất và tuần thứ ba của tháng, mở cho tất cả những ai quan tâm. Ngoài ra sẽ có các hội thảo bất thường. Viện cũng sẽ liên kết với các phương tiện truyền thông, nhà xuất bản để công bố các nghiên cứu của mình.

Viện IDS đã có một buổi làm việc thú vị với nhóm tác giả của nghiên cứu "Lựa chọn thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam" của trường John F.Kennedy School of Government, Đại học Harvard Hoa Kỳ.

Ngày 7/12, Viện đã tổ chức buổi seminar định kỳ đầu tiên của mình về "cải cách giáo dục nhìn từ khía cạnh kinh tế học". Chúng tôi cùng Nhà xuất bản Tri Thức tổ chức các seminar định kỳ vào 14 giờ thứ sáu tuần thứ nhất và tuần thứ ba hằng tháng tại 53 Nguyễn Du (Hà Nội) và hoan nghênh tất cả những người quan tâm đến dự. Chúng tôi cũng tham gia và có báo cáo tại hội thảo "Đổi mới tài chính dịch vụ bệnh viện" do Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế tổ chức tại Hà Nội ngày 11.12.2007.

Ông kỳ vọng thế nào vào tương lai của Viện?

Chúng tôi phấn đấu sẽ phát triển thành một viện nghiên cứu chính sách lớn mạnh ở Việt Nam trong việc thực hiện các nghiên cứu và cung cấp dịch vụ về chiến lược, kế hoạch phát triển cho các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cá nhân trong cũng như ngoài nước.

Khuôn khổ lý luận sẽ dựa trên nghiên cứu lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và khu vực để phân tích các chính sách hiện hành trên tinh thần phê phán và xây dựng, qua đó kiến nghị các lựa chọn cải thiện chính sách. Và những kết quả đó sẽ được công bố chứ không phải để "đắp chiếu". Đào xới vấn đề lên, khuấy động thành một phong trào, để tất cả những người dân, trí thức tham gia, đặc biệt là trí thức trẻ.

Đâu là những ưu tiên trước mắt của Viện?

Trong 6 tháng tới, chúng tôi cũng sẽ đi vào một số vấn đề trọng tâm: giáo dục-đào tạo, và y tế hai hệ thống cốt tử của xã hội. Ngoài ra là hệ thống an sinh xã hội, lương bổng, trợ cấp thất nghiệp, chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Cụ thể, Hội đồng Viện đã xác định 3 đề tài nghiên cứu cho đến hết tháng 6/2008. Thứ nhất là cải cách giáo dục và y tế nhìn từ khía cạnh kinh tế học, kinh nghiệm quốc tế và khu vực, các khuyến nghị chính sách.

Thứ hai, một số vấn đề về nông thôn và nông dân; trước mắt nghiên cứu vấn đề di cư từ nông thôn vào thành thị, các vấn đề đô thị hóa khác có liên quan; các hình mẫu đã biết của quá trình di cư trên thế giới trong 200 năm qua, tình hình ở Việt Nam và các nước lân cận, những hệ lụy đô thị hóa hay đô thị hóa nông thôn, các hệ lụy xã hội, kinh tế nông thôn...

Thứ ba là chất lượng tăng trưởng kinh tế và những kiến nghị chính sách.

* Viện Nghiên cứu phát triển (Institutes of Development Studies IDS) là tập hợp một nhóm các nhà nghiên cứu độc lập: Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Giáo sư Chu Hảo, Giáo sư Tương Lai, bà Phạm Chi Lan, Giáo sư Phan Huy Lê, ông Trần Đức Nguyên, ông Trần Việt Phương, Giáo sư Hoàng Tụy. Hội đồng Viện cử ông Nguyễn Quang A làm Viện trưởng và bà Phạm Chi Lan làm Phó viện trưởng.

NỘI DUNG KHÁC

Sẽ rất sôi động, nếu…

19-12-2007

“Nếu chấp nhận phản biện xã hội thì cấp lãnh đạo phải từ bỏ phong cách lãnh đạo bằng mệnh lệnh, áp đặt và cần xác định vai trò là người quản lý, điều hành xã hội dân sự thì mới có thể chấp nhận được sự phản bác, thậm chí là sự chỉ trích của dư luận xã hội”.

Sau một năm vào WTO: Bài học là... công tác chuẩn bị!

18-12-2007

Việt Nam chưa thực sự chuẩn bị tốt các điều kiện để gia nhập tốt ngay từ đầu. Vì vậy, VN đã để tuột mất nhiều cơ hội.

Adam Smith - Cha đẻ của kinh tế học

18-12-2007

Mặc dù trước Adam Smith đã có nhiều người viết về các vấn đề và nguyên lý kinh tế , nhưng hầu hết mọi người đều coi ông là cha đẻ của kinh tế học. Ông là người đầu tiên nhìn thấy lợi ích từ việc cạnh trạnh và lập luận ủng hộ các chính sách thúc đẩy cạnh tranh bằng cách giảm sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế và tránh độc quyền.

Thu hút trí thức Việt kiều không thể như “bắt cóc bỏ đĩa”

14-12-2007

“VN luôn tự hào là đất nước trẻ, nhưng tôi nói thật, dân số 100 triệu người sẽ là quá mức đối với mảnh đất này rồi. Dân số VN không thể trẻ mãi được, và vấn đề cấp thiết hiện nay là chính sách đào tạo nhân lực tay nghề cho tương lai” ông Nguyễn Hoài Bắc – Giám đốc Công ty Cổ phần PT&T Đại Sơn, chủ đầu tư cơ sở Trung cấp nghề Việt - Mỹ với số vốn đầu tư 11 triệu USD - trăn trở với câu chuyện “trồng người” tại VN.

Nông dân vẫn chưa quen với WTO

14-12-2007

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - đầu tư (KHĐT) và Bộ Công Thương với Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (QH) tại cuộc họp ngày 13-12, sau một năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kinh tế VN đã có những bước phát triển khởi sắc.

Nhà cải cách Kim Ngọc - cha đẻ khoán 10 (phần 2)

13-12-2007

Tôi gặp lại bà Lê Thị Liên sau 27 năm. Mặt đất thì vẫn thế, nhưng mỗi đường qua, lối đến trước thì xuôi nay đã ngược. Cây mọc, cây đốn cụt. Nhà xây nơi lấn ra, chỗ thụt vào. Khúc ngõ lầy thụt rải gạch vụn, đã là con đường lát bê-tông im lìm dưới hàng cây hoa sữa, hương vương thẫn thờ gió thu.

Nhà cải cách Kim Ngọc - cha đẻ khoán 10 (phần 1)

13-12-2007

Kim Ngọc- tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh 10 tháng 10 năm 1917, tại xã Bình Định, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Mất ngày 26 tháng 5 năm 1979.

Ông Kim Ngọc có bị kỷ luật, tù tội?

13-12-2007

Xung quanh việc ông Kim Ngọc bị “kỷ luật” có khá nhiều dư luận. Người ta đồn rằng ông đã từng bị bỏ tù oan vì làm khoán hộ, rồi chết trong tù. Cũng có người kể rằng, khi ông Kim Ngọc đã bị mất chức Bí thư Tỉnh uỷ và nằm viện, một vị lãnh đạo cao cấp của Đảng lúc ấy vào thăm, ông Kim Ngọc nằm quay mặt vào tường không tiếp chuyện...

Kim Ngọc và số phận của “khoán chui”

13-12-2007

Thời kỳ Đổi Mới ở nước ta được mở đầu bằng những chính sách mang tính đột phá trong nông nghiệp, nông thôn. Sự hình thành của những chính sách này là một quá trình lịch sử, gắn liền với vai trò của quần chúng nhân dân mọi miền đất nước nói chung và vai trò của những cá nhân cụ thể. Bắt đầu từ tháng 12/2006, chuyên mục "Nhân vật" sẽ lần lượt giới thiệu những cá nhân đã được thực tế lịch sử ghi nhận là có những đóng góp nhất định trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Các thông tin, tư liệu được tổng hợp, tham khảo từ nhiều nguồn đã được công bố chính thức. Nhân vật đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu là ông Kim Ngọc nguyên Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc với sự kiện "khoán hộ" trong những năm 60 của thế kỷ trước.

Nông dân bảo thủ (!?)

12-12-2007

Tới nay, tỉ lệ giống xác nhận (GXN) nông dân (ND) ĐBSCL sử dụng chỉ khoảng 30%/tổng lượng giống gieo trồng. Phải chăng, ND ĐBSCL chưa mặn mà sử dụng giống đạt tiêu chuẩn như có ý kiến nhận định?

Việt Nam chưa dịch chuyển được cơ cấu lao động

11-12-2007

Việt Nam đang diễn ra xu thế tích tụ ruộng đất. Cùng với quá trình đô thị hoá và phát triển các KCN, lao động nông thôn dôi dư và cuộc sống vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp. VietNamNet đã phỏng vấn PGS-TS Nguyễn Văn Bộ, Phó GĐ Viện Khoa học Nông nghiệp VN nhân dịp Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo phát triển thế giới năm 2008 với tựa đề “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển".

Phát triển bền vững nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

10-12-2007

Từ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cục hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước.