TIN TỨC-SỰ KIỆN

Khởi động đợt 2 của Chương trình Thúc đẩy Tài chính Khí hậu Việt Nam (CFA)

Ngày đăng: 29 | 08 | 2023

Đại sứ quán Anh tại Hà Nội vừa công bố đợt hai của chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cho các dự án carbon thấp, mang đến lợi ích cho các cộng đồng trên toàn Việt Nam. Sau thành công của chương trình CFA đợt đầu tiên, Đại sứ quán Anh hiện đang tìm kiếm các dự án ở giai đoạn tiền khả thi có nhu cầu huy động vốn từ 5 triệu USD trở lên. Cổng thông tin nhận đề xuất hiện đã được mở để các đại diện có thể nộp đề án trực tuyến. Chính thức được công bố tại Việt Nam vào năm 2022, Chương trình CFA là chương trình hỗ trợ kỹ thuật do Chính phủ Vương quốc Anh tài trợ nhằm ứng phó trực tiếp với tình trạng khẩn cấp và ảnh hưởng lan rộng của biến đổi khí hậu. Chương trình tập hợp các tổ chức tài chính có khả năng phát triển và cấp vốn cho các dự án khí hậu quy mô lớn, cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật, hỗ trợ về mô hình tài chính và chuẩn bị nội dung thuyết phục nhà đầu tư, tư vấn để tăng cường bình đẳng giới và hòa nhập xã hội (GESI).

khoi dong dot 2 chuong trinh thuc day tai chinh khi hau viet nam 20230824204336
Khởi động đợt 2 Chương trình thúc đẩy tài chính khí hậu Việt Nam

Đại sứ Anh tại Việt Nam, Iain Frew nhấn mạnh: “Việc ra mắt đợt tiếp theo của Chương trình CFA Việt Nam là minh chứng cho sự thành công và tác động tích cực của đợt một. Nhiều dự án tham gia trong đợt đầu đều đã có cơ hội gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng thông qua chương trình. Tôi rất vui khi thấy các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra tích cực. Chúng tôi hy vọng những tương tác này sẽ đem lại những khoản đầu tư đóng góp tích cực vào việc ứng phó với khủng hoảng khí hậu ở Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao các tổ chức tài chính đã hỗ trợ Chương trình CFA cho đến nay và rất vui khi các tổ chức này sẽ tiếp tục hợp tác với chúng tôi trong đợt 2”, “Vương quốc Anh cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang một tương lai phát thải ròng bằng ‘0’, chống chịu với biến đổi khí hậu và thuận thiên. Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp của Vương quốc Anh có sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân và các nhà đầu tư tài chính xanh. Các dự án các-bon thấp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu về phát thải ròng bằng ‘0’. Vương quốc Anh tự hào được hỗ trợ Việt Nam cùng các cam kết khí hậu thông qua Chương trình CFA.”

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch kiêm Giám đốc Thị trường, PwC Việt Nam cho biết: “Trong quá trình chuẩn bị cho đợt hai của CFA Việt Nam, PwC tự hào khi tiếp tục đóng vai trò là đối tác thực hiện Chương trình CFA Việt Nam, tập hợp các tổ chức tài chính và các dự án sáng tạo, thân thiện với khí hậu để hỗ trợ các tham vọng về khí hậu của Việt Nam. Sáng kiến này đã cho phép cộng đồng đầu tư trong nước và quốc tế thấy rõ các cơ hội đầu tư về dự án các-bon thấp tại Việt Nam và chúng tôi hy vọng sáng kiến này sẽ tiếp tục thúc đẩy những thay đổi tích cực, hướng tới việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của đất nước sang nền kinh tế phát thải thấp, góp phần tạo ra một tương lai bền vững cho tất cả chúng ta."

Chương trình Thúc đẩy Tài chính Khí hậu Việt Nam là chương trình hỗ trợ kỹ thuật với tổng kinh phí thực hiện là 11,8 triệu Bảng Anh, do Quỹ Tài chính Khí hậu Quốc tế (International Climate Finance - ICF) của Vương quốc Anh tài trợ thông qua Bộ An ninh Năng lượng và Trung hòa Các-bon (DESNZ). Chương trình CFA được triển khai ở 9 quốc gia (Colombia, Ai Cập, Mexico, Nigeria, Pakistan, Peru, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam) với mục tiêu xây dựng danh mục các dự án các-bon thấp, bền vững, có khả năng huy động vốn ở mỗi quốc gia. Chương trình CFA là một phần trong nỗ lực của Vương quốc Anh nhằm hỗ trợ hành động vì khí hậu trên quy mô toàn cầu, tạo điều kiện tiếp cận tài chính và giúp các chính phủ đạt được các mục tiêu về khí hậu theo Thỏa thuận Paris.

Đợt một của Chương trình CFA Việt Nam đã lựa chọn ra 09 dự án các-bon thấp sáng tạo, có nhu cầu huy động vốn đầu tư lên đến hơn 500 triệu bảng Anh thuộc các lĩnh vực: năng lượng tái tạo, hiệu quả sử dụng năng lượng/tài nguyên; phương tiện giao thông điện, kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải. Một hội thảo kéo dài 2 ngày vào tháng 5 năm 2023 đã quy tụ đại diện các dự án cùng đơn vị tài chính quan tâm đến dự án (bao gồm các ngân hàng quốc tế và địa phương, tổ chức tài chính phát triển, quỹ khí hậu và quỹ đầu tư tư nhân) để thảo luận về các cơ hội tài trợ tiềm năng./.

Theo dangcongsan.vn

NỘI DUNG KHÁC

ISPONRE làm việc với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) về kết quả nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý việc thải bỏ phương tiện

31-8-2023

Trong khuôn khổ Dự án “Nghiên cứu xây dựng quy định về thải bỏ, thu hồi phương tiện giao thông vận tải phù hợp với điều kiện Việt Nam”, ngày 31/8/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM); Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã tổ chức cuộc họp thảo luận về kết quả nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý việc thải bỏ phương tiện giao thông. Cuộc họp có sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của nhóm nghiên cứu ISPONRE và các thành viên của hai hiệp hội VAMM và VAMA. TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chủ trì cuộc họp.

Xây dựng thành công dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Thể hiện rõ vai trò trong tiến trình phát triển

5-9-2023

Luật Đất đai là một trong những luật rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới mọi người dân, doanh nghiệp, tổ chức. Việc sửa đổi Luật có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tháo gỡ những vướng mắc, giải phóng nguồn lực đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. Do đó, xây dựng Luật Đất đai thành công cũng được ví như làm cách mạng thành công. Sau hơn 30 năm đi vào cuộc sống với 5 lần sửa đổi, gần nhất là năm 2013, Luật Đất đai đã thể hiện rõ vai trò trong tiến trình phát triển của đất nước, là bước ngoặt quan trọng giúp khơi thông nguồn lực đất đai; đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và ổn định xã hội.

Để những mạch nguồn chảy mãi

6-9-2023

Việt Nam được dệt thêu bởi 3.450 sông, suối - tạo nên sự đa dạng cảnh sắc, con người và văn hóa độc đáo. Thế nhưng, sông ngòi - những mạch sống của các hệ sinh thái đang bị đầu độc bởi con người. Ngày nay, khó có thể kiếm được con sông nào giữ được một vài nét nguyên sơ. Nước ta hiện có 108 lưu vực sông với tổng lượng nước trung bình hàng năm khoảng 830 tỷ m3. Thế nhưng, hệ lụy của phát triển “nâu” đang khiến chất lượng nước mặt của các sông, ngòi, kênh, rạch, đặc biệt là ở các vùng đô thị và vùng công nghiệp suy thoái tới mức “báo động đỏ”, tác động nguy hiểm đối với đời sống con người cũng như sinh vật thủy sinh.

Tài chính xanh và thị trường tín chỉ Carbon

6-9-2023

Trước thềm Diễn đàn Kinh tế TPHCM 2023, sáng 6-9, tại TP.HCM, Báo SGGP tổ chức hội thảo “Tài chính xanh và thị trường tín chỉ carbon”. Tham dự và chủ trì hội thảo có Ông Phan Văn Mãi - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM, Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Ông Nguyễn Quang Huân - Ủy viên Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT), Ông Hoàng Thái Sơn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài chính; Ông Tăng Hữu Phong - Tổng biên tập Báo SGGP. Hội thảo là cơ hội để các nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực, trình bày cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan đến tài chính xanh và thị trường tín chỉ Carbon.

Các chuyên gia, nhà khoa học đề xuất ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 24-NQ/TW

11-9-2023

Chiều 8/9, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đã chủ trì cuộc họp tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học góp ý Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về chủ động ứng phó với BĐKH , tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tại cuộc họp, các chuyên gia, nhà khoa học đã cơ bản thống nhất việc đề xuất Ban Chỉ đạo tham mưu cho Trung ương ban hành một Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 24-NQ/TW. Tham dự cuộc họp có các đại biểu của Hội đồng Lý luận Trung ương; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Văn phòng Trung ương Đảng; Ban Tuyên giáo Trung ương; Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và các đơn vị có liên quan; các thành viên Tổ biên tập theo Quyết định số 01/QĐ-BCSĐTKNQ24 ngày 19/7/2023 thuộc Bộ TN&MT.

Đưa chuyển đổi xanh thành động lực tăng trưởng

19-9-2023

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Trường Fulbright Việt Nam, 2 – 3 năm tới vẫn cần tăng quy mô đầu tư công, trong đó cần ưu tiên vốn cho các dự án chuyển đổi xanh. Tại diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, trình bày tham luận “Chuyển đổi xanh và thách thức tăng trưởng kinh tế trung hạn”, ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện đang đứng trước những thách thức rất lớn trong ngắn hạn và trung hạn về mặt tốc độ tăng trưởng. Ngay cả khi không có nhiều thay đổi về cơ cấu kinh tế và phát huy được tác động tích cực của một số động lực tăng trưởng mới thì việc đạt mục tiêu GDP tăng trưởng bình quân 6,5% trong giai đoạn 2021-2025 là vô cùng khó khăn.

Sớm hoàn chỉnh và phê duyệt Quy hoạch không gian biển

19-9-2023

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan hoàn thiện dự thảo Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và dự kiến trình cơ quan có thẩm quyền vào Quý IV năm 2023. Theo cử tri tỉnh Kiên Giang, nhiều năm nay, nhiều tổ chức, cá nhân được thuê và giao mặt nước biển trên địa bàn các huyện đã hết thời gian giao và thuê, đã làm thủ tục xin giao và thuê lại nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận do thiếu Quy hoạch không gian biển và việc triển khai 5 Nghị định 11- NĐ/CP ngày 10 tháng 02 năm 2021 quy định về giao các khu vực biển nhất định cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển còn nhiều bất cập, không triển khai được.

Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023

21-9-2023

Ngày 21 tháng 9 năm 2023, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường - Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường và C asean Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023.   Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023 được tổ chức trong khuôn khổ hoạt động Giới thiệu SX 2023 tại Việt Nam (SX Roadshow 2023 - Vietnam) do C asean Việt Nam tổ chức. Đây là hoạt động nhằm quảng bá sự kiện Triển lãm Phát triển Bền vững 2023 - Sustainability Expo 2023 tại SX 2023 tại Bangkok, Thái Lan. Đồng tổ chức bởi Thai Beverage Public Company Limited và Mạng lưới Chuỗi cung ứng Thái Lan (TSCN), SX 2023 là triển lãm phát triển bền vững lớn nhất tại ASEAN với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động và ý tưởng bền vững và nâng cao nhận thức về các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (UNSDGs).

Việt Nam đề xuất 6 nội dung ưu tiên cho Hội nghị thượng đỉnh diễn đàn cấp cao đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu 2030

25-9-2023

Việt Nam đề xuất Diễn đàn cấp cao Đối tác vì tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) thúc đẩy 06 ưu tiên hợp tác đối tác, đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của toàn cầu tại Phiên bế mạc Hội nghị thượng đỉnh (P4G) năm 2023 tại thành phố Bogota, Colombia, ngày 23/9/2023. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã nêu những nội dung đề xuất P4G thúc đẩy khi Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025, cụ thể là: đảm bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói, giảm nghèo; quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước xuyên biên giới; xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm, giám sát các hoạt động của biến đổi khí hậu; thúc đẩy tài chính Netzero và chuyển đổi năng lượng công bằng; phát triển nông nghiệp thông minh các-bon thấp; phát triển kinh tế tuần hoàn nhựa, góp phần thực thi Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa. Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ tham gia phát biểu tại phiên chuyên đề thành phố bền vững; Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Tăng Thế Cường tham gia thảo luận, chia sẻ về lộ trình thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, chuyển đổi năng lượng công bằng và phát triển thị trường các-bon ở Việt Nam. Những chia sẻ của Đoàn Việt Nam được Giám đốc điều hành P4G đánh giá cao, cho thấy cam kết của Việt Nam tham gia P4G thực chất hiệu quả và quyết tâm của Việt Nam trong việc tổ chức thành Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025.

Bộ TN&MT rà soát TTHC tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản

25-9-2023

Sáng 25/9, Cục Khoáng sản Việt Nam báo cáo Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên về nội dung hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản. Báo cáo tại cuộc họp, ông Mai Thế Toản - Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam cho biết: Ngày 16/9/2023, Bộ TN&MT nhận được Văn bản số 7120/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ về việc hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản. Tiếp thu ý kiến của Văn phòng Chính phủ tại Văn bản trên, Bộ TN&MT đã phối hợp với Bộ Tư pháp để tiếp thu, giải trình rõ, đầy đủ các ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Thực hiện nhiệm vụ Bộ TN&MT giao, Cục Khoáng sản Việt Nam đã hoàn thiện dự thảo Nghị định theo hướng chỉ nên khoanh định phạm vi sửa đổi, bổ sung các quy định tại các Nghị định mang tính thực sự cấp bách, cần thiết để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển, phục hồi kinh tế và phải đảm bảo những nội dung sửa đổi, bổ sung nằm trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ, đúng quy định của pháp luật.

Hội thảo đào tạo về Hạch toán tài khoản đại dương

26-9-2023

Ngày 26/9/2023, tại Trụ sở Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã diễn ra Hội thảo đào tạo về Hạch toán tài khoản đại dương. Tham dự Hội thảo có đại diện ISPONRE; GOAP; Trung tâm Kinh tế biển xanh, Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury, Monterey, California, Mỹ; các đại diện đến từ Maldives, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam. Mục tiêu của Hội thảo là cung cấp khái niệm cơ bản về hạch toán tài khoản đại dương, đồng thời giới thiệu các thực tiễn tốt về hạch toán tài khoản đại dương và thảo luận cơ hội áp dụng hạch toán tài khoản đại dương trong quá trình lập quy hoạch. Hạch toán tài khoản đại dương là một khung thống kê để sắp xếp các dữ liệu và số liệu thống kê có liên quan, dựa trên các nguyên tắc và tiêu chuẩn của Hệ thống hạch toán kinh tế môi trường (SEEA). SEEA cung cấp các tiêu chuẩn để tổng hợp dữ liệu vật lý về môi trường và liên kết dữ liệu đó với dữ liệu tiền tệ trong Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Phương pháp này có thể được áp dụng không chỉ để tính toán dữ liệu về trữ lượng cá mà còn sử dụng trong tính toán các nguồn gây ô nhiễm trên đất liền và giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái như bảo vệ bờ biển, hấp thụ carbon và giải trí. Việc thống nhất các số liệu thống kê về môi trường và kinh tế sẽ hỗ trợ trong việc tính toán giá trị mang lại của đại dương đối với nền kinh tế và tác động của nền kinh tế đối với hệ sinh thái đại dương, đồng thời xây dựng các chính sách để bảo tồn các giá trị của vốn tự nhiên – bảo vệ lợi ích lâu dài của đất nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2023

2-10-2023

Tại Hội nghị giao ban công tác Quý III năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã chỉ đạo: Bộ Tài nguyên và Môi trường đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2023. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng: Nguyễn Thị Phương Hoa; Võ Tuấn Nhân; Lê Công Thành; Lê Minh Ngân cùng thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, chương trình công tác tháng 9 và 09 tháng đầu, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 03 tháng cuối năm 2023, ông Phạm Tân Tuyến, Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin, với sự chỉ đạo sâu sát và quyết liệt của lãnh đạo Bộ và sự cố gắng, nỗ lực của các đơn vị, công tác xây dựng và trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng theo Chương trình.