TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội thảo tổng kết Nghị quyết 24-NQ/TW tại khu vực phía Nam

Ngày đăng: 15 | 08 | 2023

Sáng 14/8, tại TP.HCM, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Thành ủy TP.HCM và Viện Hanns Seidel Foundation (HSF) tổ chức Hội thảo tham vấn khu vực miền Nam về Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW). Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Lê Văn Lợi; Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế; 19 tỉnh, thành khu vực miền Nam; các Viện nghiên cứu, các chuyên gia và nhà khoa học. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi trường, thành viên chính Ban soạn thảo, Tổ biên tập Xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24/NQ-TW và định hướng về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cũng tham dự và trình bày báo cáo tại Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết: Nghị quyết 24-NQ/TW đã được ban hành ngày 03/6/2013 tại Hội nghị lần thứ 7 khóa XI, đã đề ra những quyết sách lớn của Đảng trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta. Nghị quyết 24-NQ/TW cũng đã đề ra 05 quan điểm; các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể đến năm 2020 và đến năm 2050; 04 nhóm nhiệm vụ và 05 nhóm giải pháp.

z4601742521165 1a415901a149d92c764420e55d1e644e(1)
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân phát biểu khai mạc Hội thảo

Theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, sau 10 năm thực hiện, Nghị quyết 24-NQ/TW đã đem lại nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi. Do đó, những vấn đề đối với thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần được xem xét, cập nhật để đáp ứng các vấn đề đang nổi lên và xác định được các nhóm giải pháp và các nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục thực hiện thành công Nghị quyết quan trọng này. Thực hiện Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023, Bộ Chính trị phân công Bộ TN&MT chủ trì chuẩn bị Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân khẳng định, Đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” là một Đề án lớn có phạm vi rất rộng, bao trùm cả 3 nội dung lớn là ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Vì vậy, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đề nghị các đại biểu tham dự Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận, góp ý cho kết quả tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, cụ thể là về những kết quả đạt được và những tồn tại và nguyên nhân.

Đồng thời, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cũng đề nghị các đại biểu cho ý kiến về đề xuất quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn và các giải pháp, một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở đó, trao đổi, thảo luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW hay dự thảo Nghị quyết mới của Ban Chấp hành Trung ương Đảng với quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp cho từng thời kỳ trong giai đoạn đến 2030.

“Tôi hy vọng rằng, sau buổi làm việc hôm nay, với tinh thần nghiêm túc, phát huy trí tuệ, sáng suốt, Hội thảo chúng ta sẽ nhận được nhiều ý kiến hay, bổ ích, góp phần tích cực cho việc hoàn thiện dự thảo Đề án” - Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đề nghị.

z4602069065189 00db89b6264ee4e87840efb0ff97ad61
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Lê Văn Lợi; Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường chủ trì Hội thảo

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) đã giới thiệu Báo cáo tóm tắt Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW. Theo đó, sau hơn 10 năm thực hiện, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được quan tâm, chú trọng hơn. Đảng ta đã tiếp tục ban hành 06 Nghị quyết có liên quan. Môi trường được coi là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Thể chế, chính sách được hoàn thiện thêm một bước với những tư duy mới, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng của thời đại.

Bên cạnh đó, ứng phó với biến đổi khí hậu nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, từng bước chuyển từ coi thích ứng là trọng tâm sang kết hợp giảm phát thải khí nhà kính, tận dụng cơ hội để hướng tới nền kinh tế xanh, các bon thấp. Tài nguyên được điều tra, đánh giá, được quản lý bền vững hơn, được phân bổ theo tín hiệu thị trường thông qua đấu giá quyền sử dụng, quyền khai thác. Tư duy về bảo vệ môi trường được chuyển từ bị động sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm lớn. Kinh tế tuần hoàn đã được thể chế hóa, tạo lập điều kiện để phát triển.

z4601498310672 6ad299b1f8a62d4b3c7fa855c906d7f0c
Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) Nguyễn Đình Thọ đã giới thiệu Báo cáo tóm tắt Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Thọ, trong thời gian qua, thiệt hại do thiên tai vẫn còn lớn, diễn biến và các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng; việc khai thác tài nguyên vẫn còn chưa thực sự bền vững, việc sử dụng chưa thật tiết kiệm, hiệu quả; cường độ sử dụng tài nguyên, năng lượng còn mở mức cao so với thế giới; xu hướng ô nhiễm môi trường còn tiếp diễn, suy thoái đa dạng sinh học chưa được ngăn chặn.

Tại Hội thảo, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương đã cho ý kiến về tình hình triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW và đề xuất quan điểm, mục tiêu, giải pháp trong thời gian tới. Đồng thời, Hội thảo cũng nhận được các ý kiến đóng góp thiết thực và hữu ích từ các chuyên gia, nhà khoa học để tổng hợp, hoàn thiện Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW. Theo các đại biểu, tinh thần Nghị quyết 24-NQ/TW còn nguyên giá trị, tuy nhiên chúng ta cần nghiêm túc rút kinh nghiệm một số chưa đạt được để phù hợp với tình hình mới.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường cho biết: TP.HCM đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết 24-NQ/TW triển khai bằng việc ban hành kịp thời các Chương trình, Kế hoạch nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết. Định kỳ đánh giá, báo cáo sơ kết giữa kỳ theo mục tiêu giai đoạn Nghị quyết đề ra, Thành phố đã đưa ra được những hạn chế, nguyên nhân và dự báo khả năng đạt được mục tiêu, chỉ tiêu để từ đó có những giải pháp phù hợp.

Ông Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cần tiếp tục thúc đẩy đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị trong thời gian tới cần có cơ chế, chính sách để huy động được các nguồn lực của xã hội trong việc đầu tư các công trình phục vụ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Theo PGS Phùng Chí Sỹ, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cần tiếp tục rà soát, đồng bộ các quy định của pháp luật trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; các địa phương cần nghiêm túc trong áp dụng các quy định của pháp luật; đồng thời cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải nhằm phát huy tối đa các nguồn lực đầu tư.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã trân trọng cảm ơn và ghi nhận tất cả những ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đây là những ý kiến tâm huyết, sâu sắc, bổ ích để Bộ TN&MT tiếp tục hoàn thiện Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, đảm bảo tiến độ, chất lượng tham mưu cho Bộ Chính Trị.

z4602628513849 016794d51e16d09d80ee164b57e09926
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Theo monre.gov.vn

NỘI DUNG KHÁC

Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường

15-8-2023

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/8, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh thông tin tới các đại biểu Quốc hội về việc sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường. Theo đại biểu Nguyễn Hữu Thông – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận, qua giám sát tại địa phương vẫn có nhiều văn bản nợ đọng, trong đó có việc hướng dẫn chi tiết của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với Luật Bảo vệ môi trường. Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin những nội dung giao cho Bộ hướng dẫn đối với Luật Bảo vệ môi trường. Trả lời chất vấn đại biểu liên quan đến văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Sau khi được Quốc hội thông qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Chính phủ ban hành Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu thành lập Sàn giao dịch Quyền sử dụng đất

17-8-2023

Ngày 16 tháng 8 năm 2023, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai và một số đơn vị trực thuộc Bộ về việc xây dựng nghiên cứu thành lập Sàn giao dịch Quyền sử dụng đất. Báo cáo tại buổi làm việc, ông Mai Văn Phấn, Cục trưởng Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5897/VPCP-NN ngày 2/8/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc nghiên cứu thành lập Sàn giao dịch Quyền sử dụng đất, Cục đã phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, quy định của pháp luật có liên quan, rà soát tình hình thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực đến nay… Qua đó đã phân tích các hạn chế để đề xuất nghiên cứu thành lập Sàn giao dịch Quyền sử dụng đất.

Lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định về giá đất

17-8-2023

Sáng 17/8, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với các Bộ ngành, chuyên gia về việc hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP về giá đất. Tham dự có đại diện một số Bộ ngành, địa phương, chuyên gia, nhà khoa học và một số hiệp hội…Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP về giá đất để kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong thị trường bất động sản, vướng mắc của địa phương trong định giá đất.

Hội thảo tham vấn khu vực miền Trung – Tây Nguyên tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24 NQ/TW

18-8-2023

Ngày 17/8, tại TP.Đà Nẵng, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Thành uỷ Đà Nẵng và Viện Hanns Seidel Foundation (HSF) tổ chức Hội thảo tham vấn khu vực miền Trung và Tây Nguyên về Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW). Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng; Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Bùi Nhật Quang; Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có hơn 100 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, 16 tỉnh, thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên, các chuyên gia và nhà khoa học.

Tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về BVMT tại các tỉnh phía Bắc

21-8-2023

Vừa qua, Bộ TN&MT phối hợp cùng UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị giao ban Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực phía Bắc. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân chủ trì. Tham gia Hội nghị có đại diện Lãnh đạo và đơn vị chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết, môi trường nước ta nói chung và khu vực phía Bắc nói riêng hiện vẫn đang chịu áp lực lớn từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội: chú trọng phát triển kinh tế, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Vấn đề ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ trở nên nghiêm trọng, cùng với các thách thức truyền thống và phi truyền thống khác sẽ còn tác động mạnh đến sự phát triển của nước ta trong những năm tới.

Chiến lược địa chất, khoáng sản: Lồng ghép với nội dung thích ứng biến đổi khí hậu

22-8-2023

Trong Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lồng ghép nội dung về Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng với các nội dung về phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và thể chế các quan điểm, định hướng được nêu tại Nghị quyết số 10-NQ/TW vào nội dung Chiến lược.Theo quy định của Luật Khoáng sản 2010, việc lập chiến lược khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc và căn cứ sau đây: Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng; Bảo đảm nhu cầu về khoáng sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội; khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, chống lãng phí; Nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng khoáng sản trong nước và khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội; Kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã thực hiện; tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến khoáng sản.

Việt Nam - Canada: Nâng tầm hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

23-8-2023

Ngày 22/8, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Shawn Steil, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam nhằm trao đổi về những chương trình hợp tác mà hai bên cùng quan tâm trong thời gian tới trong đó có hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường ngày càng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thực chất, phù hợp với nhu cầu, lợi ích của mỗi nước. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh vui mừng cho biết, năm 2023 là năm Việt Nam và Canada kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều thành tựu hợp tác quan trọng giữa hai nước. Trong đó, Canada và Bộ TN&MT đã xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả trong lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu, nhất là các vấn đề ô nhiễm công nghiệp và quản trị môi trường.

Nghiên cứu lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất

23-8-2023

Bộ TN&MT đang chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sàn giao dịch Quyền sử dụng đất nhằm tránh tình trạng mua bán nhà trên giấy, hoạt động lừa đảo, thông tin sai sự thật. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân yêu cầu, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai cần nghiên cứu đề xuất Sàn giao dịch Quyền sử dụng đất trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đảm bảo không phát sinh thủ tục và không tăng chi phí xã hội. Đồng thời, khẩn trương xây dựng các phương án thành lập Sàn giao dịch Quyền sử dụng đất để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, cần đánh giá ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp, đề xuất lựa chọn phương án của Bộ và kiến nghị hoàn thiện chính sách trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) để tạo hành lang pháp lý khi tổ chức triển khai thực hiện.

Thúc đẩy chuyển đổi xanh trong mọi mặt của đời sống xã hội

24-8-2023

Tới dự Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2023 với chủ đề "Cuộc đua xanh toàn cầu từ chiến lược đến thực hành kinh doanh bền vững", thể hiện tinh thần chủ động của cộng đồng doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ tiếp tục thiết lập môi trường pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Phó Thủ tướng đánh giá qua các kỳ VCSF, cộng đồng doanh nghiệp đã có sự chuyển đổi từ nhận thức đến những chủ đề mang tính hành động, thể hiện tinh thần, trách nhiệm, đóng góp vào việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách và đồng hành cùng đất nước trên con đường chuyển đổi xanh. "Điều đó cho chúng ta niềm tin vào sự thành công của công cuộc chuyển đổi xanh mà Đảng, Nhà nước đang thúc đẩy; cũng cho thấy trách nhiệm xã hội và sự nhạy bén của cộng đồng doanh nghiệp trước các xu thế phát triển của thời đại", Phó Thủ tướng nói.

Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế để giải quyết các thách thức môi trường và khí hậu

25-8-2023

Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 17 và các Hội nghị liên quan trong các ngày 23 đến 24 tháng 8 năm 2023, tại Viên Chăn, CHDCND Lào đã diễn ra thành công tốt đẹp, thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế nhằm giải quyết các thách thức nghiêm trọng về môi trường và khí hậu. Theo đó, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 17 và các Hội nghị liên quan đã thống nhất ưu tiên đẩy mạnh hợp tác khu vực về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, chống ô nhiễm rác thải nhựa và phát triển thành phố bền vững. Các Hội nghị đã thống nhất về nguyên tắc Tuyên bố chung ASEAN về Biến đổi khí hậu tại kỳ họp thứ 28 của Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC COP28) để đưa ra xem xét tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43.

Quản lý tài nguyên nước: Cần quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, Ngành

25-8-2023

Chỉ khi phân định rõ trách nhiệm của từng bộ ngành, việc quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp mới phát huy được hiệu quả, mỗi ngành phát huy được thế mạnh, nguồn tài nguyên nước được khai thác hợp lý và bền vững.Theo báo cáo của Cục Quản lý tài nguyên nước, với sự ra đời của Luật Tài nguyên nước từ năm 1998, sửa đổi năm 2012, đến nay, về cơ bản công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước đã tạo ra sự chuyển biến hết sức tích cực, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong khai thác, sử dụng nước. Tuy vậy, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài  nguyên nước Ngô Mạnh Hà cho rằng, cũng phải nhìn thẳng vấn đề là thực trạng quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập.

Bộ TN&MT Việt Nam và Bộ Môi trường Nhật Bản ký kết Ý định thư hợp tác quản lý rác thải biển

27-8-2023

Chiều 25/8, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT Việt Nam Đặng Quốc Khánh đã hội đàm với Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản Nishimura Akihiro. Hai bên trao đổi cụ thể về những nội dung hợp tác trong thời gian tới và ký kết Ý định thư hợp tác quản lý rác thải biển. Tham dự buổi Hội đàm, về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Hợp tác Quốc tế; Vụ Môi trường; Cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Cục Biến đổi khí hậu; Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường; Văn phòng Bộ; Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham dự buổi ký kết. Về phía Nhật Bản có sự tham dự của Ông YAMADA Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; Lãnh đạo các đơn vị chuyên môn của Bộ Môi trường Nhật Bản.