TIN TỨC-SỰ KIỆN

Một giám đốc từ chối 14 tỉ đồng: Sự thật đang được sáng tỏ

Ngày đăng: 15 | 12 | 2006

Tháng 5 và tháng 6.2006, trên Báo Lao Động có một số bài viết: Nêu trường hợp của ông Nguyễn Văn Hoà, GĐ Cty khai thác công trình thuỷ lợi Đồng Nai đã quyết liệt phản đối việc Sở NNPTNT cho xây dựng công trình trạm bơm điện Cao Cang (đã được UBND tỉnh duyệt phương án thiết kế). Đầu tháng 12.2006, chúng tôi trở lại nơi xảy ra sự việc.

Lúc đó, lý do ông Hoà đưa ra là hệ thống thuỷ lợi (TL) đã cung cấp đủ nước tưới cho khoảng 90% diện tích lúa của cánh đồng Cao Cang thuộc hai xã Phú Điền (huyện Tân Phú) và Phú Hoà (huyện Định Quán)... Đến nay, ông Hoà càng chứng minh được những phản bác của mình là có cơ sở.

Nhiều nông dân ở Phú Hoà cho biết, mọi năm vào mùa khô, nước TL chỉ cung cấp cho cánh đồng thuộc xã Phú Điền là chính, còn xã Phú Hoà chỉ "ăn theo" được vài chục hécta.

Song năm nay, nguồn nước từ đập Đồng Hiệp về có dồi dào hơn nên nông dân Phú Hoà đã an tâm đầu tư sản xuất vụ đông-xuân ngay sau khi dứt mưa. Hiện nay, để dẫn nước từ kênh cấp 1 (ranh giới giữa Phú Điền và Phú Hoà) vào những diện tích bên trong, nông dân ở xã Phú Hoà chỉ phải bơm chuyền một lần duy nhất.

Theo trưởng trạm Khai thác TL Tân Phú - Định Quán (TTL) Nguyễn Văn Quy, mùa mưa năm nay dứt sớm nên một số ít cánh đồng bị khô hạn. Trước nguy cơ lúa chết cháy vì thiếu nước, Cty khai thác công trình TL Đồng Nai đã tập trung tu bổ các công trình đê điều bị hư hại do lũ và nạo vét các công trình TL.

Đáng chú ý là toàn bộ kênh N3 (từ đập Đồng Hiệp đến kênh cấp I) đã được nạo vét và nâng cao thêm từ 40 đến 50cm. Ngoài ra, các đoạn kênh cấp II cũng được khai thông, mở rộng.

Từ khi điều chỉnh, sửa chữa các tuyến kênh TL phục vụ cánh đồng lúa Cao Cang thì tất cả ruộng đồng ở Phú Điền và hơn một nửa diện tích thuộc Phú Hoà nước đã tự chảy đến.

Đề cập đến giai đoạn nắng gắt, thậm chí khô hạn trong thời gian tới, ông Quy thẳng thắn nói: "Hệ thống TL hiện đã có thể đáp ứng, phục vụ tốt đối với cánh đồng ở Cao Cang. Tuy nhiên, để hoàn thiện thêm, nhất thiết phải mở các kênh xương cá thì mới đưa nước đến được những thửa ruộng xa của Phú Hoà.

Trong những tháng tới, khả năng nắng hạn rất gay gắt, song theo tôi, nông dân đã có thể an tâm với nguồn nước canh tác, kể cả vào thời kỳ cao điểm của nắng hạn. Bởi ngành TL cũng đã tiên liệu về những tình huống xấu và đã đề ra những biện pháp tháo gỡ để đưa được nước từ đập Đồng Hiệp về đến ruộng của người dân...".

Nói về vụ đông-xuân 2006, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Điền Ngô Thị Huệ cho rằng, hệ thống TL hiện đã phục vụ tốt nhu cầu canh tác của người dân đối với cánh đồng Cao Cang. Tính ra, toàn bộ 1.132ha lúa đông-xuân của Phú Điền đã được phủ xanh. Trong đó có 950ha thuộc vùng tưới của hệ thống TL từ đập Đồng Hiệp. Với nguồn nước dồi dào như hiện nay thì khả năng đạt trên 5 tấn/ha là điều chắc chắn.

Trao đổi với chúng tôi về hệ thống TL phục vụ cánh đồng Cao Cang vừa được tu sửa, GĐ Nguyễn Văn Hoà cho hay, chỉ với phí tổn vài chục triệu đồng, hệ thống TL từ đập Đồng Hiệp đã nâng cao trình nước tự chảy vào đồng ruộng Cao Cang lên thêm 20cm. Điều này chứng minh rằng, không cần thiết phải bỏ hàng chục tỉ đồng để xây dựng trạm bơm điện Cao Cang như phương án mà Sở NNPTNT đã đề ra.

Tin bài liên quan:

- Cty khai thác công trình thuỷ lợi Đồng Nai: Không nhận dự án, vì sao?

- Hãy khai trừ tôi khỏi Đảng, nếu..."

- Vô giá

- Vụ "từ chối dự án 14 tỉ đồng" ở Đồng Nai: Bộ NNPTNT chỉ đạo kiểm tra, báo cáo Thủ tướng

- Dự án... chồng lên dự án!

- Bộ NNPTNT phải báo cáo Tổng Bí thư về vụ "chê" dự án 14 tỉ đồng ở Đồng Nai

- Bộ NN&PTNT báo cáo Văn phòng Trung ương Đảng

Theo Agroinfo

NỘI DUNG KHÁC

Không để thế hệ sau chịu gánh nặng trả nợ

15-12-2006

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại với các nhà tài trợ. * EU cam kết ODA cho VN đạt 720 triệu euro. "Chính phủ VN luôn nhận thức rõ trách nhiệm trước nhân dân và cộng đồng quốc tế để sử dụng nguồn vốn ODA sao cho hiệu quả nhất.

Cùng góp sức đổi mới chính sách cải cách quản lý khoa học

15-12-2006

Nguyên nhân giảm sút vai trò của KHCN trong sản xuất nông nghiệp trước hết là do đầu tư ít ỏi cho lĩnh vực này. Trong giai đoạn trước đây, tỷ lệ đầu tư công cho nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm 0.12% trong GDP nông nghiệp trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là: 0,43%, Thái Lan: Thái Lan: 1,40% ; Indonesia: 0,27%; Malaysia: 1,06%; Trung bình các nước châu Á: 0,58%.

Hiện trạng nông thôn và nhu cầu chính sách hiện nay

15-12-2006

Quá trình hội nhập WTO và các hiệp định thương mại quốc tế khác sẽ thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong 5 năm và 10 năm tới. Quá trình tái cơ cấu này sẽ hình thành những đơn vị sản xuất, ngành hàng cạnh tranh hiệu quả với sản phẩm nước ngoài. Những đơn vị sản xuất kém hiệu quả sẽ phá sản và nông dân qui mô nhỏ nếu không được trợ giúp kịp thời sẽ phá sản hàng loạt và có nguy cơ tạo ra sự mất ổn định về kinh tế, xã hội nông thôn

Chính sách thời hội nhập

15-12-2006

Để đóng góp tiếng nói, đóng góp ý tưỏng cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý nông nghiệp nông thôn, trên diễn đàn đối thoại chính sách trên trang thông tin điện tử của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, chúng tôi nêu lên một số câu hỏi lớn cần những đề xuất về phương diện xây dựng chính sách thể chế, rất mong được sự trao đổi, chia sẻ của các diễn giả, đọc giả

Kinh tế nông nghiệp - nông thôn: Liên kết hậu WTO

14-12-2006

Hiện nay, toàn quốc có hơn 700 ngàn trang trại, 80% các chủ trang trại là nông dân. Đây là một thị trường rộng lớn chiếm đến 75% dân số. Các DN nông nghiệp - nông thôn phải làm gì để hội nhập kinh tế quốc tế?

Hậu WTO: Trợ cấp nông nghiệp kiểu nào?

14-12-2006

Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự: “Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải bỏ những quy định về trợ cấp nông nghiệp trái với quy định của tổ chức này. Tuy nhiên, với những quy định mà WTO cho phép các thành viên khác áp dụng thì Việt Nam cũng sẽ được áp dụng. Quan trọng là chúng ta phân biệt rõ hình thức trợ cấp nào được phép và không được phép”.

Đại sứ EU: Chính phủ Việt Nam cởi mở với doanh nghiệp

14-12-2006

Đại diện Liên minh châu Âu nhận xét rằng Chính phủ Việt Nam đã có cuộc thảo luận thẳng thắn và cởi mở hơn bao giờ hết với cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm nay.

Phát triển kinh tế ĐBSCL: Hướng đi có, khó cách làm

14-12-2006

Xuất khẩu gạo và thuỷ sản là thế mạnh là 2 mặt hàng chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước, nơi sản xuất 52% sản lượng lúa, đóng góp 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, hai thế mạnh này vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng để thúc đẩy, đưa kinh tế các tỉnh trong khu vực phát triển nhanh như yêu cầu đặt ra. Tiềm năng còn bỏ ngỏ

85% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch vào năm 2010

14-12-2006

"Đảm bảo đến cuối năm 2010, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 50% sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn..." - đó là một trong các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NT) giai đoạn 2006 - 2010, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt hôm 11 - 12.

Bảo vệ rừng – trách nhiệm không của riêng ai.

14-12-2006

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra hy vọng có thể cải thiện được tình trạng đang nóng lên của trái đất, bảo vệ các loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng và các vấn đề khác về môi trường.

ADB hỗ trợ 45 triệu USD giúp giảm phá rừng ở Tây Nguyên

14-12-2006

Bản tin ra ngày 1/12 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ngân hàng này sẽ hỗ trợ Việt Nam giải quyết tình trạng nghèo đói ở khu vực nông thôn và tình trạng giảm diện tích rừng ở Tây Nguyên thông qua khoản cho vay 45 triệu USD.

Cần có biện pháp bảo vệ tài nguyên nước

14-12-2006

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 700 tuyến sông, kênh, rạch. Ngoài phục vụ giao thông, kênh rạch còn có nhiệm vụ quan trọng là điều tiết và thoát nước. Nhưng tình trạng ô nhiểm nặng đã khiến cho không ít dòng kênh nơi đây trở thành những dòng “kênh độc”, “kênh chết”