TIN TỨC-SỰ KIỆN

Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023

Ngày đăng: 21 | 09 | 2023

Ngày 21 tháng 9 năm 2023, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường - Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường và C asean Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023.   Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023 được tổ chức trong khuôn khổ hoạt động Giới thiệu SX 2023 tại Việt Nam (SX Roadshow 2023 - Vietnam) do C asean Việt Nam tổ chức. Đây là hoạt động nhằm quảng bá sự kiện Triển lãm Phát triển Bền vững 2023 - Sustainability Expo 2023 tại SX 2023 tại Bangkok, Thái Lan. Đồng tổ chức bởi Thai Beverage Public Company Limited và Mạng lưới Chuỗi cung ứng Thái Lan (TSCN), SX 2023 là triển lãm phát triển bền vững lớn nhất tại ASEAN với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động và ý tưởng bền vững và nâng cao nhận thức về các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (UNSDGs).

Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023 được phát động từ ngày 15 tháng 7 năm 2023 và kết thúc vào ngày 24 tháng 8 năm 2023. Sau gần 2 tháng diễn ra Cuộc thi, Ban Tổ chức đã nhận được 919 tác phẩm của 148 tác giả đến từ 37 tỉnh/thành phố trong cả nước. Thông qua lăng kính nhiếp ảnh, các tác phẩm ảnh dự thi đã chuyển tải thông điệp rõ ràng, mang đến những góc nhìn mới lạ, độc đáo, thể hiện được tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Cuộc thi đã tìm kiếm được các tác phẩm nhiếp ảnh tiêu biểu, có giá trị tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất và công chúng về trách nhiệm của họ đối với vòng đời sản phẩm. Đồng thời, tạo sân chơi bổ ích, lý thú cho các nghệ sỹ nhiếp ảnh chuyên và không chuyên trong nước tham gia sáng tác, công bố tác phẩm đẹp về kinh tế tuần hoàn.

21 9 23 1
Ông Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường - Trưởng ban giám khảo và ông Phạm Đình Tuyên - Phó Tổng biên tập Tạp chí Môi trường, Trưởng Ban tổ chức trao giải Nhất và giải Nhì cho các tác giả

Sau thời gian làm việc nghiêm túc và công tâm, Ban Giám khảo Cuộc thi gồm các nhà chuyên môn thuộc các lĩnh vực tài nguyên và môi trường; văn hóa, thể thao và du lịch; nghệ sỹ nhiếp ảnh; Tạp chí Môi trường và C asean đã thống nhất chọn ra 9 tác phẩm đạt giải, bao gồm:

- 01 giải Nhất:

Tác phẩm: Nguồn năng lượng sạch; Tác giả: Phan Thanh Cường (Bạc Liêu).

- 02 giải Nhì:

1. Tác phẩm: Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên cánh đồng cà rốt; Tác giả: Đinh Hải Ngọc (Hà Nội).

2. Tác phẩm: Làm gạch sinh thái từ chai nhựa; Tác giả: Vũ Sơn Lâm (Đồng Nai).

- 02 giải Ba:

1.Tác phẩm: Sử dụng năng lượng mặt trời tại Nhà giàn DK1/12; Tác giả: Nguyễn Đăng Khoa (Hà Nội).

2. Tác phẩm: Du lịch xanh; Tác giả: Phan Vũ Trọng (Quảng Nam).

- 04 giải Khuyến khích:

1. Tác phẩm: Mảnh đất vàng; Tác giả: Cao Thị Thanh Hà (TP. Hồ Chí Minh).

2. Tác phẩm: Phao cứu sinh đuối nước tái chế; Tác giả: Huỳnh Thanh Hùng (An Giang).

3. Tác phẩm: Sức sống mới; Tác giả: Huỳnh Thanh Liêm (Tây Ninh).

4. Tác phẩm: Quy trình nuôi tôm công nghệ cao sử dụng nước tuần hoàn; Tác giả: Phan Thanh Cường (Bạc Liêu).

Các tác phẩm đạt giải được trưng bày tại Trụ sở C asean Việt Nam (Sảnh Khách sạn Melia, số 44B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và được sử dụng vào công tác tuyên truyền xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Phát biểu tại Lễ trao giải, TS. Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban Giám khảo Cuộc thi khẳng định: “Hội đồng Giám khảo đánh giá, hầu hết các tác phẩm dự thi lần này có chất lượng tốt, bám sát chủ đề về kinh tế tuần hoàn với nhiều đề tài phong phú, đa dạng, nhiều góc nhìn mới lạ, giàu tính sáng tạo và tính nghệ thuật; là cơ sở hình thành hệ thống dữ liệu ảnh phục vụ công tác tuyên truyền xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới”.

Đại diện C asean tại Việt Nam, ông Nguyễn Hải Sơn chia sẻ: “Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn 2023 thể hiện nỗ lực của C asean trong 2 trụ cột chính của chúng tôi bao gồm phát triển bền vững và phát triển con người. C asean rất vui mừng được cùng Tạp chí Môi trường – Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đóng góp vào nỗ lực chung của lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam cũng như tạo cơ hội cho các nghệ sĩ trẻ thể hiện tài năng thông qua Cuộc thi này. C asean Việt Nam mong muốn được tiếp tục sứ mệnh kết nối ASEAN của mình tại Việt Nam với nhiều hoạt động ý nghĩa khác trong tương lai”.

Ngoài Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023, SX Roadshow 2023 - Vietnam còn tổ chức Tọa đàm về Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) ở Việt Nam với sự tham gia của các diễn giả là chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường và khách mời liên quan. Tại Tọa đàm, các diễn giả đại diện cho doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước đã chia sẻ về Lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam; EPR trong nỗ lực áp dụng kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam cũng như các lợi ích quan trọng khác của EPR…

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Việt Nam đề xuất 6 nội dung ưu tiên cho Hội nghị thượng đỉnh diễn đàn cấp cao đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu 2030

25-9-2023

Việt Nam đề xuất Diễn đàn cấp cao Đối tác vì tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) thúc đẩy 06 ưu tiên hợp tác đối tác, đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của toàn cầu tại Phiên bế mạc Hội nghị thượng đỉnh (P4G) năm 2023 tại thành phố Bogota, Colombia, ngày 23/9/2023. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã nêu những nội dung đề xuất P4G thúc đẩy khi Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025, cụ thể là: đảm bảo an ninh lương thực gắn với xóa đói, giảm nghèo; quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước xuyên biên giới; xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm, giám sát các hoạt động của biến đổi khí hậu; thúc đẩy tài chính Netzero và chuyển đổi năng lượng công bằng; phát triển nông nghiệp thông minh các-bon thấp; phát triển kinh tế tuần hoàn nhựa, góp phần thực thi Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa. Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ tham gia phát biểu tại phiên chuyên đề thành phố bền vững; Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Tăng Thế Cường tham gia thảo luận, chia sẻ về lộ trình thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, chuyển đổi năng lượng công bằng và phát triển thị trường các-bon ở Việt Nam. Những chia sẻ của Đoàn Việt Nam được Giám đốc điều hành P4G đánh giá cao, cho thấy cam kết của Việt Nam tham gia P4G thực chất hiệu quả và quyết tâm của Việt Nam trong việc tổ chức thành Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025.

Bộ TN&MT rà soát TTHC tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản

25-9-2023

Sáng 25/9, Cục Khoáng sản Việt Nam báo cáo Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên về nội dung hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản. Báo cáo tại cuộc họp, ông Mai Thế Toản - Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam cho biết: Ngày 16/9/2023, Bộ TN&MT nhận được Văn bản số 7120/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ về việc hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản. Tiếp thu ý kiến của Văn phòng Chính phủ tại Văn bản trên, Bộ TN&MT đã phối hợp với Bộ Tư pháp để tiếp thu, giải trình rõ, đầy đủ các ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Thực hiện nhiệm vụ Bộ TN&MT giao, Cục Khoáng sản Việt Nam đã hoàn thiện dự thảo Nghị định theo hướng chỉ nên khoanh định phạm vi sửa đổi, bổ sung các quy định tại các Nghị định mang tính thực sự cấp bách, cần thiết để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển, phục hồi kinh tế và phải đảm bảo những nội dung sửa đổi, bổ sung nằm trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ, đúng quy định của pháp luật.

Hội thảo đào tạo về Hạch toán tài khoản đại dương

26-9-2023

Ngày 26/9/2023, tại Trụ sở Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã diễn ra Hội thảo đào tạo về Hạch toán tài khoản đại dương. Tham dự Hội thảo có đại diện ISPONRE; GOAP; Trung tâm Kinh tế biển xanh, Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury, Monterey, California, Mỹ; các đại diện đến từ Maldives, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam. Mục tiêu của Hội thảo là cung cấp khái niệm cơ bản về hạch toán tài khoản đại dương, đồng thời giới thiệu các thực tiễn tốt về hạch toán tài khoản đại dương và thảo luận cơ hội áp dụng hạch toán tài khoản đại dương trong quá trình lập quy hoạch. Hạch toán tài khoản đại dương là một khung thống kê để sắp xếp các dữ liệu và số liệu thống kê có liên quan, dựa trên các nguyên tắc và tiêu chuẩn của Hệ thống hạch toán kinh tế môi trường (SEEA). SEEA cung cấp các tiêu chuẩn để tổng hợp dữ liệu vật lý về môi trường và liên kết dữ liệu đó với dữ liệu tiền tệ trong Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Phương pháp này có thể được áp dụng không chỉ để tính toán dữ liệu về trữ lượng cá mà còn sử dụng trong tính toán các nguồn gây ô nhiễm trên đất liền và giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái như bảo vệ bờ biển, hấp thụ carbon và giải trí. Việc thống nhất các số liệu thống kê về môi trường và kinh tế sẽ hỗ trợ trong việc tính toán giá trị mang lại của đại dương đối với nền kinh tế và tác động của nền kinh tế đối với hệ sinh thái đại dương, đồng thời xây dựng các chính sách để bảo tồn các giá trị của vốn tự nhiên – bảo vệ lợi ích lâu dài của đất nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2023

2-10-2023

Tại Hội nghị giao ban công tác Quý III năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã chỉ đạo: Bộ Tài nguyên và Môi trường đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2023. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng: Nguyễn Thị Phương Hoa; Võ Tuấn Nhân; Lê Công Thành; Lê Minh Ngân cùng thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, chương trình công tác tháng 9 và 09 tháng đầu, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 03 tháng cuối năm 2023, ông Phạm Tân Tuyến, Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin, với sự chỉ đạo sâu sát và quyết liệt của lãnh đạo Bộ và sự cố gắng, nỗ lực của các đơn vị, công tác xây dựng và trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng theo Chương trình.

Khẩn trương hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác thải sinh hoạt

3-10-2023

Mới đây, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp nghe Cục Kiểm soát ô nhiễm báo cáo về việc hoàn thiện dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Tham dự cuộc họp có đại diện các Vụ Pháp chế, Khoa học và Công nghệ; đại diện Sở TN&MT thành phố Hải Phòng, tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên. Báo cáo tại cuộc họp, bà Dương Thị Thanh Xuyến, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý chất thải rắn sinh, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao tại khoản 6 Điều 79 Luật Bảo vệ Môi trường, Bộ TN&MT đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó, dự thảo đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới và khảo sát tại một số tỉnh của Việt Nam.

Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm trọng trách cao hơn trong lĩnh vực khí tượng thủy văn

3-10-2023

Vai trò của ngành Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam trong cộng đồng KTTV quốc tế được xây dựng và củng cố theo năm tháng, năm 2019, Việt Nam đã lần đầu tiên được tín nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á (RA-II) và đến năm 2023, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi đóng góp cho Hiệp hội nói riêng và cộng đồng KTTV trên thế giới nói chung, Việt Nam đã được tất cả các thành viên trong RAII tín nhiệm giữ chức Quyền Chủ tịch Hiệp hội. Đây là một vinh dự nhưng cũng đi đôi với trách nhiệm, bởi vậy chúng ta càng phải nỗ lực nhiều hơn để có thể thực hiện tốt vai trò mà các bạn quốc tế đã tin tưởng giao cho chúng ta đảm nhiệm. Tại khóa họp Đại hội đồng lần thứ 19 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) diễn ra từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, tại Geneva, Thụy Sỹ, GS.TS Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV đã được bầu là Quyền Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á và đồng thời cũng là Thành viên của Hội đồng Điều hành WMO. Kể từ đó, Việt Nam đã cùng các thành viên của WMO trong khu vực châu Á đưa ra định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp hội, qua đó nâng tầm vị thế của Việt Nam trong Hiệp hội.

Hoàn thiện quy định liên quan đến lấn biển

3-10-2023

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục rà soát, chỉnh lý một số quy định liên quan đến phân cấp cho các địa phương thực hiện thủ tục giao khu vực biển để lấn biển để đảm bảo thống nhất, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Liên quan đến vấn đề này, cử tri một số địa phương đã gửi kiến nghị Chính phủ sớm ban Nghị định quy định hoạt động lấn biển làm cơ sở hành lang pháp lý để quản lý phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Sau khi Nghị định quy định hoạt động lấn biển được Chính phủ ban hành, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm phê duyệt và công bố điều chỉnh, bổ sung đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm, vùng biển 3 hải lý, vùng biển 6 hải lý làm cơ sở để triển khai thực hiện các quy định của Nghị định số 11/2021/NĐ-CP.

Bộ TN&MT đứng thứ 2 về Chỉ số ICT Index 2022

3-10-2023

Tại Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 vừa được tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index 2022). Bộ TN&MT đã bứt phá ngoạn mục, tăng hạng mạnh, vươn lên xếp thứ 2/17 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công về chỉ số ICT Index 2022. Báo cáo ICT Index 2022 vừa được nhóm nghiên cứu của Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Hội Tin học Việt Nam đưa ra dựa trên các số liệu thu thập được từ các đối tượng điều tra, sau khi kiểm tra, cập nhật, đối chiếu, điều chỉnh..., đã tiến hành tính toán các chỉ số thành phần và sau đó là chỉ số ICT Index của từng nhóm đối tượng. Báo cáo đưa ra những đánh giá, xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin dựa trên cơ sở số liệu thu thập được từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và Ngân hàng thương mại...

Ngành Khí tượng Thủy văn tích cực hiện đại hóa công nghệ dự báo, cảnh báo phục vụ cộng đồng

3-10-2023

Trải qua chặng đường 78 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV) Việt Nam luôn đặt mục tiêu phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và tự động hóa, đặt trọng tâm vào việc dự báo, cảnh báo các thiên tai. TS. Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV cho biết: Kể từ khi thành lập Tổng cục KTTV (cơ quan trực thuộc Chính phủ) vào năm 1976, Ngành KTTV đã chú trọng đặt nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế là trọng tâm ưu tiên, nhất là các văn bản mang tầm chiến lược định hướng đối với hoạt động KTTV. Cho đến nay, Ngành KTTV đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 25/9/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác KTTV đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TN&MT, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV và các bộ, ngành đã ban hành 165 văn bản quy phạm pháp luật và 25 văn bản có các nội dung liên quan đến quy phạm pháp luật về lĩnh vực KTTV. Các văn bản pháp luật về KTTV đang từng bước thể hiện được vai trò pháp lý, phạm vi điều chỉnh và tính khả thi của mình trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

5-10-2023

Ngày 4/10/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Công điện số 916/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4. Công điện nêu: Sau gần 06 năm triển khai các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU), gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) và qua 03 đợt thanh tra thực tế của Đoàn Thanh tra EC, kết quả thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, sau đợt thanh tra lần thứ 3 (vào tháng 10 năm 2022) của EC đến nay, kết quả triển khai các khuyến nghị của EC tại địa phương vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thực hiện nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU như: (i) Tiếp tục để xảy ra tình trạng tàu cá, ngư dân địa phương vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; (ii) Thực thi pháp luật, xử phạt các hành vi vi phạm khai thác IUU còn chưa nghiêm; (iii) Chưa hoàn thành việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản; (iv) Chậm triển khai xử lý đối với các phát hiện của EC tại đợt thanh tra lần thứ 3 liên quan đến một số tàu cá nhập khẩu, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và cảng cá xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác có dấu hiệu vi phạm quy định IUU…

Quy hoạch không gian biển là công cụ quan trọng để cụ thể hóa “Quy hoạch tổng thể quốc gia”

9-10-2023

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy đề nghị công tác tuyên truyền thời gian tới cần nhấn mạnh Quy hoạch không gian biển là quy hoạch cấp quốc gia, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về phân vùng chức năng và sắp xếp, phân bố hợp lý không gian các ngành, lĩnh vực; là quy hoạch đa ngành, lần đầu tiên được lập ở Việt Nam…Ngày 6/10, tại thành phố Hạ Long, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Báo cáo viên tháng 10. Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy dự và chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; đồng chí Nguyễn Quế Lâm, Phó trưởng ban Chuyên trách, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Lê Đình Tĩnh, Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao cùng các đồng chí là Trưởng ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Về phía tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh; Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cùng lãnh đạo các đơn vị của tỉnh Quảng Ninh.

Đề xuất chu kỳ đánh giá tác động môi trường cho hoạt động nạo vét tuyến hàng hải

10-10-2023

Tại dự thảo Nghị định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, Bộ Giao thông vận tải đề xuất cần sửa đổi chu kỳ thực hiện các thủ tục trên nhằm giảm chi phí cho ngân sách nhà nước, giảm các thủ tục hành chính cho các dự án, công trình nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải. Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP quy định: "Đối với các dự án, công trình nạo vét duy tu với khối lượng thực hiện hàng năm có tính quy luật, việc đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện theo thời hạn từng năm hoặc theo chu kỳ đến 5 năm". Tuy nhiên, theo Bộ Giao thông vận tải, việc hàng năm lập hồ sơ chưa phù hợp với thời gian tổ chức nạo vét duy tu cũng như trữ lượng của bãi chứa (có một số công trình phải triển khai trong 2 năm).