TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hậu WTO: Trợ cấp nông nghiệp kiểu nào?

Ngày đăng: 14 | 12 | 2006

Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự: “Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải bỏ những quy định về trợ cấp nông nghiệp trái với quy định của tổ chức này. Tuy nhiên, với những quy định mà WTO cho phép các thành viên khác áp dụng thì Việt Nam cũng sẽ được áp dụng. Quan trọng là chúng ta phân biệt rõ hình thức trợ cấp nào được phép và không được phép”.

  Trợ cấp nào là sai luật? 

Trong bản tóm tắt kết quả đàm phán gia nhập WTO mà Bộ Thương mại vừa chuyển đến ủy ban Đối ngoại Quốc hội đã nêu rất rõ: “Về trợ cấp nông nghiệp, ta cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm, nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức đó, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa, vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách của nước ta cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế”.

Từ nội dung cam kết trên, thạc sĩ Nguyễn Hải Yến, Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Thương mại) cho rằng: “Chỉ có trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa (trợ cấp để khuyến khích sử dụng đầu vào trong nước) mới vi phạm “đèn đỏ” của WTO và không ai ngăn cản Việt Nam chuyển số tiền trợ cấp đó sang một hình thức hỗ trợ khác không nằm trong điều cấm của WTO”. Trước đây, Việt Nam có trợ cấp dưới hình thức thưởng xuất khẩu đối với 7 mặt hàng trong nông nghiệp là gạo, cà phê, chè, rau quả, thịt lợn, hạt tiêu... Hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ xuất khẩu đối với cà phê, bù lỗ xuất khẩu một số mặt hàng khác. Nhưng đến giai đoạn 2004-2005 những hỗ trợ này đã bị loại bỏ dần. Ngoài ra, những biện pháp bảo hộ phi thuế cũng gần như đã được bãi bỏ. Hầu hết hàng hóa đều được quản lý theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và không hạn chế định lượng. Chính vì vậy, các khoản trợ cấp của Việt Nam đã và đang được điều chỉnh giảm dần cho phù hợp với quy định của WTO. Hơn nữa, nhiều chuyên gia kinh tế đã đặt ra câu hỏi: Đối tượng được hưởng trợ cấp xuất khẩu trực tiếp mà theo WTO là sai luật có phải là nông dân hay không? Từ trước tới nay, đã bao giờ nông dân được tiếp cận trực tiếp trợ cấp xuất khẩu hay đối tượng được hưởng chỉ là các doanh nghiệp mà thôi?!

“Chỉ sợ không có tiền giúp nông dân!” 

Đó là khẳng định của tiến sĩ  Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Theo tiến sĩ Lịch, hiện nay xét về trợ cấp nông nghiệp thì Nhà nước ta trợ cấp ít hơn nhiều nước trên thế giới, nhất là so với Mỹ và châu Âu. “Năm 2001 tôi có tham gia Diễn đàn Pháp-Việt tại Pháp và được biết, mặc dù chỉ có khoảng 6% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm nền nông nghiệp Pháp được nhận trợ cấp trên 22 tỷ USD. Vấn đề nằm ở chỗ, trợ cấp của họ không vi phạm luật WTO. Họ trợ cấp thế nào? Họ xem đầu tư hạ tầng cho tới từng nông trại nông dân là một thứ trợ cấp cho nông thôn. Nông dân là nông trang, Nhà nước làm đường, kéo điện, nước tới nơi, cấp phát phương tiện cho từng hộ nông dân. Thứ hai, Nhà nước đầu tư cho vấn đề khuyến nông, tức là ứng dụng khoa học công nghệ, đưa kỹ thuật, hướng dẫn nông dân làm, kể cả vấn đề đầu tư sau quy hoạch, họ đều đầu tư rất lớn. Những điều này đâu có vi phạm luật lệ WTO?! Hay như Mỹ, người ta trợ cấp thế nào? Ví dụ, năm nay họ dự báo nhu cầu ngô thế giới chỉ ở chừng này, trong khi nước Mỹ lại đang sản xuất quá lớn thì họ sẽ khuyến khích những vùng trồng ngô năng suất thấp không trồng nữa, Nhà nước sẽ hỗ trợ tiền. Những dạng đó không phải trợ cấp trực tiếp lên sản phẩm nên không bị cấm. Tôi khẳng định, chỉ sợ không có tiền để trợ cấp chứ không sợ là người ta cấm trợ cấp. Vấn đề là thay cách trợ cấp cho hợp lệ, hợp pháp mà thôi!”, ông Lịch nói.

Nhiều chuyên gia kinh tế khác cũng cho rằng, các hình thức trợ cấp là rất đa dạng và đại đa số là được phép theo quy định của WTO. Vấn đề là chọn loại nào, áp dụng như thế nào, mức độ bao nhiêu, trong thời gian bao lâu để vừa thúc đẩy được sản xuất nhưng cũng nâng cao được hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền nông nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Rõ ràng không ai cấm Việt Nam đầu tư cho khuyến nông, phát triển thủy lợi, kiện toàn giao thông nông thôn, nâng cao chất lượng giống, phát triển công nghệ sau thu hoạch, xây dựng các kho lạnh cho hàng thủy sản và kho đệm để dự trữ lúa, cà phê, tiêu, điều cho bà con nông dân, tránh để họ phải bán ồ ạt mỗi khi vào vụ với giá cả “lúc nắng lúc mưa”.

Theo Agroinfo

NỘI DUNG KHÁC

Đại sứ EU: Chính phủ Việt Nam cởi mở với doanh nghiệp

14-12-2006

Đại diện Liên minh châu Âu nhận xét rằng Chính phủ Việt Nam đã có cuộc thảo luận thẳng thắn và cởi mở hơn bao giờ hết với cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm nay.

Phát triển kinh tế ĐBSCL: Hướng đi có, khó cách làm

14-12-2006

Xuất khẩu gạo và thuỷ sản là thế mạnh là 2 mặt hàng chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước, nơi sản xuất 52% sản lượng lúa, đóng góp 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, hai thế mạnh này vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng để thúc đẩy, đưa kinh tế các tỉnh trong khu vực phát triển nhanh như yêu cầu đặt ra. Tiềm năng còn bỏ ngỏ

85% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch vào năm 2010

14-12-2006

"Đảm bảo đến cuối năm 2010, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 50% sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn..." - đó là một trong các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NT) giai đoạn 2006 - 2010, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt hôm 11 - 12.

Bảo vệ rừng – trách nhiệm không của riêng ai.

14-12-2006

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra hy vọng có thể cải thiện được tình trạng đang nóng lên của trái đất, bảo vệ các loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng và các vấn đề khác về môi trường.

ADB hỗ trợ 45 triệu USD giúp giảm phá rừng ở Tây Nguyên

14-12-2006

Bản tin ra ngày 1/12 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ngân hàng này sẽ hỗ trợ Việt Nam giải quyết tình trạng nghèo đói ở khu vực nông thôn và tình trạng giảm diện tích rừng ở Tây Nguyên thông qua khoản cho vay 45 triệu USD.

Cần có biện pháp bảo vệ tài nguyên nước

14-12-2006

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 700 tuyến sông, kênh, rạch. Ngoài phục vụ giao thông, kênh rạch còn có nhiệm vụ quan trọng là điều tiết và thoát nước. Nhưng tình trạng ô nhiểm nặng đã khiến cho không ít dòng kênh nơi đây trở thành những dòng “kênh độc”, “kênh chết”

Năm 2007- Mặt bằng giá mới được thiết lập

14-12-2006

Năm 2007, Chính phủ sẽ điều hành giá cả các mặt hàng thiết yếu linh hoạt theo tín hiệu thị trường, đưa hệ thống giá trong nước tiệm cận với giá thị trường thế giới

Dự báo đầu tư nước ngoài năm 2007 có thể đạt con số 10 tỷ USD

14-12-2006

Trong những năm tới, cùng với việc nước ta trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ mạnh hơn hẳn trong những năm tới. Đây chính là nguồn động lực thúc đẩy nền kinh tế của nước ta phát triển.

Những giải pháp bình ổn giá cả thị trường cuối năm 2006

14-12-2006

Trong tháng 12/2006, có nhiều nhân tố tác động đến giá cả thị trường. Đối với thị trường thế giới, do mùa đông đến nên nhu cầu tiêu dùng xăng dầu tăng cùng với việc OPEC cắt giảm sản lượng dầu làm cho giá dầu và sản phẩm gốc dầu có thể tăng cao hơn tháng 11/2006. Mặt khác,trong nước giá nông sản vẫn đứng ở mức cao và có khả năng nhích lên, làm tăng giá hàng xuất khẩu.

Những mô hình tổ chức tham mưu chính sách nông nghiệp - Kinh nghiệm từ Bộ Nông nghiệp Pháp

12-12-2006

Quá trình đổi mới, hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam trong những năm vừa qua, xét về bản chất, chính là qúa trình đổi mới, hội nhập về thể chế, chính sách.