TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nghiên cứu xác định các chỉ số an ninh môi trường, đề xuất khung chính sách và giải pháp quản lý, ứng phó

Ngày đăng: 06 | 05 | 2017

Ngày 06/5/2017, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức Hội thảo khởi động nhằm tham vấn ý kiến về các nội dung liên quan và kinh nghiệm triển khai đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu xác định các chỉ số an ninh môi trường, đề xuất khung chính sách và giải pháp quản lý, ứng phó”. Đề tài có mã số BĐKH.15/16-20 thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016 – 2020. Hội thảo do TS. Tạ Đình Thi - Chủ nhiệm đề tài và PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đồng chủ trì. Tham dự Hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm đến vấn đề của đề tài.

TS Tạ Đình Thi, Chủ nhiệm đề tài phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu mở đầu Hội thảo, TS.Tạ Đình Thi cho biết, trong thời gian qua, rất nhiều vấn đề môi trường hệ trọng đặt ra những thách thức mới cho Việt Nam và đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia. Trong đó, nổi lên 5 vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, bao gồm: biến đổi khí hậu; an ninh nguồn nước; an ninh môi trường biển bị đe dọa; ô nhiễm tại các khu vực trọng điểm và ô nhiễm xuyên biên giới chưa thể kiểm soát; suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Các thách thức an ninh môi trường không chỉ đe dọa an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh lương thực…, mà còn là một trong những nguy cơ lớn đe dọa an ninh quốc gia.

Ở Việt Nam khái niệm an ninh môi trường đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường 2014, theo đó “an ninh môi trường là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia”. Đây là lần đầu tiên khái niệm an ninh môi trường chính thức được đưa vào trong văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam, điều này cho thấy tầm quan trọng và những thay đổi trong nhận thức của Đảng và Nhà nước về vấn đề an ninh môi trường ở nước ta hiện nay.

“Đảm bảo an ninh môi trường chính là một phần quan trọng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong thời đại mới. Trước các yêu cầu cấp bách đó, đòi hỏi Việt Nam cần phải có nghiên cứu chuyên sâu để xác định các vấn đề an ninh môi trường; xây dựng công cụ nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý và nhà hoạch định chính sách để đánh giá, kiểm soát mức độ an ninh môi trường ở nước ta và góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, giải pháp ngăn ngừa, ứng phó. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu xác định các chỉ số an ninh môi trường, đề xuất khung chính sách và giải pháp quản lý, ứng phó” được triển khai để giải quyết các vấn đề trên là một việc làm rất cấp thiết.” – TS.Tạ Đình Thi nhấn mạnh.

Đề tài xác định 3 mục tiêu chính, đó là: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề an ninh môi trường của các nước trên thế giới và Việt Nam; phương pháp xây dựng bộ tiêu chí và các chỉ số an ninh môi trường; Xây dựng được bộ tiêu chí và xác định được các chỉ số an ninh môi trường phù hợp với điều kiện Việt Nam; Đề xuất được khung chính sách, giải pháp và cơ chế ứng phó phù hợp, đảm bảo an ninh môi trường ở Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phát biểu tại Hội thảo

PGS.TS Trần Hồng Thái phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, mục tiêu, sản phẩm của đề tài rất cấp thiết và quan trọng do vấn đề môi trường hiện nay đều được các nước trên thế giới quan tâm và coi là một trong các thách thức an ninh phi truyền thống; cần được đo lường, tính toán để có cơ sở đề ra các chính sách và giải pháp quản lý môi trường kịp thời, hiệu quả.

Thiếu tướng Lê Văn Cường - Bộ Công An phát biểu tại Hội thảo

PGS.TS Lê Kế Sơn phát biểu tại Hội thảo

Bà Lê Thị Ngân - Ban Tuyên giáo TW phát biểu tại Hội thảo

Các đại biểu đã trình bày các tham luận về những thách thức trong các vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, nguồn nước xuyên biên giới, môi trường biển, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, các chất ô nhiễm đặc biệt và các thách thức môi trường xuyên biên giới và ảnh hưởng của những thách thức này đến an ninh quốc gia.

Đồng thời, các đại biểu cũng góp ý đối với hướng đi của đề tài như cần làm rõ khái niệm, phạm vi, quy mô của vấn đề môi trường được coi là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia; bộ chỉ số an ninh môi trường sẽ được xây dựng từ những thành phần, chỉ tiêu như thế nào để có thể đánh giá toàn diện và thu thập được; phạm vi việc đánh giá an ninh môi trường sẽ theo quốc gia, vùng hay theo địa phương; cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong vấn đề an ninh môi trường…

Phát biểu kết luận Hội thảo, TS.Tạ Đình Thi – Chủ nhiệm đề tài gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đã tham gia và đóng góp những ý kiến hết sức tâm huyết, gợi mở nhiều điều để đề tài có hướng đi, cách tiếp cận đúng đắn và đạt kết quả tốt. TS.Tạ Đình Thi tiếp thu ý kiến của các đại biểu và mong muốn sẽ tiếp tục có sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý trong quá trình triển khai để đề tài được hoàn thành đạt được kết quả thiết thực, có ý nghĩa.

Toàn cảnh Hội thảo

Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Đào tạo

NỘI DUNG KHÁC

Họp Tổ công tác giúp việc Hội đồng Tư vấn chính sách tài nguyên và môi trường

11-5-2017

Ngày 11/5/2017, Tổ công tác giúp việc Hội đồng Tư vấn chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức cuộc họp ra mắt Tổ công tác và tiến hành trao đổi, thảo luận để chuẩn bị Lễ ra mắt và phiên họp lần thứ nhất của Hội đồng. Ông Tạ Đình Thi, Chánh Văn phòng Ban cán sự đảng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Tổ trưởng Tổ công tác và ông Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường - Phó Tổ trưởng Tổ công tác chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có thành viên Tổ công tác là các cán bộ kiêm nhiệm từ các cơ quan, đơn vị và chuyên gia độc lập do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định.

Xét duyệt thuyết minh 02 đề tài KH&CN cấp cơ sở năm 2017: Nghiên cứu ứng dụng dự báo dài hạn (foresight) trong xây dựng CLCS quản lý TN&MT và Nghiên cứu xác định tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công thực hiện đề tài KHCN của Bộ

12-5-2017

Ngày 12/5/2017, tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), TS Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng ISPONRE chủ trì Hội đồng xét duyệt thuyết minh 02 đề tài KH&CN cấp cơ sở năm 2017 “Nghiên cứu ứng dụng dự báo dài hạn (foresight) trong xây dựng chiến lược, chính sách quản lý tài nguyên và môi trường của Việt Nam” của ThS. Hoàng Thanh Hương – Phó Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế (ISPONRE) và “Nghiên cứu xác định tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công thực hiện đề tài khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường” của ThS Trương Thị Hòa – Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thành viên Hội đồng là các nhà khoa học, chuyên gia đã và đang công tác trong lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến vấn đề mà các đề tài đặt ra.

Xét duyệt thuyết minh đề tài KH&CN cấp cơ sở 2017 “Nghiên cứu tác động của hợp tác kinh tế ASEAN đối với chính sách khai thác khoáng sản ở Việt Nam”

16-5-2017

Ngày 16/5/2017, tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), TS Mai Thanh Dung - Phó Viện trưởng ISPONRE chủ trì Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài KH&CN cấp cơ sở năm 2017 “Nghiên cứu tác động của hợp tác kinh tế ASEAN đối với chính sách khai thác khoáng sản ở Việt Nam” của Nghiên cứu viên Nguyễn Hữu Đạt thuộc Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE). Thành viên Hội đồng là các nhà khoa học, chuyên gia đã và đang công tác trong lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến vấn đề mà đề tài đưa ra.

Diễn đàn quốc tế về cơ sở hạ tầng bền vững: Lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu và vốn tự nhiên vào quá trình lập quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông

17-5-2017

Ngày 17/5/2017, tại Hà Nội đã diễn ra "Diễn đàn quốc tế về cơ sở hạ tầng bền vững: Lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu và vốn tự nhiên vào quá trình lập quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông" do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) và Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) phối hợp tổ chức. Tham dự có các đại biểu đại diện cho các Bộ/ngành, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các Tổ chức quốc tế, các cơ quan thông tấn, báo chí và các chuyên gia, các nhà khoa học đến tham dự và đưa tin về Diễn đàn. Diễn đàn diễn ra từ ngày 17 đến ngày 18/5/2017.

Seminar khoa học nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

21-5-2017

Nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, Viện Chiến lược. Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức buổi seminar khoa học do Viện trưởng – PGS.TS Nguyễn Thế Chinh chủ trì. ThS. Nguyễn Ngọc Anh - Trung tấm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính – Tổng cục Quản lý đất đai có bài trình bày về “Ứng dụng GIS và ảnh viễn thám trong nghiên cứu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường: Một số ứng dụng cụ thể trong thực tế” . Viễn thám ban đầu được sử dụng cho mục đích quân sự, là phương pháp sử dụng bức xạ điện từ như một phương tiện để nghiên cứu, thu thập các thông tin cơ bản của các đối tượng, hiện tượng mà không cần tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng đó. Ngày nay, trong lĩnh vực môi trường Viễn thám giúp Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên, Quản lý dữ liệu môi trường và quy hoạch Môi trường: Giám sát, dự báo những biến đổi môi trường… Buổi sinh hoạt khoa học thu hút được sự quan tâm của nhiều cán bộ nghiên cứu trong viện.

Xét duyệt thuyết minh 02 đề tài KH&CN cấp cơ sở năm 2017 về Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế nhằm đề xuất áp dụng thực hiện 3Rs và Nghiên cứu cơ chế liên kết địa phương trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, BVMT và ứng phó với BĐKH

21-5-2017

Ngày 19/5/2017, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức thành lập 02 Hội đồng xét duyệt thuyết minh 02 đề tài KH&CN cấp cơ sở năm 2017 “Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế nhằm đề xuất áp dụng thực hiện 3Rs (Recharge, Retention and Reuse: Bổ sung, Duy trì và Tái sử dụng) trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam” của ThS  Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Ban Khoáng sản và Tài nguyên Nước (ISPONRE) do TS Mai Thanh Dung - Phó Viện trưởng ISPONRE, Chủ tịch Hội đồng chủ trì và “Nghiên cứu các luận cứ khoa học của cơ chế liên kết địa phương trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” của ThS  Nguyễn Thị Lý – Ban Đất đai (ISPONRE) do TS Nguyễn Thắng - Phó Viện trưởng ISPONRE, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.

Xét duyệt thuyết minh 02 đề tài KH&CN cấp cơ sở năm 2017 về vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức quản lý và bồi dưỡng tăng cường năng lực phân tích chính sách

21-5-2017

Ngày 19/5/2017, tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), TS Nguyễn Thắng - Phó Viện trưởng ISPONRE chủ trì Hội đồng xét duyệt thuyết minh 02 đề tài KH&CN cấp cơ sở năm 2017 “Nghiên cứu, xây dựng chương trình bồi dưỡng, tăng cường năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” của ThS. Trịnh Thị Hải Yến – Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Đào tạo (ISPONRE) và “Nghiên cứu, xây dựng Khung định hướng Chiến lược tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” của  nghiên cứu viên Phạm Kim Long - Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Đào tạo (ISPONRE).

Hưởng ứng ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2017 với chủ đề “Đa dạng sinh học và Du lịch bền vững”

22-5-2017

​ Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 70 đã quyết định năm 2017 là “Năm quốc tế về Du lịch bền vững để phát triển”. Trên tinh thần đó, Công ước Đa dạng sinh học đã lựa chọn chủ đề “Đa dạng sinh học và Du lịch bền vững” để hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2017. Ngày 22/5/2017, TS Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chủ trì seminar khoa học, hưởng ứng ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2017 với sự tham gia của một số diễn giả và các nghiên cứu viên trong viện.

Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường sinh hoạt chuyên đề dã ngoại về: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9

26-5-2017

Ngày 25/5/2017, đoàn Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) do PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Bí thư Chi bộ, Viện trưởng làm trưởng đoàn đã có buổi sinh hoạt chuyên đề dã ngoại về: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9. Tại đây, hàng năm, các đồng chí lãnh đạo TW Đảng, Nhà nước và nhân dân thường đến dân hương và báo công, nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khai mạc lớp đào tạo ứng dụng QGIS (Quantum GIS)

7-6-2017

Ngày 7/6/2017, Viện  Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức khai mạc lớp đào tạo ứng dụng QGIS (Quantum GIS) do PGS.TS Nguyễn Thế Chinh – Viện trưởng ISPONRE chủ trì. QGIS là phần mềm về hệ thống thông tin địa lý với tính năng chính là thao tác trên các lớp bản đồ có dạng véc-tơ. Tiến sỹ Harald Kirsch được mời làm giảng viên hướng dẫn khóa học này. Khóa đào tạo được  mở ra để nâng cao kỹ năng xây dựng cơ sở dữ liệu và xử lý thông tin ảnh vệ tinh, hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước  trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

Đại hội Đoàn TNCSHCM Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường nhiệm kỳ 2017- 2022: Dưỡng tâm trong - rèn trí sáng - xây hoài bão lớn

9-6-2017

Ngày 09/6/2017, Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM) Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTN&MT) nhiệm kỳ 2017- 2022 được tổ chức trong không khí trang trọng và thành công tốt đẹp. Đến dự Đại hội có sự góp mặt của đồng chí Nguyễn Văn Huy, Bí thư Đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường; đại diện Ban lãnh đạo, Chi ủy Viện CLCSTN&MT: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Bí thư Chi Bộ, Viện trưởng, TS Nguyễn Thắng - Phó Bí thư Chi bộ, Phó Viện trưởng; đại diện Đoàn Tổng Cục môi trường, Cục Công nghệ thông tin, Viện Khoa học đo đạc và bản đồ…

Chuyên gia Simon Benedikte kết thúc thời gian công tác tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

23-6-2017

Ngày 23/6/2017, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức buổi chia tay ông Simon Benedikte – Chuyên gia tư vấn Chính sách, quốc tịch Đức đã kết thúc thời gian làm việc tại Việt Nam. Ngoài ông Simon Benedikte, trước đó, có rất nhiều chuyên gia người nước ngoài đã kết thúc thời hạn công tác tại Viện trở về nước nhưng đều để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi cán bộ, nghiên cứu viên. Đây là hoạt động nhằm gắn kết tình cảm với các chuyên gia nước ngoài tham gia công tác và giúp đỡ Viện.