TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thương mại nông sản Việt Nam trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN-ÚC-NIUDILÂN

Ngày đăng: 20 | 12 | 2006

Tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đối tác mới nổi của Úc như Trung Quốc, ASEAN, Ấn Độ và Hoa Kỳ đang hứa hẹn tiềm năng mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản của Úc.

Theo ABARE, dự báo năm 2005-06, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản Úc đạt 0,8% và đạt 28,2 tỷ USD. Trong giai đoạn 1994-2004, tỷ trọng thương mại giữa Úc và ASEAN tiếp tục duy trì và tăng trưởng ổn định ở mức 15% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Úc. Brunei dẫn dầu với tổng kim ngạch thương mại hai chiều Brunei-Úc đạt 467 triệu USD, đứng thứ hai là Burma, tiếp đến là Campuchia, Lào và Singapore. Kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Philipin với Úc đạt thấp nhất trong khối, 2 triệu USD. Bên cạnh đó, dường như Niudilân vẫn đang là thị trường mới mẻ đối với các nước ASEAN. Niudilân vẫn chưa có mặt trong danh sách 10 nước lớn có quan hệ thương mại của Thái Lan và Singapore, hai nước đã thiết lập Hiệp định đối tác kinh tế với Niudilân. Trong khi đó năm 2004, Úc đứng thứ 10 trong danh sách thị trường xuất khẩu và nhập khẩu của Thái Lan.

Trong thời gian qua, quan hệ thương mại Việt Nam với 2 nước Úc và Niudilân không ngừng phát triển. Tổng kim ngạch buôn bán 2 chiều giữa Việt Nam và 2 nước đã tăng nhanh từ mức 73,6 triệu USD năm 1996 lên 1,65 tỷ USD năm 2000 (tăng 22 lần) và lên xấp xỉ 4 tỷ USD năm 2004. Úc đã trở thành một thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, là nhà cung cấp hàng nhập khẩu lớn thứ 16 của Úc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào 2 nước này chủ yếu là dựa vào dầu thô và đáng chú ý là Việt Nam hiện đang nhập siêu nông sản từ Úc và Niudilân, là những sản phẩm mà hai nước này có thế mạnh.

Để phát huy tốt nhất thế mạnh sản xuất và thương mại nông sản Việt Nam trong khu vực thương mại tự do Úc-ASEAN-Niudilân, chiến lược đàm phán của Việt Nam cần tập trung vào các ngành hàng mà Việt Nam có ưu thế như điều, cà phê, tiêu để yêu cầu Úc và Niudilân mở cửa thị trường. Việt Nam kiên quyết không đưa các vấn đề nhạy cảm vào đàm phán có thể ảnh hưởng tới an ninh lương thực cũng như phát triển sản xuất nông nghiệp. Về các chính sách có tính chất chuẩn bị vị thế từ trong nước, Việt Nam kêu gọi Úc và Niudilân mở rộng đầu tư các khu vực nguồn hàng, đồng thời thực hiện đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tuân thủ ngay từ bây giờ Kế hoạch khung của quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật để sớm ký kết các thoả thuận trong lĩnh vực này với Úc và Niudilân.

NỘI DUNG KHÁC

Làm thế nào để có thể phát triển các DN trong nông nghiệp, nông thôn

19-12-2006

Nhằm mục đích phải trả lời câu hỏi làm thế nào để có thể phát triển các DN trong nông nghiệp, nông thôn. Nhóm nghiên cứu của Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn soạn thảo tài liệu này nhằm mục đích lấy kiến tham gia của các chuyên cho từng đề mục, từng nhóm vấn đề liên quan đến sự phát triển cử các DN trong NN, NT.

Một vài góp ý về tác động của WTO

18-12-2006

Sau khi đọc những nội dung chính của diễn đàn tôi có một vài suy nghĩ như sau: - Nhiều người cho rằng ngành nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí còn suy sụp, tuy nhiên tôi lại có quan điểm khác.

Tọa đàm về chính sách lâm nghiệp

18-12-2006

Một cuộc toạ đàm về chính sách lâm nghiệp đã được tổ chức chiều ngày 15 tháng 12 năm 2006 tại Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường.

Những vấn đề về chỉ số GDP của Việt Nam

18-12-2006

Khi làm việc với ngành kế hoạch đầu tư gần đây, Thủ tướng cũng nói hai ý: một là chất lượng tăng trưởng chưa cao, hai là mức độ tăng trưởng còn dưới mức tiềm năng. Tại sao?

Thông Báo: Ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội thảo “Bảo tồn và phát triển làng nghề”

15-12-2006

Để đẩy nhanh phát triển ngành nghề nông thôn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, cần tập trung triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển các làng nghề.

Một giám đốc từ chối 14 tỉ đồng: Sự thật đang được sáng tỏ

15-12-2006

Tháng 5 và tháng 6.2006, trên Báo Lao Động có một số bài viết: Nêu trường hợp của ông Nguyễn Văn Hoà, GĐ Cty khai thác công trình thuỷ lợi Đồng Nai đã quyết liệt phản đối việc Sở NNPTNT cho xây dựng công trình trạm bơm điện Cao Cang (đã được UBND tỉnh duyệt phương án thiết kế). Đầu tháng 12.2006, chúng tôi trở lại nơi xảy ra sự việc.

Không để thế hệ sau chịu gánh nặng trả nợ

15-12-2006

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại với các nhà tài trợ. * EU cam kết ODA cho VN đạt 720 triệu euro. "Chính phủ VN luôn nhận thức rõ trách nhiệm trước nhân dân và cộng đồng quốc tế để sử dụng nguồn vốn ODA sao cho hiệu quả nhất.

Cùng góp sức đổi mới chính sách cải cách quản lý khoa học

15-12-2006

Nguyên nhân giảm sút vai trò của KHCN trong sản xuất nông nghiệp trước hết là do đầu tư ít ỏi cho lĩnh vực này. Trong giai đoạn trước đây, tỷ lệ đầu tư công cho nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm 0.12% trong GDP nông nghiệp trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là: 0,43%, Thái Lan: Thái Lan: 1,40% ; Indonesia: 0,27%; Malaysia: 1,06%; Trung bình các nước châu Á: 0,58%.

Hiện trạng nông thôn và nhu cầu chính sách hiện nay

15-12-2006

Quá trình hội nhập WTO và các hiệp định thương mại quốc tế khác sẽ thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong 5 năm và 10 năm tới. Quá trình tái cơ cấu này sẽ hình thành những đơn vị sản xuất, ngành hàng cạnh tranh hiệu quả với sản phẩm nước ngoài. Những đơn vị sản xuất kém hiệu quả sẽ phá sản và nông dân qui mô nhỏ nếu không được trợ giúp kịp thời sẽ phá sản hàng loạt và có nguy cơ tạo ra sự mất ổn định về kinh tế, xã hội nông thôn

Chính sách thời hội nhập

15-12-2006

Để đóng góp tiếng nói, đóng góp ý tưỏng cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý nông nghiệp nông thôn, trên diễn đàn đối thoại chính sách trên trang thông tin điện tử của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, chúng tôi nêu lên một số câu hỏi lớn cần những đề xuất về phương diện xây dựng chính sách thể chế, rất mong được sự trao đổi, chia sẻ của các diễn giả, đọc giả