
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng ISPONRE phát biểu khai mạc

Ông Eric Sidgwich, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn

Ông Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc quốc gia Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên tại Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn
Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền.Trong thời gian qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nước ta đã phát triển theo chiều hướng khá tích cực: mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng. Đến nay, trên 700 km đường bộ cao tốc, nhiều tuyến quốc lộ và nhiều công trình cầu lớn đã được xây dựng; các cảng hàng không quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất) được cải tạo và nâng cấp, đồng thời nâng cao năng lực một số cảng hàng không nội địa (Phù Cát, Côn Sơn, Vinh, Pleiku...); tập trung phát triển giao thông đô thị; thực hiện có hiệu quả phát triển giao thông nông thôn; triển khai tốt đề án xây dựng cầu dân sinh tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các công trình giao thông vận tải sẽ có tác động nhất định đến môi trường tự nhiên, thay đổi dòng chảy, chế độ thủy văn, gây ô nhiễm nguồn nước, suy thoái các hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái, cũng như tác động nhất định đến đời sống người dân do mất đất ở và đất canh tác. Trong khi đó, hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các công trình giao thông vận tải khỏi các tác động của thảm họa thiên nhiên như sạt lở đất, lũ lụt, giảm thiểu sự xuống cấp của các tuyến đường từ nguy cơ xói mòn. Do đó, lồng ghép vốn tự nhiên và thích ứng biến đổi khí hậu vào quá trình lập quy hoạch và thiết kế mô hình đầu tư cơ sở hạ tầng được xem là phương thức tiếp cận tối ưu để hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng GDP được duy trì, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Từ một nước chậm phát triển, nay Việt Nam đã bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Cũng giống như phần lớn các nước đang phát triển, nền kinh tế của Việt Nam phát triển chưa bền vững, dàn trải, thiếu chiều sâu, chất lượng và năng lực cạnh tranh thấp, quá trình phát triển kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Hậu quả là tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, kém hiệu quả, thiếu bền vững dẫn đến suy thoái, cạn kiệt; chất lượng môi trường xuống cấp nhanh, nhiều nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.Nhiều sự cố môi trường, trong đó có những sự cố môi trường nghiêm trọng đã xảy ra và được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, nhanh hơn dự báo. Đa dạng sinh học tiếp tục suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khoẻ và đời sống nhân dân. Do vậy, hơn bao giờ hết Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn về môi trường và phát triển bền vững.

Nhận thức rõ điều này, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách chiến lược quan trọng, nhấn mạnh sự cần thiết của lồng ghép vốn tự nhiên và biến đổi khí hậu vào quá trình hoạch định chính sách, tiêu biểu như: Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh;Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Thực hiện những chủ trương, chính sách lớn nêu trên, trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã từng bước triển khai các sáng kiến lồng ghép thíchứng với BĐKH và vốn tự nhiên vào quá trình ra quyếtđịnhnhư phối hợp với Ngân hàng Thế giới triển khai thực hiện sáng kiến toàn cầu Hạch toán tài sản và Định giá dịch vụ hệ sinh thái (WAVES) tại Việt Nam; phối hợp với Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức GIZ triển khai dựán hỗ trợ kỹ thuật“Lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam (EbA)”; phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á triển khai nghiên cứu lồng ghép vốn tự nhiên và dịch vụ hệ sinh thái vào phát triển hạ tầng giao thông tại khu vực Tây Nguyên trong khuôn khổ hỗ trợ kỹ thuật “Đầu tư vào vốn tự nhiên và giao thông bền vững trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) – Nghiên cứu điển hình tại Việt Nam”.
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng ISPONRE khẳng định: "Diễn đàn ngày này là cơ hội tốt để chúng ta có thể cùng nhau thảo luận về các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa việc lồng ghép vốn tự nhiên vào các quyết định phát triển, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu và duy trì, bảo tồn nguồn vốn tự nhiên trong tương lai. Đây là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia và các nhà khoa học tích cực trao đổi, thảo luận, chia sẻ kiến thức, thúc đẩy cách tiếp cận để lồng ghép các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng quy hoạch, thiết kế và đầu tư cho cơ sở hạ tầng thông minh, tăng cường bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và khả năng phục hồi của tự nhiên trước các tác động của biến đổi khí hậu".
Trong 02 ngày diễn ra diễn đàn các đại biểu sẽ thảo luận xoanh quanh những chủ đề chính như sau: Một là, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn tốt về các thách thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với sinh thái và đề xuất các nguyên tắc thiết kế cơ sở hạ tầng thông minh. Hai là, cơ chế thúc đẩy tài chính khí hậu và hoàn thiện chính sách để lồng ghép vốn tự nhiên vào quá trình lập quy hoạch nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu. Thứ ba là, xác định các cơ hội tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong quá trình lập quy hoạch cơ sở hạ tầng thông minh, có xem xét các vấn đề môi trường của khu vực.
Dưới đây là một số hình ảnh Các nhóm thảo luận về khả năng hợp tác cho việc xây dựng quy hoạch cho dự án đường mới và đánh đổi chi phí giữa lợi ích xây dựng đường và vốn tự nhiên:








Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Đào tạo