TIN TỨC-SỰ KIỆN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa không “mặn mà” với hiệp hội

Ngày đăng: 24 | 08 | 2007

Vì sao sau 2 năm thành lập, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn chưa có nhiều thành viên? VnEconomy vừa có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Văn Thân, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội xung quanh chủ đề này.

Thưa ông, vì sao sau 2 năm thành lập, cả nước có hơn 300.000 doanh nghiệp mà mới có 10.000 doanh nghiệp gia nhập hiệp hội?

Nhiều người cho rằng chúng tôi làm không chuyên nghiệp. Bằng chứng là sau 2 năm thành lập, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn trong tình trạng “thiếu thốn” đủ bề: không trụ sở, không được cấp kinh phí, không cơ quan ngôn luận, vì thế mà nhiều doanh nghiệp “ngại” vào hiệp hội.

Thực tế, ít người biết hơn 2 năm nay chúng tôi đã bỏ tiền túi ra làm hiệp hội. Chúng tôi cũng đã nghĩ ra nhiều lối đi nhưng lại có nhiều “rào cản”. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đều thiếu vốn, rất cần có một ngân hàng riêng dành cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vậy mà khi chúng tôi lập đề án, gửi đi gần 2 năm rồi vẫn chưa thấy Ngân hàng Nhà nước trả lời.

Vừa rồi chúng tôi tổ chức hội chợ An Biên ở Đức, 12 doanh nghiệp tham gia, được hiệp hội tổ chức đưa đi bài bản, lo vé, visa, gian hàng… Sau hội chợ, cả 12 doanh nghiệp đều ký được hợp đồng. Có chủ doanh nghiệp về Việt Nam đến gặp chúng tôi chia sẻ: ký được hợp đồng, cả xã em có việc làm, lãi đến 50%. Nhờ có hiệp hội, chứ chúng em doanh nghiệp bé, lại quê mùa, một tiếng Tây bẻ làm đôi không biết. Ai ngờ được đi Tây, kiếm được đô la!

Tuy nhiên, với một hiệp hội lớn, mái nhà chung của hàng trăm ngàn doanh nghiệp, chúng tôi không thể để tình trạng “hữu sinh vô dưỡng”, chúng tôi rất cần sự quan tâm của Chính phủ. Tôi nghĩ để mạnh được lên cần phải có thời gian.

Ông đánh giá như thế nào về hiện trạng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước?

Ở Việt Nam, không có tiêu chí xác định cụ thể đâu là doanh nghiệp nhỏ, đâu là doanh nghiệp vừa. Thường thì các doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng năm dưới 300 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hiện cả nước có hơn 300.000 doanh nghiệp thì 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đó là những “thanh giảm xóc” cho nền kinh tế, là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn, là trụ cột của kinh tế địa phương…

Không phải ngẫu nhiên mà giữa thời buổi gần như “loạn” hội nọ, hội kia, cả nước có tới hàng trăm hiệp hội khác nhau, Chính phủ vẫn quan tâm đặc biệt tới việc phải có một hiệp hội của khối các doanh nghiệp. Điều đó là rất đúng bởi cộng đồng này đang đóng góp khoảng 30% GDP cho đất nước, chiếm 25% tổng đầu tư xã hội và thu hút khoảng 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng rất quan tâm đến cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi cũng rất mong có một dịp nào đó để báo cáo Thủ tướng những khó khăn của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, bởi đây là “mái nhà chung” của một cộng đồng với hơn 300.000 doanh nghiệp.

Đã đi nhiều nơi, ông thấy vai trò của hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước như thế nào?

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ cao là thực trạng chung ở nhiều nước trên thế giới. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, phần lớn các nước đều có chính sách quan tâm, hỗ trợ đến các doanh nghiệp.

Vai trò của hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước cũng rất quan trọng, đặc biệt là vai trò của ông chủ tịch hiệp hội.

Nhớ một lần chúng tôi sang Đức, thấy ông chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa rất “oách”. Có tiếng nói của ông ấy, hội chợ của các doanh nghiệp Việt Nam được cả nước Đức quan tâm ngay. Đi đến đâu, sân bay hay xe bus, chỉ cần giơ tấm thẻ hội chợ là được miễn vé liền.

Hay như lần sang Hàn Quốc, chúng tôi rất ngạc nhiên thấy trụ sở hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa rất “hoành tráng”. Họ còn sở hữu hệ thống ngân hàng của hiệp hội với số vốn rất lớn. Họ đón tiếp Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam như đón tiếp một bộ trưởng.

Gần đây, Hội nghị cấp cao APEC 14 được tổ chức ở Hà Nội. Tại đây có hẳn một cuộc họp Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước. Ấy vậy mà tại cuộc họp quan trọng này, Chủ tịch Hiệp hội của chúng tôi lại không được tham gia…

Nguồn: http://vneconomy.vn/

NỘI DUNG KHÁC

Vì sao HTX Đức Phong phá sản?

24-8-2007

Hơn 1 năm kể từ lễ ra mắt đầy khí thế, đến nay HTX Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Đức Phong, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi)chỉ còn tên gọi.

Cần phải có đột phá về tư duy nghiên cứu khoa học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn

23-8-2007

Ngày 20/8/2007, cuộc hội đàm với chủ đề “Đổi mới tư duy khoa học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn” đã diễn ra tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Hội đàm đã đưa được nhiều ý kiến mới trong việc đổi mới tư duy, tập trung nghiên cứu đột phá nông nghiệp trong xu thế phát triển kinh tế và các biến động của môi trường thế giới.

Hợp tác nghiên cứu phân tích ngành hàng IPSARD & ERS

22-8-2007

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Ban nghiên cứu kinh tế-Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (ERS/USDA) và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD/MARD), từ ngày 21 đến ngày 30 tháng 8 năm 2007, ERS hỗ trợ IPSARD tổ chức chuyến thăm quan ngành hàng gạo ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long, nhằm tăng cường năng lực phân tích ngành hàng gạo của chuyên gia phân tích ngành hàng gạo của IPSARD.

Đề tài câu chuyện - Biến khó thành dễ

21-8-2007

Nên nhớ, để có bài viết hay thì đề tài cũng là một yếu tố quan trọng. Đề tài, chất liệu viết luôn ở quanh ta. Có những ngày bạn thấy đề tài, ý tưởng hay sao dễ thế, nó đến với bạn tự nhiên như hơi thở. Nhưng cũng có ngày lại khó, hóc quá bạn nghĩ mãi ko ra cái gì.

Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg

21-8-2007

Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước

Không được quên những cống hiến to lớn và không được xem nhẹ những lợi ích chính đáng của người nông dân

21-8-2007

Tôi vốn đọc bài báo “Giải phẫu” dự án 3.000 tỷ đồng đăng trên Tiền Phong các số 215, 216 ra ngày 3/8 và 4/8 năm 2007 của tác giả Quyền Thành như một bài phóng sự, điều tra… bình thưòng, nhưng không ngờ sau khi đọc xong dòng cuối, như một sức mạnh vô hình, bài báo đó đã thôi thúc tôi phải nói ra, phải viết ra những điều mà tôi nung nấu trong lòng nhưng chưa tiện dịp nói ra, viết ra.

Chương trình giao lưu, đối thoại và tuyển dụng của Viện CS&CL PTNNNT, từ góc nhìn của sinh viên

21-8-2007

(AGROINFO) - Chương trình giao lưu và giới thiệu tuyển dụng của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Ipsard) vào sáng ngày 16/08/2007 tại Khách sạn Bảo Sơn (Hà Nội) đã thu hút được sự tham gia đông đảo của sinh viên các trường ĐH. Kinh tế Quốc dân, ĐH. Ngoại Thương, ĐH. Lâm Nghiệp, ĐH. Nông nghiệp I (Hà Nội)… Qua đối thoại, các bạn sinh viên đã không ngần ngại cho biết lý do vì sao họ lại tham dự chương trình này cũng như những ý kiến, nhu cầu và sự trông đợi của họ vào đơn vị tổ chức chương trình.

Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp chế biến gỗ và kinh doanh lâm sản xuất khẩu

21-8-2007

Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho các doanh nghiệp chế biến gỗ và kinh doanh lâm sản xuất khẩu không chỉ cơ hội mà còn rất nhiều thách thức

Chương trình tuyển dụng của Viện CSCL&PTNTNT được các phương tiện truyền thông đại chúng đánh giá cao

20-8-2007

(AGROINFO) - Sáng ngày 16/08/2007, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) phối hợp với Dự án Mispa đã tổ chức chương trình giao lưu và giới thiệu chương trình tuyển dụng với các bạn sinh viên của các trường đại học lớn tại khách sạn Bảo Sơn (Hà Nội). Chương trình đã nhận được sự quan tâm và đánh giá rất cao của các phương tiện thông tin đại chúng như VTV, VOV, Báo Lao động, Báo điện tử Vietnamnet... bởi đây là lần đầu tiên có một cơ quan trong khối nghiên cứu khoa học công lập tổ chức giao lưu và giới thiệu chương trình tuyển dụng một cách quy mô, chuyên nghiệp và công khai như vậy.

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - Giao lưu và đối thoại với sinh viên

17-8-2007

(AGROINFO) - Sáng ngày 16.8.2007, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) phối hợp với dự án Mispa đã tổ chức chương trình giao lưu và giới thiệu chương trình tuyển dụng với các bạn sinh viên của các trường đại học lớn tại khách sạn Bảo Sơn (Hà Nội).

Hội nhập WTO: Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp đến cỡ nào?

17-8-2007

Nhiều vấn đề “nóng” của doanh nghiệp (DN) thời hội nhập được đặt ra tại hội nghị “Hội nhập WTO: Chương trình hành động của Chính phủ và chiến lược của DN” do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) tổ chức tại TP.HCM. Trong đó, nổi lên vấn đề thiếu liên kết giữa các DN cũng như chiến lược phát triển theo yêu cầu hội nhập.

Hội nghị triển khai xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới tại huyện Hải Hậu - Nam Định

16-8-2007

Ngày 14 tháng 8 năm 2007, tại hội trường UBND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã diễn ra "Hội nghị triển khai xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới". Hội nghị do Trung tâm Phát triển nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn phối hợp với Sở NN&PTNT Nam Định và UBND huyện Hải Hậu tổ chức. Hội nghị nhằm mục đích thống nhất với địa phương về phương pháp xây dựng, tập huấn nội dung tác động và xây dựng kế hoạch triển khai.