ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia, hướng đến thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Ngày đăng: 06 | 06 | 2023

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang trở thành xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh tài nguyên ngày càng suy thoái, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt. KTTH không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế. KTTH có thể giữ cho dòng vật chất được sử dụng lâu nhất có thể, khôi phục và tái tạo các sản phẩm, vật liệu ở cuối mỗi vòng sản xuất hay tiêu dùng.

Theo các chuyên gia kinh tế phân tích, so với mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống, KTTH mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể, đối với quốc gia, phát triển KTTH là thể hiện trách nhiệm của quốc gia trong giải quyết những thách thức toàn cầu do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đồng thời nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong mô hình KTTH, các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Đây là một chiến lược phát triển bền vững đang được đề xuất để giải quyết các vấn đề cấp bách của suy thoái môi trường và khan hiếm tài nguyên, trong đó tài nguyên đầu vào, chất thải, khí thải và năng lượng được tối thiểu hóa ngay từ trong quy trình sản xuất và tiêu dùng từ thiết kế, bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, tân trang và tái chế lâu dài dựa trên động lực kinh tế, hướng đến một mô hình kinh tế không phát thải.

Tại Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định chủ trương phát triển kinh tế tuần hoàn là trọng tâm trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tới năm 2030. Đây là một chủ trương phù hợp với xu thế toàn cầu và sự phát triển tất yếu của thời đại.

Chúng ta bắt đầu xây dựng chương trình chuyển đổi theo hướng KTTH khi thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, đánh dấu cột mốc trong việc lần đầu tiên đưa các nguyên tắc của KTTH vào khung chính sách. Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra định nghĩa đầu tiên về KTTH: KTTH là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường (Điều 142).

Trước bối cảnh trên, năm 2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã xây dựng Mạng lưới KTTH Việt Nam nhằm hướng tới việc nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực của tất cả các bên liên quan trong việc áp dụng một cách có hệ thống các nguyên tắc của KTTH, tạo ra sức mạnh tổng hợp và tích hợp các nguồn lực tài chính và kỹ thuật để hỗ trợ quá trình chuyển đổi theo hướng các-bon thấp và tuần hoàn tại Việt Nam, từ đó đóng góp vào một số mục tiêu phát triển cao hơn, như đã được nêu trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội.

Điểm b khoản 1 của Điều 139 về Lộ trình, trách nhiệm thực hiện KTTH của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã nêu rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, vận hành nền tảng kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu về áp dụng mô hình KTTH. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường được Bộ giao nhiệm vụ, đang phối hợp với UNDP xây dựng Dự thảo Cơ chế vận hành và Kế hoạch hoạt động của Mạng lưới KTTH Việt Nam đến năm 2025 với những lĩnh vực và chủ đề chính bao gồm: Đối thoại chính sách; Chia sẻ kiến thức và nghiên cứu điển hình; Thông tin hỗ trợ tài chính; Diễn đàn doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu nhằm kết nối, tạo quan hệ đối tác và phát triển mạng lưới KTTH tại Việt Nam.

Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định tiêu chí, lộ trình và cơ chế khuyến khích phát triển KTTH. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH. Các Bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện lồng ghép kinh tế tuần hoàn ngay từ giai đoạn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển; quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý và thực hiện biện pháp để giảm khai thác tài nguyên, giảm chất thải, nâng cao mức độ tái sử dụng và tái chế chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế sản phẩm, hàng hóa đến giai đoạn sản xuất, phân phối…

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường là đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao chủ trì xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH. Hiện nay dự thảo Kế hoạch hành động đã được xây dựng và đang trong giai đoạn được hoàn thiện trên cơ sở tham vấn ý kiến chuyên gia trong nước và quốc tế, đội ngũ cán bộ quản lý, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp...

Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Kinh nghiệm của Đài Loan trong công tác quản lý môi trường và bài học cho Việt Nam

7-6-2023

Tăng cường  BVMT theo phương châm phòng ngừa là chính, kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường; loại bỏ các dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng là các quan điểm, mục tiêu quan trọng và xuyên suốt đã được Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Theo đó, một trong các nhiệm vụ cấp bách hiện nay là “đẩy mạnh quản trị môi trường trong các doanh nghiệp”.

Lộ trình của Liên hợp quốc đề xuất các giải pháp cắt giảm ô nhiễm nhựa toàn cầu 

12-6-2023

(Theo UNEP) Ô nhiễm nhựa có thể giảm 80% vào năm 2040 nếu các quốc gia và công ty thực hiện những thay đổi sâu sắc về chính sách và thị trường bằng cách sử dụng các công nghệ hiện có, theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP). Báo cáo được công bố trước vòng đàm phán thứ hai tại Paris về một thỏa thuận toàn cầu nhằm đánh bại ô nhiễm nhựa, đồng thời phác thảo mức độ và bản chất của những thay đổi cần thiết để chấm dứt ô nhiễm nhựa và tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn.

Lồng ghép giảm phát thải khí nhà kính vào quy trình quản lý các dự án đầu tư

13-6-2023

Các dự án đầu tư (DAĐT) có đóng góp lớn đối với tiến trình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, quy trình quản lý các dự án mới chỉ đề cập đến các vấn đề môi trường tự nhiên và xã hội mà chưa quan tâm đến giảm phát thải khí nhà kính (KNK). Kể từ năm 2021, Việt Nam bắt đầu thực hiện mục tiêu giảm phát thải KNK với cam kết đến năm 2030, sẽ giảm 9% so với kịch bản phát triển thông thường (BAU). Vì vậy, việc lồng ghép các biện pháp giảm phát thải KNK trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cũng như trong toàn bộ quá trình xây dựng và vận hành DAĐT là rất cần thiếtt, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam về giảm phát thải KNK , phát triển bền vững đất nước.

Kinh nghiệm quốc tế về chỉ số đổi mới sinh thái và bài học khuyến nghị cho Việt Nam

15-6-2023

Công tác BVMT thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo và xác định là một trong ba trụ cột phát triển bền vững. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, suy thoái tài nguyên diễn ra ở nhiều nơi ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội, quá trình phát triển đất nước. Một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước ta thời gian qua là do quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với trình độ công nghệ và quản lý lạc hậu, còn chưa thân thiện với môi trường, tiêu tốn nhiều tài nguyên và năng lượng, làm phát sinh nhiều chất thải. Đổi mới sinh thái (ĐMST) chính là một trong các hoạt động để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền vững, hướng tới phát triển bền vững đất nước.

Đánh giá các mối nguy hại tác động đến chất lượng môi trường sống và đa dạng sinh học Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An

19-6-2023

Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường là một trong những phương hướng, nhiệm vụ đề ra trong định hướng của Đảng, Nhà nước về BVMT với quan điểm “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”. Chất lượng môi trường sống là nền tảng quan trọng để bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), duy trì các chức năng và giá trị của hệ sinh thái tự nhiên trong việc đáp ứng điều kiện sinh tồn cho các loài, duy trì sự cân bằng của các hệ sinh thái (HST). Nằm trên dải đất miền Trung, Vườn quốc gia (VQG) Pù Mát được đánh giá là trung tâm của Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An với các giá trị dịch vụ HST có quy mô rộng lớn, nơi cung cấp nhiều dịch vụ HST quan trọng như: các dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết và văn hóa.

Đánh giá nỗ lực bảo vệ môi trường của Việt Nam thông qua Chỉ số hoạt động bảo vệ môi trường - EPI

19-6-2023

Chỉ số hoạt động môi trường (EPI) do trường Đại học Yale và Đại học Columbia (Mỹ) xây dựng năm 2006 và được áp dụng chính thức từ năm 2008 đến nay. Chỉ số EPI là tập hợp các chỉ số trong nhiều lĩnh vực khác nhau với mục đích đánh giá nỗ lực thực hiện mục tiêu về môi trường của các quốc gia, được công bố định kỳ 2 năm một lần. Bài viết tập trung đánh giá nỗ lực BVMT của Việt Nam thông qua EPI trong năm 2020.

Thực hành giảm rác thải nhựa cho công ty du lịch

20-6-2023

​​​​​​​Nhựa là một loại vật liệu hữu ích đã đóng góp rất nhiều trong việc cải thiện và thay đổi nhiều lĩnh vực, xuất hiện trong những vật dụng hàng ngày, từ bao bì bao gói sản phẩm, đồ bảo hộ lao động, đến những ứng dụng ít được biết đến hơn như các thiết bị công nghệ, điện tử, dụng cụ phòng thí nghiệm, dụng cụ y tế và các ứng dụng kỹ thuật cao. Tuy nhiên, nhựa cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và hệ lụy nặng nề cho môi trường và sức khỏe con người khi không được sử dụng đúng, thải bỏ không kiểm soát và xử lý không hợp vệ sinh.

Chỉ số Đổi mới sinh thái và đề xuất áp dụng ở Việt Nam

21-6-2023

Chỉ số Đổi mới sinh thái (ĐMST) là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến ở châu Âu và từng bước được giới thiệu áp dụng tại các nước đang phát triển ở châu Á những năm gần đây. Bài viết đề cập đến sự cần thiết của chỉ số ĐMST; các tiêu chí, các trụ cột, khung bộ chỉ số và phương pháp tính toán bộ chỉ số ĐMST cho các tỉnh, thành phố ở Việt Nam để bạn đọc tham khảo.

Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về áp dụng phương pháp phân tích đánh đổi (trade-offs analysis) trong xây dựng chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên

22-6-2023

 Bài viết trình bày về kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, bài học cho Việt Nam về áp dụng công cụ InVEST trong phân tích đánh đổi (trade-offs analysis) phục vụ xây dựng chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Cơ sở khoa học, xu hướng thế giới và bối cảnh của Việt Nam về thuế các bon

23-6-2023

Định giá các bon đang được xem là cách tiếp cận dựa vào thị trường hứa hẹn nhất thông qua một trong hai công cụ là thị trường giảm phát thải và thuế các bon. Thuế các bon là một loại thuế áp dụng đối với lượng khí các bon phát thải của quá trình đốt cháy nhiên liệu tạo ra khí CO2 - một trong những tác nhân gây ra hiện tượng nóng lên của Trái đất và biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu.

Thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng không (Net zero emission): Kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

26-6-2023

Trong những năm gần đây, cụm từ “phát thải ròng bằng không” hay “net zero emission - NZE” đã trở thành chủ đề quen thuộc tại nhiều diễn đàn về biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển bền vững. Năm 2015, Thỏa thuận Paris về BĐKH được 192 quốc gia thông qua, tại điểm 4.1 nhấn mạnh “các bên tham gia hướng đến đỉnh phát thải khí nhà kính (KNK) càng sớm càng tốt… như vậy sẽ đạt được cân bằng giữa các nguồn phát thải và loại bỏ bởi các bể hấp thụ KNK vào giữa thế kỷ 21”.

Đa dạng các hình thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

27-6-2023

(Theo monre.gov.vn) - Theo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi có thể nhận bồi thường với nhiều hình thức, như bằng đất, bằng tiền hoặc bằng nhà ở…