TIN TỨC-SỰ KIỆN

Không để thế hệ sau chịu gánh nặng trả nợ

Ngày đăng: 15 | 12 | 2006

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại với các nhà tài trợ. * EU cam kết ODA cho VN đạt 720 triệu euro. "Chính phủ VN luôn nhận thức rõ trách nhiệm trước nhân dân và cộng đồng quốc tế để sử dụng nguồn vốn ODA sao cho hiệu quả nhất.

Chúng tôi sẽ không để thế hệ tương lai của VN phải chịu gánh nặng trả nợ và phê phán thế hệ đi trước đã lãng phí nguồn vốn này" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) 2006 - khai mạc sáng 14.12 tại Hà Nội.

Tập trung ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ VN luôn mong muốn được "tiếp tục đồng hành cùng các nhà tài trợ" trong thời gian tới. "Tôi xin khẳng định VN rất có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn ODA" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo ông, Chính phủ VN luôn nhận thức rõ, vốn ODA được huy động từ tiền đóng góp của nhân dân các nước ủng hộ VN. VN nhận thức đầy đủ trách nhiệm đối với sự giúp đỡ này. Đồng thời, VN cũng hiểu rằng đây là nguồn vốn vay phải trả để có trách nhiệm đầy đủ với nhân dân về việc sử dụng hiệu quả ODA.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay, Chính phủ VN đã ban hành nghị định mới để quản lý vốn đầu tư ODA, bước đầu được các nhà tài trợ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp đồng tình.

Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, trong thời gian tới, vốn ODA sẽ được tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn với các ưu tiên là: Phát triển các tuyến đường, đường sắt Bắc - Nam; xây dựng hai hành lang, một vành đai; phát triển trục giao thông miền Trung; nâng cấp các tuyến đường ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

4 nhóm vấn đề

Trong ngày 14.12, các đại biểu dự Hội nghị CG đã lắng nghe báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội VN 2006, kế hoạch hành động thực hiện chiến lược phát triển 5 năm 2006-2010 về các lĩnh vực cải cách tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, phát triển nguồn nhân lực; về việc hội nhập quốc tế, khu vực của VN gắn với thực hiện cam kết WTO; vấn đề hài hoà thủ tục, giải ngân và hiệu quả viện trợ của VN.

Theo Giám đốc Ngân hàng Thế giới Klaus Rohland, một điểm đặc biệt trong phiên thảo luận là ý kiến đóng góp của gần 40 nhà tài trợ không tản mát như các năm trước mà tập trung vào 4 nhóm vấn đề của VN. "Các nhóm vấn đề đó gồm: Thực hiện tăng trưởng kinh tế bền vững, cải cách cơ cấu hành chính, đối phó với các vấn đề xã hội-giảm nghèo, quản trị công và tăng hiệu quả viện trợ" - ông Rohland cho hay.

Đại sứ Mỹ Michael Marine nhấn mạnh đến cách thức VN cần xử lý nợ đọng, nợ treo. Theo ông, VN cần cải cách mạnh hơn nữa khu vực doanh nghiệp nhà nước, và để khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Tiến độ giải ngân còn quá chậm

Minh bạch hoá và khả năng giải trình là 2 yếu tố quan trọng nhất trong việc sử dụng hiệu quả ODA - theo ý kiến của Điều phối viên Liên Hợp Quốc John Hendra. Chính phủ VN và các nhà tài trợ giờ đây quan tâm nhiều hơn đến lợi thế so sánh của nguồn vốn ODA, cũng như cần lựa chọn kỹ hơn các chương trình, dự án ODA. Hai bên cũng cần nâng cao hiệu quả viện trợ, kể cả việc giảm thiểu các chi phí hành chính trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA.

Đại diện LHQ cho rằng, quy trình của cả Chính phủ VN và các nhà tài trợ vẫn còn rườm rà, kết quả tiến độ giải ngân còn chậm khá nhiều so với cam kết. "Việc đóng góp ODA cho VN mang tính tích cực và thực chất hay không sẽ được quyết định bởi trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của Chính phủ cũng như các nhà tài trợ" - ông nói.

Còn Giám đốc ADB tại VN Ayumi Konishi nhấn mạnh, việc triển khai các bộ luật tại VN còn chậm. Theo ông, ADB sẵn sàng nâng cao mức hỗ trợ ODA, nhưng mong muốn chính quyền trung ương trao quyền nhiều hơn cho địa phương để cải cách hành chính công hiệu quả hơn.

NỘI DUNG KHÁC

Cùng góp sức đổi mới chính sách cải cách quản lý khoa học

15-12-2006

Nguyên nhân giảm sút vai trò của KHCN trong sản xuất nông nghiệp trước hết là do đầu tư ít ỏi cho lĩnh vực này. Trong giai đoạn trước đây, tỷ lệ đầu tư công cho nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm 0.12% trong GDP nông nghiệp trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là: 0,43%, Thái Lan: Thái Lan: 1,40% ; Indonesia: 0,27%; Malaysia: 1,06%; Trung bình các nước châu Á: 0,58%.

Hiện trạng nông thôn và nhu cầu chính sách hiện nay

15-12-2006

Quá trình hội nhập WTO và các hiệp định thương mại quốc tế khác sẽ thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong 5 năm và 10 năm tới. Quá trình tái cơ cấu này sẽ hình thành những đơn vị sản xuất, ngành hàng cạnh tranh hiệu quả với sản phẩm nước ngoài. Những đơn vị sản xuất kém hiệu quả sẽ phá sản và nông dân qui mô nhỏ nếu không được trợ giúp kịp thời sẽ phá sản hàng loạt và có nguy cơ tạo ra sự mất ổn định về kinh tế, xã hội nông thôn

Chính sách thời hội nhập

15-12-2006

Để đóng góp tiếng nói, đóng góp ý tưỏng cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý nông nghiệp nông thôn, trên diễn đàn đối thoại chính sách trên trang thông tin điện tử của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, chúng tôi nêu lên một số câu hỏi lớn cần những đề xuất về phương diện xây dựng chính sách thể chế, rất mong được sự trao đổi, chia sẻ của các diễn giả, đọc giả

Kinh tế nông nghiệp - nông thôn: Liên kết hậu WTO

14-12-2006

Hiện nay, toàn quốc có hơn 700 ngàn trang trại, 80% các chủ trang trại là nông dân. Đây là một thị trường rộng lớn chiếm đến 75% dân số. Các DN nông nghiệp - nông thôn phải làm gì để hội nhập kinh tế quốc tế?

Hậu WTO: Trợ cấp nông nghiệp kiểu nào?

14-12-2006

Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự: “Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải bỏ những quy định về trợ cấp nông nghiệp trái với quy định của tổ chức này. Tuy nhiên, với những quy định mà WTO cho phép các thành viên khác áp dụng thì Việt Nam cũng sẽ được áp dụng. Quan trọng là chúng ta phân biệt rõ hình thức trợ cấp nào được phép và không được phép”.

Đại sứ EU: Chính phủ Việt Nam cởi mở với doanh nghiệp

14-12-2006

Đại diện Liên minh châu Âu nhận xét rằng Chính phủ Việt Nam đã có cuộc thảo luận thẳng thắn và cởi mở hơn bao giờ hết với cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm nay.

Phát triển kinh tế ĐBSCL: Hướng đi có, khó cách làm

14-12-2006

Xuất khẩu gạo và thuỷ sản là thế mạnh là 2 mặt hàng chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước, nơi sản xuất 52% sản lượng lúa, đóng góp 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, hai thế mạnh này vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng để thúc đẩy, đưa kinh tế các tỉnh trong khu vực phát triển nhanh như yêu cầu đặt ra. Tiềm năng còn bỏ ngỏ

85% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch vào năm 2010

14-12-2006

"Đảm bảo đến cuối năm 2010, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 50% sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn..." - đó là một trong các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NT) giai đoạn 2006 - 2010, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt hôm 11 - 12.

Bảo vệ rừng – trách nhiệm không của riêng ai.

14-12-2006

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra hy vọng có thể cải thiện được tình trạng đang nóng lên của trái đất, bảo vệ các loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng và các vấn đề khác về môi trường.

ADB hỗ trợ 45 triệu USD giúp giảm phá rừng ở Tây Nguyên

14-12-2006

Bản tin ra ngày 1/12 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ngân hàng này sẽ hỗ trợ Việt Nam giải quyết tình trạng nghèo đói ở khu vực nông thôn và tình trạng giảm diện tích rừng ở Tây Nguyên thông qua khoản cho vay 45 triệu USD.

Cần có biện pháp bảo vệ tài nguyên nước

14-12-2006

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 700 tuyến sông, kênh, rạch. Ngoài phục vụ giao thông, kênh rạch còn có nhiệm vụ quan trọng là điều tiết và thoát nước. Nhưng tình trạng ô nhiểm nặng đã khiến cho không ít dòng kênh nơi đây trở thành những dòng “kênh độc”, “kênh chết”

Năm 2007- Mặt bằng giá mới được thiết lập

14-12-2006

Năm 2007, Chính phủ sẽ điều hành giá cả các mặt hàng thiết yếu linh hoạt theo tín hiệu thị trường, đưa hệ thống giá trong nước tiệm cận với giá thị trường thế giới