TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hiện trạng nông thôn và nhu cầu chính sách hiện nay

Ngày đăng: 15 | 12 | 2006

Quá trình hội nhập WTO và các hiệp định thương mại quốc tế khác sẽ thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong 5 năm và 10 năm tới. Quá trình tái cơ cấu này sẽ hình thành những đơn vị sản xuất, ngành hàng cạnh tranh hiệu quả với sản phẩm nước ngoài. Những đơn vị sản xuất kém hiệu quả sẽ phá sản và nông dân qui mô nhỏ nếu không được trợ giúp kịp thời sẽ phá sản hàng loạt và có nguy cơ tạo ra sự mất ổn định về kinh tế, xã hội nông thôn

Tính cấp thiết của đổi mới chính sách và thể chế trong phát triển nông thôn Việt nam trong quá trình hội nhập

Từ những bài học phong phú có thể rút ra từ thực tiễn…

Sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế, cuộc sống của người dân được tăng lên. Nhưng cũng nhiều vấn đề nóng bỏng đã xuất hiện ngày càng tăng trong nông thôn như: thất nghiệp gia tăng, khả năng cạnh tranh sản phẩm từ nông thôn (nông sản và sản phẩm phi nông nghiệp) còn kém, mâu thuẫn đất đai ngày càng trầm trọng, môi trường và không gian nông thôn bị suy thoái, rủi ro trong sản xuất gia tăng, mâu thuẫn xã hội giữa các nhóm lợi ích trong nông thôn ngày càng nhiều có nguy cơ làm mất ổn định xã hội… Mặt khác, kinh tế và xã hội nông thôn Việt nam đã thay đổi căn bản so với 10 năm trước kia, và sẽ tiếp tục thay đổi. Sự thay đổi này thể hiện sự phân hóa về kinh tế giữa các vùng, giữa các hộ gia đình và sự hình thành và phát triển những tác nhân kinh tế mới ở nông thôn. Kinh tế và xã hội nông thôn đã phân hóa, không còn đơn giản là một xã hội truyền thống, mà là một xã hội năng động với các cộng đồng khác nhau, truyền thống, hiện đại và chuyên nghiệp, có lợi ích và mâu thuẫn trong quá trình phát triển nông thôn

Những yêu cầu của sự đổi mới và phát triển ngày càng sâu rộng

Quá trình hội nhập WTO và các hiệp định thương mại quốc tế khác sẽ thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong 5 năm và 10 năm tới. Quá trình tái cơ cấu này sẽ hình thành những đơn vị sản xuất, ngành hàng cạnh tranh hiệu quả với sản phẩm nước ngoài. Những đơn vị sản xuất kém hiệu quả sẽ phá sản và nông dân qui mô nhỏ nếu không được trợ giúp kịp thời sẽ phá sản hàng loạt và có nguy cơ tạo ra sự mất ổn định về kinh tế, xã hội nông thôn.

Sự cần thiết phải có một giải pháp chính sách, thể chế để phát triển nông thôn

Đứng trước tình hình đó, nhiều địa phương đã bắt đầu chuẩn bị chiến lược và chính sách cho phát triển nông thôn. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN và PTNT, tổng kết việc thực hiện nghị quyết Trung ương 05 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp trình Chính phủ nghị quyết về phát triển nông thôn trong năm 2007.

NỘI DUNG KHÁC

Chính sách thời hội nhập

15-12-2006

Để đóng góp tiếng nói, đóng góp ý tưỏng cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý nông nghiệp nông thôn, trên diễn đàn đối thoại chính sách trên trang thông tin điện tử của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, chúng tôi nêu lên một số câu hỏi lớn cần những đề xuất về phương diện xây dựng chính sách thể chế, rất mong được sự trao đổi, chia sẻ của các diễn giả, đọc giả

Kinh tế nông nghiệp - nông thôn: Liên kết hậu WTO

14-12-2006

Hiện nay, toàn quốc có hơn 700 ngàn trang trại, 80% các chủ trang trại là nông dân. Đây là một thị trường rộng lớn chiếm đến 75% dân số. Các DN nông nghiệp - nông thôn phải làm gì để hội nhập kinh tế quốc tế?

Hậu WTO: Trợ cấp nông nghiệp kiểu nào?

14-12-2006

Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự: “Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải bỏ những quy định về trợ cấp nông nghiệp trái với quy định của tổ chức này. Tuy nhiên, với những quy định mà WTO cho phép các thành viên khác áp dụng thì Việt Nam cũng sẽ được áp dụng. Quan trọng là chúng ta phân biệt rõ hình thức trợ cấp nào được phép và không được phép”.

Đại sứ EU: Chính phủ Việt Nam cởi mở với doanh nghiệp

14-12-2006

Đại diện Liên minh châu Âu nhận xét rằng Chính phủ Việt Nam đã có cuộc thảo luận thẳng thắn và cởi mở hơn bao giờ hết với cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm nay.

Phát triển kinh tế ĐBSCL: Hướng đi có, khó cách làm

14-12-2006

Xuất khẩu gạo và thuỷ sản là thế mạnh là 2 mặt hàng chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước, nơi sản xuất 52% sản lượng lúa, đóng góp 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, hai thế mạnh này vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng để thúc đẩy, đưa kinh tế các tỉnh trong khu vực phát triển nhanh như yêu cầu đặt ra. Tiềm năng còn bỏ ngỏ

85% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch vào năm 2010

14-12-2006

"Đảm bảo đến cuối năm 2010, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 50% sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn..." - đó là một trong các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NT) giai đoạn 2006 - 2010, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt hôm 11 - 12.

Bảo vệ rừng – trách nhiệm không của riêng ai.

14-12-2006

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra hy vọng có thể cải thiện được tình trạng đang nóng lên của trái đất, bảo vệ các loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng và các vấn đề khác về môi trường.

ADB hỗ trợ 45 triệu USD giúp giảm phá rừng ở Tây Nguyên

14-12-2006

Bản tin ra ngày 1/12 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ngân hàng này sẽ hỗ trợ Việt Nam giải quyết tình trạng nghèo đói ở khu vực nông thôn và tình trạng giảm diện tích rừng ở Tây Nguyên thông qua khoản cho vay 45 triệu USD.

Cần có biện pháp bảo vệ tài nguyên nước

14-12-2006

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 700 tuyến sông, kênh, rạch. Ngoài phục vụ giao thông, kênh rạch còn có nhiệm vụ quan trọng là điều tiết và thoát nước. Nhưng tình trạng ô nhiểm nặng đã khiến cho không ít dòng kênh nơi đây trở thành những dòng “kênh độc”, “kênh chết”

Năm 2007- Mặt bằng giá mới được thiết lập

14-12-2006

Năm 2007, Chính phủ sẽ điều hành giá cả các mặt hàng thiết yếu linh hoạt theo tín hiệu thị trường, đưa hệ thống giá trong nước tiệm cận với giá thị trường thế giới

Dự báo đầu tư nước ngoài năm 2007 có thể đạt con số 10 tỷ USD

14-12-2006

Trong những năm tới, cùng với việc nước ta trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ mạnh hơn hẳn trong những năm tới. Đây chính là nguồn động lực thúc đẩy nền kinh tế của nước ta phát triển.

Những giải pháp bình ổn giá cả thị trường cuối năm 2006

14-12-2006

Trong tháng 12/2006, có nhiều nhân tố tác động đến giá cả thị trường. Đối với thị trường thế giới, do mùa đông đến nên nhu cầu tiêu dùng xăng dầu tăng cùng với việc OPEC cắt giảm sản lượng dầu làm cho giá dầu và sản phẩm gốc dầu có thể tăng cao hơn tháng 11/2006. Mặt khác,trong nước giá nông sản vẫn đứng ở mức cao và có khả năng nhích lên, làm tăng giá hàng xuất khẩu.