TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ngành Điều Việt Nam phát triển theo hướng bền vững

Ngày đăng: 07 | 12 | 2007

Hạt điều Việt Nam hiện có mặt tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong 10 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 500 triệu USD, tăng gần 22,7% so với cùng ký năm ngoái. Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt điều.

Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết: Năm 2006, ngành điều Việt Nam đã có một bước tiến nhảy vọt khi xuất khẩu hạt điều đã qua sơ chế lên tới 130 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 520 triệu USD, chiếm 50% thị trường nhân điều thô thế giới, vươn lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt điều. Hạt điều Việt Nam đã có mặt tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có một số thị trường lớn là Mỹ, EU, Trung Quốc, Hồng Kông, Canada. Đặc biệt, Mỹ là thị trường tiêu thụ lượng hạt điều lớn. Riêng năm 2006, xuất khẩu điều vào thị trường này đạt trên 40.000 tấn, chiếm trên 40% sản lượng điều của Việt Nam. Thị trường Trung Quốc đứng vị trí thứ hai, chiếm 20% thị phần xuất khẩu; tiếp đó là thị trường các nước châu Âu 20%, 10% còn lại được xuất sang Nga, Nhật Bản và khu vực Trung Đông.

Mặc dù, hạt điều Việt Nam đã ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế nhưng thực tế các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu hạt điều đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức. Sau gần 15 năm phát triển, hạt điều chế biến Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu riêng. Sản phẩm chủ yếu của ngành điều Việt Nam cũng mới chỉ dừng lại ở sản phẩm điều nhân. Các doanh nghiệp kinh doanh chế biến điều chủ yếu có quy mô nhỏ dẫn đến làm giảm khả năng cạnh tranh của hạt điều Việt Nam trên trường quốc tế. Tình trạng “ tranh mua” nguyên liệu vẫn đang tiếp tục diễn ra do nguồn nguyên liệu trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất.

Theo Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối ( Bộ NN & PTNT), hiện nay diện tích trồng điều cả nứơc đạt 433.000 ha với sản lượng thu hoạch 350.000 tấn điều thô mỗi năm. Năm 2006, cả nước có 225 doanh nghiệp chế biến điều với gần 300 nhà máy, đã chế biến và xuất khẩu được 127.000 tấn nhân điều, thu về 504 tỷ USD.

Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến điều thường mạnh ai người nấy làm, không chú trọng phát triển vùng nguyên liệu bền vững đã đẩy rất nhiều doanh nghiệp chế biến điều đứng bên bờ vực phá sản do giá nguyên liệu bị đẩy lên quá cao. Theo ông Nguyễn Hoàng Lưu, Phó Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: “ muốn tăng năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, các doanh nghiệp chế biến điều Việt Nam phải liên kết chặt chẽ với nhau để tạo ra sức mạnh tổng lực, thu hút nhiều vốn đầu tư, cải tiến dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao”.

Bên cạnh tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất, ngành điều Việt Nam cũng đang trong tình trạng thiếu lao động. Năng lực của người lao động còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành chế biến điều xuất khẩu. Hiện nay, tổng số lao động ngành điều trên 300.000 người và số lao động này mới đáp ứng được 60% cho các doanh nghiệp chế biến điều và còn thiếu hơn 40% lao động cho ngành chế biến nông sản này. Nguyên nhân chính dẫn đến thiếu lao động là do thu nhập thấp, nhiều công nhân hạt điều đã bỏ sang các ngành chế biến gỗ, thự phẩm, thuỷ sản, nhưng nơi có thu nhập đảm bảo cuộc sống cho họ hơn.

Để ngành hạt điều Việt Nam có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào thị trường thế giới đồng thời khẳng định vị trí số 1 về xuất khẩu hạt điều, Hiệp hội Điều Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững đặc biệt chú trọng phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, hiện nay, tổng công suất chế biến điều của Việt Nam đạt 731.700 tấn điều thô mỗi năm thì nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng đủ 50% công suất chế biến. Vì vậy, trong Quyết định số 39/2007/QĐ-BNN phê duyệt phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bộ NN&PTNT chủ trương: không mở rộng thêm công suất hay đầu tư thêm nhà máy mới, giảm dần các cơ sở chế biến nhỏ bằng cách thành lập các công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ cao, tập trung đầu tư cùng nguyên liệu, tìm giống mới tăng năng suất, chất lượng sản phẩm để xây dựng cho hạt điều Việt Nam một thương hiệu mạnh trên trường quốc tế.

Các tỉnh trồng điều trọng điểm vùng tại Đông Nam Bộ đã và Tây Nguyên đang thực hiện kế hoạch quy hoạch lại các vùng trông điều theo hướng chuyên canh và thâm canh cây điều bằng các giống cao sản mới. Hiện nay, năng suất trung bình cây điều trên trên cả nước vào khoảng 1 tấn/ha, nhưng với các dòng điều cao sản , nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp như một số vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, năng suất có thể đạt 3tấn/ha. Phấn đấu đến 2010, diện tích trồng điều bằng giống cao sản mới đạt trên 50% tổng diện tích của khu vực, đưa diện tích trồng điều của cả nước tăng từ 350.000 ha lên 450.000 ha. Năng suất bình quân của ngành điều cả nước sẽ đạt 1,4-2 tấn/ha nhằm đưa sản lượng điều thô lên 500.000, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu hạt điều đạt 700 triệu USD vào năm 2010 và đạt 820 triệu USD vào năm 2020.

Để đạt được mục tiêu trên, ông Nguyễn Thái Học, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam nhấn mạnh: Muốn xuất khẩu gia tăng về lượng và cả về giá trị thì yêu cầu đặt ra, đó là: Các doanh nghiệp chế biến điều phải áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế BRC, HACCP, GMP, ISO, ISO14000, đầu tư xây dựng thương hiệu ngành điều và thương hiệu doanh nghiệp để trở thành thương hiệu uy tín và thương hiệu mạnh ngành điều Việt Nam trên thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu và đưa thiết bị cơ khí tự động, hiện đại phục vụ cho công nghiệp chế biến nhân điều và các sản phẩm sau nhân điều, phù hợp với yêu cầu của thị trường; tiếp thu đầu tư nghiên cứu giống điều cao sản, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người trồng, liên kết dọc giữa doanh nghiệp chế biến và người sản xuất, mục tiêu là tăng trưởng về năng suất và chất lượng sản phẩm”.

Một thực trạng nữa ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển thị trường điều Việt Nam đó là việc tiếp cận thông tin về xúc tiến thương mại, các dự báo về thị trường , khoa học công nghệ và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế. Vì vậy, thời gian vừa qua, Viện Chính sách và Chiến lược, Bộ NN&PTNT đã cho ra đời trang thông tin www.agro.gov.vn. Đây là một trong những kênh thông tin có giá trị nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa, tăng cường cạnh tranh trong điều kiện đất đai hạn chế, sản phẩm nông nghiệp chế biến có giá trị tăng cao hơn và phát triển các liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến thị trường tiêu thụ; thu hút vốn, thu hút công nghệ đầu tư từ bên ngoài vào lĩnh vực NNNT. Đại diện cho những người xây dựng nên trang thông tin điện tử www.agro.gov.vn, ông Phạm Quang Diệu, Giám đốc Trung tâm thông tin, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT cho biết: các doanh nghiệp chế biến điều có thể tham khảo những thông tin bổ ích, giải đáp những vướng mắc của doanh nghiệp về các vấn đề sản xuất và kinh doanh, bản tin hàng tuần về mặt hàng nông sản này, nhận định diễn biến về thị trường trong và ngoài nước để cácc doanh nghiệp có những định hướng phát triển ngành điều một cách bền vững”.

Sau 15 năm phát triển, hạt điều chế biến Việt Nam vươn lên vị trí số 1 thế giới. Để hướng tới các mục tiêu đề ra vào năm 2010, Hiệp hội Điều Việt Nam sẽ tích cực nâng cao vai trò hoạt động hơn nữa để tháo gỡ các vướng mắc về vùng nguyên liệu cũng như nguồn lao động, đưa ngành điều có bước phát triển bền vững trong tương lai.

(Loạt bài viết hợp tác giữa AGROINFO và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

NỘI DUNG KHÁC

1-2-3-4 điểm cần phải giải quyết trong việc xây dựng nông thôn mới

7-12-2007

Theo Tổng biên tập Nông dân nhật báo Vương Thái trong việc xây dưng nông thôn mới cần giải quyết 4 vấn đề: hạt nhân, phương diện, mấu chốt, quan hệ

Nghị định của Chính phủ về Bộ và cơ quan ngang Bộ

6-12-2007

Ngày 3/12/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2007/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ.

Báo cáo về sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong NN&PTNT 2007 và nhiệm vụ 2008

6-12-2007

Ngày 05 tháng 12 năm 2007, Bộ NN&PTNT đã có Báo cáo số: 3364/BC-BNN-VP về sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ đối với NN&PTNT năm 2007 và nhiệm vụ công tác năm 2008.

Bộ NN&PTNT - Kết luận của Bộ trưởng tại họp giao ban tháng 11, triển khai nhiệm vụ tháng 12

6-12-2007

Ngày 3 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chủ trì họp giao ban công tác tháng 11 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 12 của Bộ. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Hứa Đức Nhị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Nguyễn Việt Thắng và Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thuật.

Môi trường đầu tư: “Chúng ta vẫn đang cải thiện liên tục”

6-12-2007

Bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức tại Hà Nội ngày 4/12, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã có cuộc trao đổi với báo giới về một số vấn đề “nóng”, đang được các nhà đầu tư quan tâm thảo luận.

Phải giải quyết vấn đề “tam nông” trong bối cảnh mới của đất nước

6-12-2007

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trả lời báo chí về vấn đề tam nông. Dưới đây là một số trích lược của cuộc phỏng vấn xoay quanh vấn đề này.

Những điểm cần phải giải quyết trong việc xây dựng nông thôn mới

5-12-2007

Xung quanh vấn đề tam nông, AGROINFO xin trích đăng bài viết của tác giả Vương Thái, Tổng biên tập tờ "Nông dân Nhật báo" của Trung Quốc. Quan điểm về xây dựng nông thôn mới với việc cần phải giải quyết: 1 hạt nhân, 2 phương diện, 3 mấu chốt, 4 quan hệ.

Năm 2010 thương mại Việt- Trung đạt 15 tỷ USD sẽ trở thành hiện thực

4-12-2007

Phó Bộ trưởng Bộ Thương Mại Cao Hổ Thành phát biểu trong " Diễn đàn đầu tư kinh doanh Việt- Trung", dựa trên tình hình phát triển hợp tác kinh tế mậu dịch giữa hai nước, lãnh đạo hai nước đều khẳng định đến năm 2010 kim ngạch mậu dịch hai nước sẽ đạt mức 15 tỷ USD.

Đối thoại về "Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2008" của Ngân hàng Thế giới

10-12-2007

Hội thảo do Trung tâm nghiên cứu Phát triển Kinh tế (CEDS) và Tổ chức ActionAid quốc tế (AAI) phối hợp tổ chức

Sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh

2-12-2007

Mấy năm gần đây, trên địa bàn cả nước, các nông, lâm trường quốc doanh thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn, vướng mắc chậm được tháo gỡ.

Quốc tế hóa quá trình quản lý khoa học

30-11-2007

Hiện nay nhiều nhà khoa học trẻ (trên dưới 40) trong và ngoài nước, hiện đang nghiên cứu khoa học rất tích cực ủng hộ đòi hỏi phải có yếu tố “công bố quốc tế” trong việc đánh giá các đề tài khoa học.