TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cam kết “vênh” nhau, thách thức hội nhập

Ngày đăng: 24 | 08 | 2007

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được gần một năm. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các cam kết quốc tế thời gian qua đã bộc lộ các cam kết này vẫn còn “vênh” nhau khá nhiều giữa các tuyến hội nhập.

Những bất cập trong các tuyến

Thời gian qua, cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách trong nước, Chính phủ đã tham gia và ký kết một loạt các điều ước quốc tế. Những cam kết này được xây dựng theo 3 tuyến song phương, đa phương cũng như khu vực.

Minh hoạ cụ thể cho sự “vênh” nhau trong quá trình thực hiện cam kết giữa các tuyến hội nhập, TS.Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách Hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Quản lý kinh tế Trung ương, đã so sánh: giống như thời bao cấp với chế độ hai giá, phân biệt giữa khách hàng trong nước và nước ngoài dẫn đến sự méo mó về thương mại.

Hội nhập cũng vậy, nó có thể làm chệch hướng thương mại trong trường hợp đáng lý phải nhập khẩu công nghệ tốt nhất từ EU nhưng vì thuế quan của ASEAN thấp nên chúng ta vẫn nhập công nghệ của ASEAN với giá rẻ dù biết đó không phải công nghệ tốt nhất. Hệ quả là chúng ta không tiếp cận tốt nhất với công nghệ nguồn.

Nhìn nhận tất cả các tuyến hội nhập của Việt Nam bao gồm song phương, khu vực (ASEAN, APEC, ASEM) và đa phương (WTO), Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Hào Hùng đã nêu ra những bất cập cụ thể trong từng tuyến hội nhập hiện nay.

Đó là mức độ cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO và các hiệp định song phương không giống nhau và tình trạng này đang đặt ra không ít khó khăn trong quá trình triển khai. Các cam kết song phương nhiều khi thông thoáng hơn, ít hạn chế hơn so với cam kết trong WTO.

Thể hiện rõ nhất là trong Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản. Chúng ta đưa ra một cam kết cao hơn rất nhiều so với cam kết trong WTO. Theo hiệp định song phương này, với Nhật Bản, chúng ta chỉ hạn chế tỉ lệ góp vốn và mua cổ phần không quá 30% của nhà đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp Việt Nam và chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, không áp dụng đối với các doanh nghiệp khác.

Điều đó có nghĩa là tỉ lệ hạn chế mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, còn với các doanh nghiệp tư nhân thì nhà đầu tư nước ngoài được mua thoải mái với bất kỳ một tỉ lệ nào. Đó là cam kết trong hiệp định song phương với Nhật Bản và với cả Hoa Kỳ cũng vậy.

Tuy nhiên, trong cam kết gia nhập WTO thì chúng ta hạn chế tỉ lệ 30% của các doanh nghiệp nước ngoài trong tất cả các thành phần kinh tế. Rõ ràng cam kết gia nhập WTO của Việt Nam chặt chẽ hơn so với cam kết song phương.

Ngoài ra, một loạt các lĩnh vực dịch vụ (giáo dục, y tế...) mà chúng ta cam kết mở cửa trong khuôn khổ hiệp định song phương với Nhật cũng đưa ra những điều kiện thuận lợi hơn so với WTO. Ông Hùng đưa ra ví dụ: theo cam kết gia nhập WTO đến 2009 Việt Nam mới cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài còn trong trong hiệp định với Nhật không có hạn chế này.

Các hướng xử lý được đề xuất

Câu hỏi đặt ra là trong thời gian tới chúng ta sẽ xử lý vấn đề này như thế nào? Tiếp tục áp dụng cam kết thuận lợi trong các thoả thuận song phương hay áp dụng theo cam kết trong WTO? Đó là những đặc điểm rất khác nhau giữa cam kết song phương và đa phương đòi hỏi phải có những phương án giải quyết thích hợp.

Theo ông Võ Trí Thành, trong tuyến đa phương có nguyên lý cơ bản để hài hoà hoá những cam kết. Cụ thể về thuế quan, Việt Nam đưa ra cam kết trần song hoàn toàn có quyền thực hiện thấp hơn nhưng phải theo nguyên tắc MFN. Ví dụ, Việt Nam cam kết mức thuế của thép 40% nhưng có thể thực hiện 25% và như vậy bất kỳ nước nào xuất khẩu thép vào Việt Nam cũng chỉ chịu thuế 25%. Điều đó cho thấy Việt Nam có toàn quyền quyết định, vấn đề đặt ra là chúng ta phải phân tích mức thuế nào có lợi cho các ngành kinh tế Việt Nam để áp dụng.

Cũng như vậy, trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam cam kết sàn nên hoàn toàn có thể tăng mức độ mở cửa một số lĩnh vực dịch vụ nếu cần nhưng vẫn phải theo nguyên tắc MFN. Ông Thành cho rằng nếu làm được như vậy thì Việt Nam hoàn toàn thực hiện đúng các cam kết WTO nhưng lại vẫn tương thích với các cam kết khác, tạo ra ít méo mó về phân bổ nguồn lực, ít phí tổn nhất về đàm phán.

Trên quan điểm của người làm luật, ông Hùng khuyến nghị trong thời gian tới cần soạn thảo mẫu các hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Trên thực tế, Việt Nam đã ký 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, nhưng đến thời điểm hiện nay chúng ta vẫn chưa có một mẫu chung để đưa cho đối tác. Phần lớn các hiệp định đều do phía nước ngoài đề xuất. Điều này đã gây ra những khó khăn trong quá trình đàm phán.

Bên cạnh đó, ông Hùng cho rằng cần phải có cơ chế trao đổi giữa các bộ ngành trong việc đàm phán và đưa ra các cam kết nhằm đảm bảo được tính thống nhất. Ông Hùng cũng kiến nghị tăng cường cơ chế tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của các doanh nghiệp trong quá trình tham vấn, trao đổi các phương án đàm phán khác nhau.

Ông đặc biệt nhấn mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân trong quá trình đàm phán để hiểu rõ hơn nhu cầu của từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực để có phương án đàm phán thích hợp, đảm bảo tính đồng bộ.

Nguồn: http://vneconomy.vn

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp nhỏ và vừa không “mặn mà” với hiệp hội

24-8-2007

Vì sao sau 2 năm thành lập, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn chưa có nhiều thành viên? VnEconomy vừa có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Văn Thân, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội xung quanh chủ đề này.

Vì sao HTX Đức Phong phá sản?

24-8-2007

Hơn 1 năm kể từ lễ ra mắt đầy khí thế, đến nay HTX Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Đức Phong, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi)chỉ còn tên gọi.

Cần phải có đột phá về tư duy nghiên cứu khoa học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn

23-8-2007

Ngày 20/8/2007, cuộc hội đàm với chủ đề “Đổi mới tư duy khoa học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn” đã diễn ra tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Hội đàm đã đưa được nhiều ý kiến mới trong việc đổi mới tư duy, tập trung nghiên cứu đột phá nông nghiệp trong xu thế phát triển kinh tế và các biến động của môi trường thế giới.

Hợp tác nghiên cứu phân tích ngành hàng IPSARD & ERS

22-8-2007

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Ban nghiên cứu kinh tế-Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (ERS/USDA) và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD/MARD), từ ngày 21 đến ngày 30 tháng 8 năm 2007, ERS hỗ trợ IPSARD tổ chức chuyến thăm quan ngành hàng gạo ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long, nhằm tăng cường năng lực phân tích ngành hàng gạo của chuyên gia phân tích ngành hàng gạo của IPSARD.

Đề tài câu chuyện - Biến khó thành dễ

21-8-2007

Nên nhớ, để có bài viết hay thì đề tài cũng là một yếu tố quan trọng. Đề tài, chất liệu viết luôn ở quanh ta. Có những ngày bạn thấy đề tài, ý tưởng hay sao dễ thế, nó đến với bạn tự nhiên như hơi thở. Nhưng cũng có ngày lại khó, hóc quá bạn nghĩ mãi ko ra cái gì.

Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg

21-8-2007

Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước

Không được quên những cống hiến to lớn và không được xem nhẹ những lợi ích chính đáng của người nông dân

21-8-2007

Tôi vốn đọc bài báo “Giải phẫu” dự án 3.000 tỷ đồng đăng trên Tiền Phong các số 215, 216 ra ngày 3/8 và 4/8 năm 2007 của tác giả Quyền Thành như một bài phóng sự, điều tra… bình thưòng, nhưng không ngờ sau khi đọc xong dòng cuối, như một sức mạnh vô hình, bài báo đó đã thôi thúc tôi phải nói ra, phải viết ra những điều mà tôi nung nấu trong lòng nhưng chưa tiện dịp nói ra, viết ra.

Chương trình giao lưu, đối thoại và tuyển dụng của Viện CS&CL PTNNNT, từ góc nhìn của sinh viên

21-8-2007

(AGROINFO) - Chương trình giao lưu và giới thiệu tuyển dụng của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Ipsard) vào sáng ngày 16/08/2007 tại Khách sạn Bảo Sơn (Hà Nội) đã thu hút được sự tham gia đông đảo của sinh viên các trường ĐH. Kinh tế Quốc dân, ĐH. Ngoại Thương, ĐH. Lâm Nghiệp, ĐH. Nông nghiệp I (Hà Nội)… Qua đối thoại, các bạn sinh viên đã không ngần ngại cho biết lý do vì sao họ lại tham dự chương trình này cũng như những ý kiến, nhu cầu và sự trông đợi của họ vào đơn vị tổ chức chương trình.

Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp chế biến gỗ và kinh doanh lâm sản xuất khẩu

21-8-2007

Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho các doanh nghiệp chế biến gỗ và kinh doanh lâm sản xuất khẩu không chỉ cơ hội mà còn rất nhiều thách thức

Chương trình tuyển dụng của Viện CSCL&PTNTNT được các phương tiện truyền thông đại chúng đánh giá cao

20-8-2007

(AGROINFO) - Sáng ngày 16/08/2007, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) phối hợp với Dự án Mispa đã tổ chức chương trình giao lưu và giới thiệu chương trình tuyển dụng với các bạn sinh viên của các trường đại học lớn tại khách sạn Bảo Sơn (Hà Nội). Chương trình đã nhận được sự quan tâm và đánh giá rất cao của các phương tiện thông tin đại chúng như VTV, VOV, Báo Lao động, Báo điện tử Vietnamnet... bởi đây là lần đầu tiên có một cơ quan trong khối nghiên cứu khoa học công lập tổ chức giao lưu và giới thiệu chương trình tuyển dụng một cách quy mô, chuyên nghiệp và công khai như vậy.

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - Giao lưu và đối thoại với sinh viên

17-8-2007

(AGROINFO) - Sáng ngày 16.8.2007, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) phối hợp với dự án Mispa đã tổ chức chương trình giao lưu và giới thiệu chương trình tuyển dụng với các bạn sinh viên của các trường đại học lớn tại khách sạn Bảo Sơn (Hà Nội).

Hội nhập WTO: Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp đến cỡ nào?

17-8-2007

Nhiều vấn đề “nóng” của doanh nghiệp (DN) thời hội nhập được đặt ra tại hội nghị “Hội nhập WTO: Chương trình hành động của Chính phủ và chiến lược của DN” do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) tổ chức tại TP.HCM. Trong đó, nổi lên vấn đề thiếu liên kết giữa các DN cũng như chiến lược phát triển theo yêu cầu hội nhập.