TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế để giải quyết các thách thức môi trường và khí hậu

Ngày đăng: 25 | 08 | 2023

Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 17 và các Hội nghị liên quan trong các ngày 23 đến 24 tháng 8 năm 2023, tại Viên Chăn, CHDCND Lào đã diễn ra thành công tốt đẹp, thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế nhằm giải quyết các thách thức nghiêm trọng về môi trường và khí hậu. Theo đó, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 17 và các Hội nghị liên quan đã thống nhất ưu tiên đẩy mạnh hợp tác khu vực về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, chống ô nhiễm rác thải nhựa và phát triển thành phố bền vững. Các Hội nghị đã thống nhất về nguyên tắc Tuyên bố chung ASEAN về Biến đổi khí hậu tại kỳ họp thứ 28 của Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC COP28) để đưa ra xem xét tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43.

1mm
Đoàn công tác Việt Nam tham dự Hội nghị AMME do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân làm Trưởng đoàn

Các Hội nghị ghi nhận các sáng kiến của Chủ tịch ASEAN 2023 Indonesia về Hành động khí hậu dựa vào cộng đồng ASEAN nhằm chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng năng lực, thúc đẩy và tăng cường sự tham gia của nhiều bên liên quan trong việc thực hiện các hành động khí hậu dựa vào cộng đồng các quốc gia thành viên ASEAN.

Hội nghị hoan nghênh việc ký kết Thỏa thuận về thành lập Trung tâm Biến đổi khí hậu ASEAN đặt trụ sở tại Brunei Darussalam, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác và phối hợp khu vực về các sáng kiến biến đổi khí hậu giữa các Quốc gia thành viên với các Chính phủ quốc gia, các tổ chức khu vực và quốc tế có liên quan; và đưa ra các khuyến nghị chính sách về giải quyết biến đổi khí hậu cho các Quốc gia thành viên. Hội nghị mong chờ sự đi vào hoạt động của Trung tâm.

2mm
Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN+3 về Môi trường

Hội nghị bày tỏ sự đánh giá cao việc Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB) tiếp tục cam kết hỗ trợ các quốc gia thành viên ASEAN thúc đẩy hợp tác và phối hợp về đa dạng sinh học. Hội nghị đã thông qua việc chỉ định Khu bảo tồn động vật hoang dã Phu Khieo - Vườn quốc gia Nam Nao của Thái Lan; và Công viên Quốc gia Phu Kradueng của Thái Lan, lần lượt là Công viên Di sản ASEAN thứ 56 và 57. Hội nghị đã thông qua Kế hoạch hành động ASEAN về quản lý các loài ngoại lai xâm hại do Indonesia khởi xướng nhằm giải quyết một trong những mối đe dọa lớn về mất tự nhiên và đa dạng sinh học trong khu vực.

Hội nghị mong muốn tiến hành học tập theo chiều ngang cho các Thành phố bền vững ASEAN ở Indonesia, điều này sẽ tạo nền tảng cho các nước ASEAN chia sẻ kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển thành phố bền vững, nâng cao kiến thức và hiểu biết về các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Hội nghị đã thông qua danh sách các trường học nhận Giải thưởng Trường học Sinh thái ASEAN lần thứ tư và Giải thưởng Nhà vô địch Sinh thái trẻ ASEAN lần thứ hai. Hội nghị biểu dương những thành tích này và khuyến khích các trường học và cá nhân khác học hỏi từ những thực tiễn tốt nhất và áp dụng vào thực hành tạo nên một môi trường bền vững hơn.

Hội nghị đã tái khẳng định cam kết thực hiện Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về chống rác thải đại dương của các quốc gia thành viên. Hội nghị tiếp tục hoan nghênh tiến độ thực hiện các dự án và sáng kiến liên quan đến rác thải biển, bao gồm cả việc tổ chức thành công Hội thảo ASEAN-New Zealand về rác thải nhựa trên biển và Hội nghị ASEAN sắp tới về chống ô nhiễm nhựa do Indonesia đăng cai tổ chức.

Hội nghị đã giới thiệu Báo cáo hiện trạng môi trường ASEAN lần thứ sáu (SOER6), trong đó cung cấp thông tin về hiện trạng và xu hướng môi trường trong khu vực, đồng thời cung cấp thông tin cho các quyết định quản lý môi trường sẽ góp phần vào các nỗ lực phát triển bền vững của ASEAN.

Hội nghị ghi nhận việc tiếp tục đối thoại giữa ASEAN và các đối tác về môi trường, biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường xuyên suốt, tại Đối thoại ASEAN-Nhật Bản về Hợp tác Môi trường, Đối thoại ASEAN - Hàn Quốc về Môi trường và Biến đổi khí hậu, Đối thoại cấp cao ASEAN-EU về Môi trường và Biến đổi khí hậu, Đối thoại cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ về Cam kết về Môi trường và Biến đổi khí hậu, và Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN+3 về Môi trường, được tổ chức vào ngày 2-3 tháng 8 năm 2023 tại Bogor, Indonesia.

3mm
Đối thoại Bộ trưởng ASEAN - Nhật Bản về môi trường và biến đổi khí hậu (AJMDEC) & Lễ ra mắt Sáng kiến mới ASEAN - Nhật Bản

Các Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN+3, Đối thoại Bộ trưởng ASEAN -Nhật Bản về Hợp tác Môi trường và Đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ về Môi trường và Khí hậu đã đánh giá các hoạt động hiện tại và thảo luận các hoạt động hợp tác chiến lược sắp tới về đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, giáo dục môi trường, khoa học và công nghệ môi trường, các thành phố bền vững với môi trường và rác thải nhựa biển, cùng nhiều vấn đề khác.

Hội nghị hoan nghênh việc tiến hành Tuần lễ Môi trường ASEAN-Nhật Bản và khởi động Sáng kiến Hợp tác ASEAN-Nhật Bản: Chương trình Chiến lược về Khí hậu và Môi trường ASEAN (SPACE) nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ đối thoại ASEAN-Nhật Bản.

4mm
Đoàn công tác Việt Nam tham dự Hội nghị AMME

Phát biểu tại Đối thoại Bộ trưởng ASEAN - Nhật Bản, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch ASOEN Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam nhấn mạnh, trong những năm qua, hợp tác giữa Nhật Bản và ASEAN luôn được quan tâm, đặc biệt là về môi trường và biến đổi khí hậu. Sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản đã giúp nâng cao năng lực cho các nước ASEAN trong việc giải quyết các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu. Đồng thời, mong muốn Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước ASEAN trong đó có Việt Nam thông qua các hoạt động, dự án cụ thể như thúc đẩy chuyển giao công nghệ và hỗ trợ chuyên môn, từ đó giúp các nước ASEAN thực hiện các cam kết quốc tế về thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, chống ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học./.

Theo Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TN&MT)

NỘI DUNG KHÁC

Quản lý tài nguyên nước: Cần quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, Ngành

25-8-2023

Chỉ khi phân định rõ trách nhiệm của từng bộ ngành, việc quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp mới phát huy được hiệu quả, mỗi ngành phát huy được thế mạnh, nguồn tài nguyên nước được khai thác hợp lý và bền vững.Theo báo cáo của Cục Quản lý tài nguyên nước, với sự ra đời của Luật Tài nguyên nước từ năm 1998, sửa đổi năm 2012, đến nay, về cơ bản công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước đã tạo ra sự chuyển biến hết sức tích cực, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong khai thác, sử dụng nước. Tuy vậy, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài  nguyên nước Ngô Mạnh Hà cho rằng, cũng phải nhìn thẳng vấn đề là thực trạng quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập.

Bộ TN&MT Việt Nam và Bộ Môi trường Nhật Bản ký kết Ý định thư hợp tác quản lý rác thải biển

27-8-2023

Chiều 25/8, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT Việt Nam Đặng Quốc Khánh đã hội đàm với Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản Nishimura Akihiro. Hai bên trao đổi cụ thể về những nội dung hợp tác trong thời gian tới và ký kết Ý định thư hợp tác quản lý rác thải biển. Tham dự buổi Hội đàm, về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Hợp tác Quốc tế; Vụ Môi trường; Cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Cục Biến đổi khí hậu; Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường; Văn phòng Bộ; Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham dự buổi ký kết. Về phía Nhật Bản có sự tham dự của Ông YAMADA Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; Lãnh đạo các đơn vị chuyên môn của Bộ Môi trường Nhật Bản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Nhiều kiến nghị của 14 hiệp hội không có cơ sở”

27-8-2023

Đại diện đơn vị soạn thảo mức phí tái chế (Fs) cho rằng một số kiến nghị của 14 hiệp hội chưa phù hợp và không thể so sánh Việt Nam với Tây Âu. Theo Luật Bảo vệ Môi trường, từ 1/1/2024, nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm mở rộng tái chế sản phẩm, bao bì thải bỏ bằng cách tự tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế. Mức phí tái chế (Fs) đang được 14 hiệp hội đánh giá "cao hơn Tây Âu". Trao đổi với VnExpress, ông Phan Tuấn Hùng - Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Giám đốc Văn phòng EPR quốc gia cho biết sẽ ghi nhận các kiến nghị của 14 hiệp hội doanh nghiệp nhưng ông cho rằng một số "đang có nhầm lẫn".

Kế hoạch triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất

27-8-2023

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 993/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất đến năm 2030.Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch nhằm đóng góp trực tiếp vào mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, các mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý rừng bền vững, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững cho người dân và cộng đồng địa phương, đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ môi trường, qua đó thực hiện được các cam kết của Tuyên bố Glasgow.

Đảm bảo Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống, đáp ứng mong mỏi của Nhân dân

27-8-2023

Tại Phiên họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sáng 25/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ ngành chung sức, đồng lòng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo các quy định của luật đi vào cuộc sống, đáp ứng mong mỏi của Nhân dân... Tiếp tục Phiên họp thứ 25, sáng 25/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Tại Phiên họp, đề cập về Một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh: Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, đây là dự án Luật lớn, quá trình tiếp thu, chỉnh lý tiếp tục nhận được nhiều ý kiến khác nhau.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường tổ chức Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý

28-8-2023

Thực hiện Hướng dẫn số 525-HD/BCSĐTNMT ngày 07/7/2023 của Ban cán sự đảng Bộ Hướng dẫn về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và Kế hoạch số 01/KH-VCLCSTNMT ngày 28/7/2023 của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường về Kế hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Lãnh đạo Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, ngày 28/8/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ, Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung và Phó Viện trưởng Nguyễn Trung Thắng. Tham dự Hội nghị có Chi ủy, Lãnh đạo Viện, lãnh đạo các đơn vị thuộc Viện, Chủ tịch Công đoàn và Bí thư Đoàn Thanh Niên Viện.

Việt Nam và Singapore ký kết Ý định thư về việc tiếp tục thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác theo Điều 6 Thỏa thuận Paris

29-8-2023

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Bộ Nhân lực kiêm Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương Singapore Tan See Leng ký Ý định thư giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Công Thương Singapore về việc tiếp tục thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác theo Điều 6 Thỏa thuận Paris. Sáng 28/8, ngay sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã chứng kiến lễ ký kết 7 văn kiện hợp tác mới giữa các bộ, ngành, cơ quan của hai nước. Đây là những cơ sở rất quan trọng để đưa quan hệ hai nước phát triển sâu rộng, mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Bộ Nhân lực kiêm Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương Singapore Tan See Leng ký Ý định thư giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Công Thương Singapore về việc tiếp tục thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác theo Điều 6 Thỏa thuận Paris.

Đại biểu Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước

29-8-2023

Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách chiều 28/8, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, dự án luật này đã được xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 5. Ngay sau kỳ họp, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật; tham khảo và học tập kinh nghiệm của các chuyên gia; tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Tập trung cao độ để tiếp thu, hoàn thiện Luật Đất đai sửa đổi

29-8-2023

Sáng 28/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan về tiếp thu, hoàn thiện Dự án Luật Đất đai sửa đổi (Dự thảo). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu lãnh đạo, đại diện các bộ, ngành dựa trên cơ sở chính trị, khoa học, căn cứ thực tiễn để nêu ý kiến, trao đổi và thống nhất đối với từng điều, khoản đã sửa đổi, chỉnh lý trong Dự thảo. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân báo cáo một số nội dung trong Dự thảo mà Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội thống nhất chỉnh sửa kể từ khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 đến nay.

Khởi động đợt 2 của Chương trình Thúc đẩy Tài chính Khí hậu Việt Nam (CFA)

29-8-2023

Đại sứ quán Anh tại Hà Nội vừa công bố đợt hai của chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cho các dự án carbon thấp, mang đến lợi ích cho các cộng đồng trên toàn Việt Nam. Sau thành công của chương trình CFA đợt đầu tiên, Đại sứ quán Anh hiện đang tìm kiếm các dự án ở giai đoạn tiền khả thi có nhu cầu huy động vốn từ 5 triệu USD trở lên. Cổng thông tin nhận đề xuất hiện đã được mở để các đại diện có thể nộp đề án trực tuyến. Chính thức được công bố tại Việt Nam vào năm 2022, Chương trình CFA là chương trình hỗ trợ kỹ thuật do Chính phủ Vương quốc Anh tài trợ nhằm ứng phó trực tiếp với tình trạng khẩn cấp và ảnh hưởng lan rộng của biến đổi khí hậu. Chương trình tập hợp các tổ chức tài chính có khả năng phát triển và cấp vốn cho các dự án khí hậu quy mô lớn, cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật, hỗ trợ về mô hình tài chính và chuẩn bị nội dung thuyết phục nhà đầu tư, tư vấn để tăng cường bình đẳng giới và hòa nhập xã hội (GESI).

ISPONRE làm việc với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) về kết quả nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý việc thải bỏ phương tiện

31-8-2023

Trong khuôn khổ Dự án “Nghiên cứu xây dựng quy định về thải bỏ, thu hồi phương tiện giao thông vận tải phù hợp với điều kiện Việt Nam”, ngày 31/8/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM); Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã tổ chức cuộc họp thảo luận về kết quả nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý việc thải bỏ phương tiện giao thông. Cuộc họp có sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của nhóm nghiên cứu ISPONRE và các thành viên của hai hiệp hội VAMM và VAMA. TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chủ trì cuộc họp.

Xây dựng thành công dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Thể hiện rõ vai trò trong tiến trình phát triển

5-9-2023

Luật Đất đai là một trong những luật rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới mọi người dân, doanh nghiệp, tổ chức. Việc sửa đổi Luật có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tháo gỡ những vướng mắc, giải phóng nguồn lực đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. Do đó, xây dựng Luật Đất đai thành công cũng được ví như làm cách mạng thành công. Sau hơn 30 năm đi vào cuộc sống với 5 lần sửa đổi, gần nhất là năm 2013, Luật Đất đai đã thể hiện rõ vai trò trong tiến trình phát triển của đất nước, là bước ngoặt quan trọng giúp khơi thông nguồn lực đất đai; đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và ổn định xã hội.