TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kinh tế nông nghiệp - nông thôn: Liên kết hậu WTO

Ngày đăng: 14 | 12 | 2006

Hiện nay, toàn quốc có hơn 700 ngàn trang trại, 80% các chủ trang trại là nông dân. Đây là một thị trường rộng lớn chiếm đến 75% dân số. Các DN nông nghiệp - nông thôn phải làm gì để hội nhập kinh tế quốc tế?

Đây là nội dung buổi tọa đàm chính của “DN nông nghiệp - nông thôn trên đường hội nhập WTO” vừa diễn ra tại TP.HCM.

Nâng cao tri thức hội nhập cho nhà nông

Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Công ty Vinamit trăn trở: Phải nhìn nhận lại nền nông nghiệp nước ta hiện nay để xem đầu tư cái gì, khi mà bà con ta canh tác rất giỏi, nhưng vẫn nghèo? Theo ông Viên thì từ trước đến nay chúng ta mới chỉ quan tâm đến giống, mà chưa có đầu tư đúng mức cho các kênh phân phối sản phẩm của nhà nông. Bao nhiêu năm nay nông dân dựa chủ yếu vào thương lái. Trước đây, lực lượng này có vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hoá cho nông dân, nhưng khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, thì chính lực lượng này lại là người phá vỡ và huỷ hoại nông dân. Bởi họ đã bít hết thông tin thị trường, khoa học kỹ thuật… làm cho người sản xuất không có ý thức được về thị trường.

Vậy làm thế nào để nông dân Việt Nam không bị thương lái bắt chẹt? Muốn làm được điều này đòi hỏi phải xây dựng được một kênh phân phối tốt hơn. Đây là vấn đề khó khăn, có thể là Nhà nước đứng ra làm, hoặc Nhà nước tạo cơ chế cho các DN làm để hỗ trợ đầu ra cho nông dân. Muốn xóa bỏ cái cố hữu đã ăn sâu vào nhà nông, cần phải nâng cao tri thức cho nông dân và DN. Không nên cứ nói bao tiêu sản phẩm, nhưng DN lại không theo sát quá trình sản xuất của nhà nông và đẩy người sản xuất rơi vào cảnh được mùa rớt giá. Muốn làm được những điều đó, bản thân nhà DN phải có giống, vật tư nông nghiệp, công nghệ sau thu hoạch và kênh phân phối sản phẩm hoàn chỉnh. Khi đã có kênh phân phối tốt đương nhiên giải quyết được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong nông sản… đủ năng lực cạnh tranh với thế giới.

Không thể mạnh ai nấy làm

Tiến sỹ Vũ Ngọc Kỳ, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết: Năng lực sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn Việt Nam hiện nay tăng rất chậm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng vùng chưa đồng đều, làm hạn chế thế mạnh từng ngành, từng sản phẩm nông sản hàng hóa như: rau, quả, thịt, sữa, đậu đỗ… giá thành vẫn cao hơn nước khác đó là những khó khăn khi Việt Nam hội nhập. Để khắc phục những khó khăn đó, hai khâu quan trọng nhất phải làm ngay là giống và hệ thống phân phối. Nên có kế hoạch phát triển từng loại cây trồng, xây dựng hệ thống quy trình giảm giá thành để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu. Đổi mới công nghệ và đặc biệt là thực hiện triệt để yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn EU, Nhật, Mỹ.

Hiện trình độ công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực đang và sẽ là những thách thức dài hạn, gay gắt nhất đối với các DN nông thôn, nông nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, các yếu tố đầu vào còn phụ thuộc vào thị trường nguyên liệu như hiện tại, đã làm giảm tính chủ động kinh doanh của DN. Xu thế hội nhập hiện nay, không còn bảo hộ thị trường nội địa bằng hàng rào thuế quan, thách thức lớn nhất chính là khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nông dân Việt Nam hầu hết vẫn làm ăn riêng lẻ. Hội nhập kinh tế quốc tế, các DN nông nghiệp - nông thôn không còn con đường nào khác là phải tự nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm thiểu nguy cơ bị “tổn thương” khi Việt Nam đã trở thành viên chính thức của WTO. Muốn vậy cần phải tập trung phát triển một số sản phẩm chọn lọc, mũi nhọn và đặc biệt là xây dựng mối liên kết giữa các DN tạo ra sức mạnh tập thể để các DN Việt Nam có thể hỗ trợ lẫn nhau trong cạnh tranh quốc tế
Theo Agroinfo

NỘI DUNG KHÁC

Hậu WTO: Trợ cấp nông nghiệp kiểu nào?

14-12-2006

Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự: “Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải bỏ những quy định về trợ cấp nông nghiệp trái với quy định của tổ chức này. Tuy nhiên, với những quy định mà WTO cho phép các thành viên khác áp dụng thì Việt Nam cũng sẽ được áp dụng. Quan trọng là chúng ta phân biệt rõ hình thức trợ cấp nào được phép và không được phép”.

Đại sứ EU: Chính phủ Việt Nam cởi mở với doanh nghiệp

14-12-2006

Đại diện Liên minh châu Âu nhận xét rằng Chính phủ Việt Nam đã có cuộc thảo luận thẳng thắn và cởi mở hơn bao giờ hết với cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm nay.

Phát triển kinh tế ĐBSCL: Hướng đi có, khó cách làm

14-12-2006

Xuất khẩu gạo và thuỷ sản là thế mạnh là 2 mặt hàng chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước, nơi sản xuất 52% sản lượng lúa, đóng góp 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, hai thế mạnh này vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng để thúc đẩy, đưa kinh tế các tỉnh trong khu vực phát triển nhanh như yêu cầu đặt ra. Tiềm năng còn bỏ ngỏ

85% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch vào năm 2010

14-12-2006

"Đảm bảo đến cuối năm 2010, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 50% sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn..." - đó là một trong các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NT) giai đoạn 2006 - 2010, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt hôm 11 - 12.

Bảo vệ rừng – trách nhiệm không của riêng ai.

14-12-2006

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra hy vọng có thể cải thiện được tình trạng đang nóng lên của trái đất, bảo vệ các loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng và các vấn đề khác về môi trường.

ADB hỗ trợ 45 triệu USD giúp giảm phá rừng ở Tây Nguyên

14-12-2006

Bản tin ra ngày 1/12 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ngân hàng này sẽ hỗ trợ Việt Nam giải quyết tình trạng nghèo đói ở khu vực nông thôn và tình trạng giảm diện tích rừng ở Tây Nguyên thông qua khoản cho vay 45 triệu USD.

Cần có biện pháp bảo vệ tài nguyên nước

14-12-2006

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 700 tuyến sông, kênh, rạch. Ngoài phục vụ giao thông, kênh rạch còn có nhiệm vụ quan trọng là điều tiết và thoát nước. Nhưng tình trạng ô nhiểm nặng đã khiến cho không ít dòng kênh nơi đây trở thành những dòng “kênh độc”, “kênh chết”

Năm 2007- Mặt bằng giá mới được thiết lập

14-12-2006

Năm 2007, Chính phủ sẽ điều hành giá cả các mặt hàng thiết yếu linh hoạt theo tín hiệu thị trường, đưa hệ thống giá trong nước tiệm cận với giá thị trường thế giới

Dự báo đầu tư nước ngoài năm 2007 có thể đạt con số 10 tỷ USD

14-12-2006

Trong những năm tới, cùng với việc nước ta trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ mạnh hơn hẳn trong những năm tới. Đây chính là nguồn động lực thúc đẩy nền kinh tế của nước ta phát triển.

Những giải pháp bình ổn giá cả thị trường cuối năm 2006

14-12-2006

Trong tháng 12/2006, có nhiều nhân tố tác động đến giá cả thị trường. Đối với thị trường thế giới, do mùa đông đến nên nhu cầu tiêu dùng xăng dầu tăng cùng với việc OPEC cắt giảm sản lượng dầu làm cho giá dầu và sản phẩm gốc dầu có thể tăng cao hơn tháng 11/2006. Mặt khác,trong nước giá nông sản vẫn đứng ở mức cao và có khả năng nhích lên, làm tăng giá hàng xuất khẩu.