TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xây dựng dự án về xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý

Ngày đăng: 24 | 08 | 2007

Ngày 20 - 21/8/2007, tại hội trường khách sạn Sông Hương, thành phố Huế, Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp với Sở Khoa học và CN tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành tổ chức hội thảo tập huấn "Xây dựng dự án về xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý". Hội thảo nhằm mục đích hỗ trợ các địa phương xây dựng dự án chỉ dẫn địa lý tham gia chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (chương trình hỗ trợ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp của Chính Phủ).

Tham gia hội thảo gồm có các cơ quan quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ (Cục Sở hữu trí tuệ, Vụ Pháp chế - Bộ Khoa học và CN), các nhà khoa học (Trung tâm Phát triển Nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt nam), đại biểu đến từ 17 tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt những tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển chỉ dẫn địa lý như: Sơn La, Nghệ An, Bình Thuận, Tiền Giang...

Theo thống kê không đầy đủ, tại Việt nam hiện nay có khoảng 123 sản phẩm mang tên địa danh có thể đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, đến nay nhiều địa phương đã lựa chọn những cách làm khác nhau nhằm xây dựng thương hiệu như: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ. Từ năm 2000 đến nay, có 20 sản phẩm nộp đơn xin bảo hộ chỉ dẫn địa lý và đã có 10 sản phẩm được đăng bạ đó là: nước mắm Phú quốc (Kiên Giang), chè Shan tuyết Mộc Châu (Sơn La), Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), Càphê Buôn Ma Thuột (Đắc Lắk), Thanh Long Bình Thuận, vải thiều Thanh hà (Hải Dương), hoa Hồi Lạng Sơn, gạo tám xoan Hải Hậu (Nam Định), Cam Vinh (Nghệ An), Nước mắm Phan Thiết...

Để chuẩn bị cho buổi tập huấn này, Cục Sở hữu trí tuệ đã lựa chọn Trung tâm Phát triển nông thôn là cơ quan tư vấn chính cho Cục và các địa phương trong chương trình hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý. Tại buổi tập huấn, các địa phương đã được trang bị những vấn đề liên quan đến phát triển chỉ dẫn địa lý, cụ thể là:

- Kiến thức, thông tin về chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ của Việt nam (do Cục Sở hữu trí tuệ trình bày);

- Thông tin về những nội dung hỗ trợ của chương trình hỗ trợ sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp (Cục Sở hữu trí tuệ - cơ quan thường trực của chương trình trình bày);

- Trình bày giới thiệu về Viện và Trung tâm PTNT (Trung tâm Phát triển nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông thôn trình bày);

- Kinh nghiệp nghiên cứu và phát triển mô hình xây dựng và quản lý khai thác chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ ở Việt nam: gạo tám xoan Hải Hậu (Trung tâm Phát triển nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông thôn trình bày);

- Kinh nghiệm xây dựng chỉ dẫn địa lý của các nước trên thế giới, phương pháp triển khai, cách thức hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý (Cục Sở hữu trí tuệ và Trung tâm PTNT - Viện Chính sách và Chiến lược PTNN Nông thôn);

- Quy trình xác lập quyền, mô hình tiếp cận từ trên xuống (Viện Nông hóa thổ nhưỡng trình bày);

- Các bước tiến hành và xây dựng dự án quản lý chỉ dẫn địa lý (Trung tâm Phát triển nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông thôn trình bày);

- Giải pháp phát triển hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đã được đăng bạ tại Việt nam như: nước mắm Phú quốc (Trung tâm Phát triển nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông thôn trình bày);

- Kinh nghiệm và định hướng phát triển chỉ dẫn địa lý tại các địa phương (Sở Khoa học và CN các tỉnh, thành phố).

Buổi tập huấn đã mang lại những nội dung bổ ích cho cán bộ của các địa phương, nhiều vấn đề được giải quyết sau buổi tập huấn này đó là:

- Các địa phương xác định cho mình hướng đi thích hợp trong phát triển thương hiệu các sản phẩm nông sản như: chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể... phù hợp với điều kiện của từng địa phương;

- Trao đổi và định hướng giải pháp phát triển cho các sản phẩm chỉ dẫn địa lý đã được đăng bạ. Nội dung này sẽ là cơ sở để nhà nước và các địa phương hoàn thiện các vấn đề thể chế, pháp lý trong quản lý và khai thác chỉ dẫn địa lý;

- Nâng cao sự hiểu biết và quảng bá ý nghĩa về chỉ dẫn địa lý cho các địa phương

Tại buổi tập huấn này nhiều vấn đề cũng được các địa phương nêu ra và đề nghị sự hỗ trợ và hướng dẫn của các nhà khoa học đặc biệt là Trung tâm Phát triển nông thôn, những vấn đề được quan tâm nhiều đó là: làm thể nào để giúp các địa phương xác định và lựa chọn đúng các sản phẩm đặc thù, truyền thống, những sản phẩm đã được đăng bạ rồi thì cần phải có hỗ trợ, hướng dẫn và tư vấn nhằm xây dựng hệ thống quản lý và khai thác có hiệu quả...Những vấn đề mà các địa phương nêu ra đã được Cục Sở hữu trí tuệ và Trung tâm PTNT trao đổi và tư vấn hỗ trợ.

Kết thúc khóa tập huấn này tất cả các địa phương đã hiểu rõ thực trạng và những khó khăn trong quá trình xây dựng chỉ dẫn địa lý, đặc biệt là các bước xây dựng dự án xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý. Trong quá trình đó, các địa phương rất cần sự hỗ trợ và tư vấn của các nhà khoa học.

Cũng thông qua buổi hội thảo này, Trung tâm Phát triển nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông thôn đã khẳng định được vai trò của mình trong quá trình xây dựng và phát triển các sản phẩm chỉ dẫn địa lý của Việt nam, Trung tâm sẽ là địa chỉ tin cậy cho các địa phương trong lĩnh vực này trong thời gian tới. Bước đầu nhiều địa phương như: Sơn La, Nghệ An, Kiên Giang, Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Ninh, Cao Bằng, Đắc Lắk... đã đề nghị Trung tâm PTNT tư vấn hỗ trợ, trong thời gian tới Trung tâm sẽ xây dựng những hình thức hỗ trợ khác nhau cho các địa phương này.

Đào Đức Huấn (Rudec/Ipsard)

NỘI DUNG KHÁC

Cam kết “vênh” nhau, thách thức hội nhập

24-8-2007

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được gần một năm. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các cam kết quốc tế thời gian qua đã bộc lộ các cam kết này vẫn còn “vênh” nhau khá nhiều giữa các tuyến hội nhập.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa không “mặn mà” với hiệp hội

24-8-2007

Vì sao sau 2 năm thành lập, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn chưa có nhiều thành viên? VnEconomy vừa có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Văn Thân, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội xung quanh chủ đề này.

Vì sao HTX Đức Phong phá sản?

24-8-2007

Hơn 1 năm kể từ lễ ra mắt đầy khí thế, đến nay HTX Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Đức Phong, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi)chỉ còn tên gọi.

Cần phải có đột phá về tư duy nghiên cứu khoa học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn

23-8-2007

Ngày 20/8/2007, cuộc hội đàm với chủ đề “Đổi mới tư duy khoa học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn” đã diễn ra tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Hội đàm đã đưa được nhiều ý kiến mới trong việc đổi mới tư duy, tập trung nghiên cứu đột phá nông nghiệp trong xu thế phát triển kinh tế và các biến động của môi trường thế giới.

Hợp tác nghiên cứu phân tích ngành hàng IPSARD & ERS

22-8-2007

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Ban nghiên cứu kinh tế-Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (ERS/USDA) và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD/MARD), từ ngày 21 đến ngày 30 tháng 8 năm 2007, ERS hỗ trợ IPSARD tổ chức chuyến thăm quan ngành hàng gạo ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long, nhằm tăng cường năng lực phân tích ngành hàng gạo của chuyên gia phân tích ngành hàng gạo của IPSARD.

Đề tài câu chuyện - Biến khó thành dễ

21-8-2007

Nên nhớ, để có bài viết hay thì đề tài cũng là một yếu tố quan trọng. Đề tài, chất liệu viết luôn ở quanh ta. Có những ngày bạn thấy đề tài, ý tưởng hay sao dễ thế, nó đến với bạn tự nhiên như hơi thở. Nhưng cũng có ngày lại khó, hóc quá bạn nghĩ mãi ko ra cái gì.

Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg

21-8-2007

Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước

Không được quên những cống hiến to lớn và không được xem nhẹ những lợi ích chính đáng của người nông dân

21-8-2007

Tôi vốn đọc bài báo “Giải phẫu” dự án 3.000 tỷ đồng đăng trên Tiền Phong các số 215, 216 ra ngày 3/8 và 4/8 năm 2007 của tác giả Quyền Thành như một bài phóng sự, điều tra… bình thưòng, nhưng không ngờ sau khi đọc xong dòng cuối, như một sức mạnh vô hình, bài báo đó đã thôi thúc tôi phải nói ra, phải viết ra những điều mà tôi nung nấu trong lòng nhưng chưa tiện dịp nói ra, viết ra.

Chương trình giao lưu, đối thoại và tuyển dụng của Viện CS&CL PTNNNT, từ góc nhìn của sinh viên

21-8-2007

(AGROINFO) - Chương trình giao lưu và giới thiệu tuyển dụng của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Ipsard) vào sáng ngày 16/08/2007 tại Khách sạn Bảo Sơn (Hà Nội) đã thu hút được sự tham gia đông đảo của sinh viên các trường ĐH. Kinh tế Quốc dân, ĐH. Ngoại Thương, ĐH. Lâm Nghiệp, ĐH. Nông nghiệp I (Hà Nội)… Qua đối thoại, các bạn sinh viên đã không ngần ngại cho biết lý do vì sao họ lại tham dự chương trình này cũng như những ý kiến, nhu cầu và sự trông đợi của họ vào đơn vị tổ chức chương trình.

Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp chế biến gỗ và kinh doanh lâm sản xuất khẩu

21-8-2007

Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho các doanh nghiệp chế biến gỗ và kinh doanh lâm sản xuất khẩu không chỉ cơ hội mà còn rất nhiều thách thức

Chương trình tuyển dụng của Viện CSCL&PTNTNT được các phương tiện truyền thông đại chúng đánh giá cao

20-8-2007

(AGROINFO) - Sáng ngày 16/08/2007, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) phối hợp với Dự án Mispa đã tổ chức chương trình giao lưu và giới thiệu chương trình tuyển dụng với các bạn sinh viên của các trường đại học lớn tại khách sạn Bảo Sơn (Hà Nội). Chương trình đã nhận được sự quan tâm và đánh giá rất cao của các phương tiện thông tin đại chúng như VTV, VOV, Báo Lao động, Báo điện tử Vietnamnet... bởi đây là lần đầu tiên có một cơ quan trong khối nghiên cứu khoa học công lập tổ chức giao lưu và giới thiệu chương trình tuyển dụng một cách quy mô, chuyên nghiệp và công khai như vậy.

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - Giao lưu và đối thoại với sinh viên

17-8-2007

(AGROINFO) - Sáng ngày 16.8.2007, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) phối hợp với dự án Mispa đã tổ chức chương trình giao lưu và giới thiệu chương trình tuyển dụng với các bạn sinh viên của các trường đại học lớn tại khách sạn Bảo Sơn (Hà Nội).