TIN TỨC-SỰ KIỆN

Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm trọng trách cao hơn trong lĩnh vực khí tượng thủy văn

Ngày đăng: 03 | 10 | 2023

Vai trò của ngành Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam trong cộng đồng KTTV quốc tế được xây dựng và củng cố theo năm tháng, năm 2019, Việt Nam đã lần đầu tiên được tín nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á (RA-II) và đến năm 2023, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi đóng góp cho Hiệp hội nói riêng và cộng đồng KTTV trên thế giới nói chung, Việt Nam đã được tất cả các thành viên trong RAII tín nhiệm giữ chức Quyền Chủ tịch Hiệp hội. Đây là một vinh dự nhưng cũng đi đôi với trách nhiệm, bởi vậy chúng ta càng phải nỗ lực nhiều hơn để có thể thực hiện tốt vai trò mà các bạn quốc tế đã tin tưởng giao cho chúng ta đảm nhiệm. Tại khóa họp Đại hội đồng lần thứ 19 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) diễn ra từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, tại Geneva, Thụy Sỹ, GS.TS Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV đã được bầu là Quyền Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á và đồng thời cũng là Thành viên của Hội đồng Điều hành WMO. Kể từ đó, Việt Nam đã cùng các thành viên của WMO trong khu vực châu Á đưa ra định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp hội, qua đó nâng tầm vị thế của Việt Nam trong Hiệp hội.

RAII đang đi đúng hướng nhằm thực hiện thành công Kế hoạch chiến lược ưu tiên

GS.TS. Trần Hồng Thái cho biết: Mặc dù chưa đi hết nhiệm kỳ 2021 - 2024, tuy nhiên RAII đã rất thành công trong việc triển khai một cách đầy đủ, kịp thời và hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, vai trò của RAII theo định hướng của Đại hội đồng Khí tượng Thế giới lần thứ 19 (Cg-19) và Kế hoạch chiến lược ưu tiên của RAII trong giai đoạn 2021-2024 đã đề ra.

doan6
GS.TS Trần Hồng Thái, Trưởng đoàn Việt Nam gặp gỡ, trao đổi bên lề với GS. Petteri Taalas, Tổng Thư ký WMO tại Cg-19

Trên cơ sở đồng thuận, thống nhất của các thành viên trong Hiệp hội, cùng với sự hỗ trợ tích cực của Ban Thư ký WMO, Cộng đồng RAII đã tập trung cải tổ, tái cấu trúc theo hướng tinh gọn và hiệu quả hơn, phù hợp với bối cảnh toàn cầu mới và theo đúng định hướng tái cấu trúc của WMO. Nhờ tái cấu trúc nhanh chóng và hiệu quả, các công tác của RAII luôn đi đúng định hướng của WMO, tận dụng được các nguồn lực của WMO để bảo đảm thực hiện thành công các Kế hoạch chiến lược ưu tiên của Hiệp hội giai đoạn 2021-2024 thông qua các chương trình như: Mạng lưới quan trắc cơ bản toàn cầu, Hệ thống cảnh báo đa nguy cơ toàn cầu, Hệ thống cảnh báo sớm đa nguy cơ, Hệ thống dự báo và xử lý dữ liệu toàn cầu, Hệ thống thông tin của WMO, các Trung tâm KTTV chuyên ngành được WMO giao chủ trì…

Đặc biệt, RAII đã nhanh chóng, kịp thời kêu gọi các nước thành viên đóng góp đáng kể về nguồn lực tài chính, kỹ thuật để triển khai sáng kiến của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Cảnh báo sớm cho tất cả với mục đích trong vòng 5 năm tới, tất các bản tin thời tiết, thiên tai sẽ được đưa tới tất cả người dân trên thế giới một cách nhanh chóng đầy đủ nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại do thiên tai gây ra và đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững của toàn cầu.

WMO đánh giá rất cao những nỗ lực và đóng góp của Hiệp hội đối với cộng đồng khí tượng thủy văn trong khu vực và trên toàn thế giới. Minh chứng rõ ràng đó là tại Khóa họp Đại hội đồng WMO lần thứ 19 diễn ra từ 23/5-2/6/2023, cộng đồng RAII rất vinh dự, tự hào khi được hầu hết thành viên WMO tín nhiệm, giới thiệu đại diện của RAII bầu cử và trúng cử một số vị trí quản lý chủ chốt của WMO giai đoạn 2023-2027 như: Chủ tịch WMO, Phó Chủ tịch thứ 3 của WMO và 6 vị trí Hội đồng điều hành WMO.

Quyền Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á nhận định, nhìn chung, các hoạt động của RAII đang đi đúng hướng nhằm thực hiện thành công tất cả các nhiệm vụ đặt ra trong Kế hoạch chiến lược ưu tiên của Hiệp hội trong giai đoạn 2021-2024, góp phần không nhỏ trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội bền vững ở châu Á nói riêng và toàn cầu nói chung.

Xác định rõ phương hướng hợp tác nâng tầm vị thế của Việt Nam

Để có thể thực hiện tốt vai trò mà các bạn quốc tế đã tin tưởng giao cho Việt Nam đảm nhiệm, GS.TS. Trần Hồng Thái cho biết, Ngành KTTV Việt Nam trong thời gian tới cần có những bước phát triển đột phá theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa công nghệ quan trắc với chú trọng lấp đầy khoảng trống số liệu KTTV trên biển, vùng sâu, vùng xa; ứng dụng cách mạng công nghệ 4.0 trong tổ chức, quản lý và truyền tin dữ liệu KTTV; dự báo sớm, chi tiết KTTV bằng công nghệ hiện đại và đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm sử dụng hiệu quả các thông tin KTTV.

GS.TS. Trần Hồng Thái chỉ ra một số phương hướng hoạt động hợp tác quốc tế của chúng ta trong thời gian tới như: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động của KTTV Việt Nam đối với công tác của Hiệp hội và WMO, khẳng định vai trò của Chủ tịch của Hiệp hội trong quản lý và điều phối các hoạt động của Hiệp hội hướng tới thực hiện thành công các nhiệm vụ của Hiệp hội trong gian đoạn 2021-2024.

anh 1 gs ts tran hong thai
Tại khóa họp Đại hội đồng lần thứ 19 của WMO diễn ra từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6/2023, tại Geneva, Thụy Sỹ, GS.TS Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV được bầu là Quyền Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á

Đồng thời, tiếp tục nâng cao năng lực của các Trung tâm khu vực, trong đó có các Trung tâm khu vực mà Việt Nam đang được giao trọng trách làm đầu mối như Trung tâm hỗ trợ dự báo cảnh báo thời tiết nguy hiểm, Trung tâm hỗ trợ dự báo lũ quét và sạt lở đất khu vực Đông Nam Á, nhằm nâng cao năng lực, trình độ, vị thế cho ngành KTTV Việt Nam.

Bên cạnh đó, tăng cường trao đổi và chia sẻ số liệu quan trắc cảnh báo, dự báo giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực nói riêng và trong cộng đồng của WMO nói chung; chủ động mở rộng phạm vi cung cấp thông tin, dữ liệu KTTV trên các vùng lãnh thổ, các vùng biên giới, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam với các đối tác quốc tế phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật của Việt Nam, góp phần bảo vệ biên giới, an ninh biển đảo quốc gia.

Hơn nữa, tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia, đối tác quốc tế nâng cao năng lực dự báo cảnh báo của Việt Nam, đặc biệt tăng cường các hợp tác đối tác, hỗ trợ các quốc gia trong khu vực, nhất là các quốc gia ở thượng nguồn các sông xuyên biên giới liên quan đến Việt Nam.

Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác, trao đổi với cộng đồng KTTV thế giới trong ứng dụng các công nghệ, mô hình tiên tiến, đặc biệt các công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 trong quan trắc, truyền tin, xử lý dữ liệu, dự báo, cảnh báo và truyền thông KTTV.

Ngoài ra, tiếp tục đào tạo, cử chuyên gia, đại diện của Việt Nam tham gia vào các cơ quan, tổ chức, diễn đàn điều hành của WMO và các tổ chức quốc tế khác về KTTV. “Với vị thế ngành KTTV đạt được trong thời gian qua, chúng ta có thể tự tin rằng trong thời gian tới ngành KTTV Việt Nam có thể tiếp tục được giao các trọng trách cao hơn như Phó Chủ tịch WMO, Chủ tịch WMO hoặc các vị trí quan trọng khác là hoàn toàn có thể xảy ra”, GS.TS. Trần Hồng Thái nhấn mạnh.

Đề xuất sáng kiến phát triển Hiệp hội khí tượng Châu Á

Với mong muốn Hiệp hội hoạt động hiệu quả hơn và với tư cách là đại diện của Việt Nam giữ vị trí Chủ tịch Hiệp hội, GS.TS. Trần Hồng Thái cho rằng Ban lãnh đạo và các thành viên trong Hiệp hội khí tượng Châu Á đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ đặt ra theo Kế hoạch chiến lược ưu tiên của RAII trong giai đoạn 2021-2024, đồng thời tiếp tục rà soát cập nhật bổ sung kế hoạch phù hợp với các định hướng mới của WMO, trong đó nổi bật là triển khai sáng kiến của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Cảnh báo sớm cho tất cả.

Để có thể triển khai tốt các nhiệm vụ này, đặc biệt trong bối cảnh thời gian nhiệm kỳ 2021-2024 cũng sắp kết thúc, đòi hỏi nỗ lực của toàn bộ các thành viên và ban lãnh đạo của Hiệp hội cùng sự hỗ trợ của WMO. Với vai trò Chủ tịch Hiệp hội, GS.TS. Trần Hồng Thái cũng đã đề xuất các sáng kiến của mình với WMO, cùng các thành viên RAII nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của Hiệp hội trong thời gian tới.

Thứ nhất, Hiệp hội cần thúc đẩy hợp tác chiến lược, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực, trong tiểu khu vực thông qua các hoạt động song phương và đa phương, trong các chương trình của WMO; đồng thời tăng cường hợp tác giữa RAII và các Hiệp hội khu vực khác; tổng hợp tất cả các nội dung hợp tác liên khu vực, khu vực và tiểu khu vực vào Kế hoạch chiến lược ưu tiên của RAII trong giai đoạn 2021-2024.

Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa các ban kỹ thuật của WMO với các hiệp hội khí tượng khu vực thông qua các nhóm kỹ thuật, thậm chí là các nhóm chuyên gia của các Hiệp hội để từ đó các định hướng của WMO sẽ được thực hiện đồng nhất và xuyên suốt tới từng Hiệp hội khu vực và quốc gia.

anh 2 le ky ket thoa thuan
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ giữa Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia trực thuộc Tổng cục KTTV và Công ty HydroScan (Vương quốc Bỉ)

Thứ ba, tiếp tục thúc đẩy hoàn thiện hệ thống quan trắc trong Mạng lưới quan trắc cơ bản toàn cầu (GBON) và Hệ thống quan trắc tích hợp toàn cầu (WIGOS), để từ đó tăng cường chia sẻ dữ liệu quan trắc của các quốc gia trong khu vực, và các quốc gia trên toàn thế giới làm nền tảng cho việc tăng cường độ chính xác cho các mô hình dự báo toàn cầu và mô hình dự báo khu vực, từ đó nâng cao năng lực dự báo cảnh báo KTTV của từng quốc gia. Trong thế giới nhiều thách thức hiện nay, đặc biệt là thách thức đến từ biến đổi khí hậu, việc chia sẻ số liệu từ các mạng lưới quan trắc có ý nghĩa sống còn với nhân loại.

Thứ tư, khuyến khích và đẩy mạnh việc trao đổi ứng dụng các công nghệ dự báo hiện đại, đặc biệt chia sẻ các sản phẩm dự báo từ các mô hình dự báo hiện đại. Các quốc gia phát triển, các quốc gia có nền KTTV mạnh hơn có nghĩa vụ hỗ trợ, và chia sẻ việc ứng dụng các công nghệ dự báo hiện đại, các sản phẩm của các mô hình dự báo toàn cầu, mô hình dự báo khu vực, thậm chí sản phẩm cảnh báo dự báo cho các quốc gia chưa hoặc không có năng lực chạy mô hình dự báo từ các quốc gia đang phát triển, các quốc gia kém phát triển. Từ đó cùng nhau chúng ta tạo nên một hệ thống toàn cầu có khả năng cung cấp các thông tin cảnh báo dự báo KTTV chính xác tới từng người dân trên thế giới.

Thứ năm, RAII sẽ tiếp tục thúc đẩy và kêu gọi tăng cường việc chia sẻ, hỗ trợ nguồn lực từ các nước phát triển tới các nước đang phát triển, kém phát triển hơn trong RAII; thúc đẩy việc kết nối của RAII với các tổ chức của Liên hợp quốc, các Quỹ phát triển: Môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ tài chính xanh (GCF), Quỹ thích ứng (AF), nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng, nâng cao nghiệp vụ dự báo KTTV, cải tiến thay đổi nội dung, hình thức truyền tin thiên tai theo khuyến cáo của WMO cho các nước đang phát triển, kém phát triển vì một mục tiêu chung về một Châu Á an toàn, hòa bình và thịnh vượng.

Theo baotainguyenmoitruong.vn

NỘI DUNG KHÁC

Hoàn thiện quy định liên quan đến lấn biển

3-10-2023

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục rà soát, chỉnh lý một số quy định liên quan đến phân cấp cho các địa phương thực hiện thủ tục giao khu vực biển để lấn biển để đảm bảo thống nhất, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Liên quan đến vấn đề này, cử tri một số địa phương đã gửi kiến nghị Chính phủ sớm ban Nghị định quy định hoạt động lấn biển làm cơ sở hành lang pháp lý để quản lý phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Sau khi Nghị định quy định hoạt động lấn biển được Chính phủ ban hành, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm phê duyệt và công bố điều chỉnh, bổ sung đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm, vùng biển 3 hải lý, vùng biển 6 hải lý làm cơ sở để triển khai thực hiện các quy định của Nghị định số 11/2021/NĐ-CP.

Bộ TN&MT đứng thứ 2 về Chỉ số ICT Index 2022

3-10-2023

Tại Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 vừa được tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index 2022). Bộ TN&MT đã bứt phá ngoạn mục, tăng hạng mạnh, vươn lên xếp thứ 2/17 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công về chỉ số ICT Index 2022. Báo cáo ICT Index 2022 vừa được nhóm nghiên cứu của Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Hội Tin học Việt Nam đưa ra dựa trên các số liệu thu thập được từ các đối tượng điều tra, sau khi kiểm tra, cập nhật, đối chiếu, điều chỉnh..., đã tiến hành tính toán các chỉ số thành phần và sau đó là chỉ số ICT Index của từng nhóm đối tượng. Báo cáo đưa ra những đánh giá, xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin dựa trên cơ sở số liệu thu thập được từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và Ngân hàng thương mại...

Ngành Khí tượng Thủy văn tích cực hiện đại hóa công nghệ dự báo, cảnh báo phục vụ cộng đồng

3-10-2023

Trải qua chặng đường 78 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV) Việt Nam luôn đặt mục tiêu phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và tự động hóa, đặt trọng tâm vào việc dự báo, cảnh báo các thiên tai. TS. Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV cho biết: Kể từ khi thành lập Tổng cục KTTV (cơ quan trực thuộc Chính phủ) vào năm 1976, Ngành KTTV đã chú trọng đặt nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế là trọng tâm ưu tiên, nhất là các văn bản mang tầm chiến lược định hướng đối với hoạt động KTTV. Cho đến nay, Ngành KTTV đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 25/9/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác KTTV đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TN&MT, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV và các bộ, ngành đã ban hành 165 văn bản quy phạm pháp luật và 25 văn bản có các nội dung liên quan đến quy phạm pháp luật về lĩnh vực KTTV. Các văn bản pháp luật về KTTV đang từng bước thể hiện được vai trò pháp lý, phạm vi điều chỉnh và tính khả thi của mình trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

5-10-2023

Ngày 4/10/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Công điện số 916/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4. Công điện nêu: Sau gần 06 năm triển khai các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU), gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) và qua 03 đợt thanh tra thực tế của Đoàn Thanh tra EC, kết quả thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, sau đợt thanh tra lần thứ 3 (vào tháng 10 năm 2022) của EC đến nay, kết quả triển khai các khuyến nghị của EC tại địa phương vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thực hiện nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU như: (i) Tiếp tục để xảy ra tình trạng tàu cá, ngư dân địa phương vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; (ii) Thực thi pháp luật, xử phạt các hành vi vi phạm khai thác IUU còn chưa nghiêm; (iii) Chưa hoàn thành việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản; (iv) Chậm triển khai xử lý đối với các phát hiện của EC tại đợt thanh tra lần thứ 3 liên quan đến một số tàu cá nhập khẩu, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và cảng cá xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác có dấu hiệu vi phạm quy định IUU…

Quy hoạch không gian biển là công cụ quan trọng để cụ thể hóa “Quy hoạch tổng thể quốc gia”

9-10-2023

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy đề nghị công tác tuyên truyền thời gian tới cần nhấn mạnh Quy hoạch không gian biển là quy hoạch cấp quốc gia, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về phân vùng chức năng và sắp xếp, phân bố hợp lý không gian các ngành, lĩnh vực; là quy hoạch đa ngành, lần đầu tiên được lập ở Việt Nam…Ngày 6/10, tại thành phố Hạ Long, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Báo cáo viên tháng 10. Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy dự và chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; đồng chí Nguyễn Quế Lâm, Phó trưởng ban Chuyên trách, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Lê Đình Tĩnh, Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao cùng các đồng chí là Trưởng ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Về phía tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh; Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cùng lãnh đạo các đơn vị của tỉnh Quảng Ninh.

Đề xuất chu kỳ đánh giá tác động môi trường cho hoạt động nạo vét tuyến hàng hải

10-10-2023

Tại dự thảo Nghị định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, Bộ Giao thông vận tải đề xuất cần sửa đổi chu kỳ thực hiện các thủ tục trên nhằm giảm chi phí cho ngân sách nhà nước, giảm các thủ tục hành chính cho các dự án, công trình nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải. Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP quy định: "Đối với các dự án, công trình nạo vét duy tu với khối lượng thực hiện hàng năm có tính quy luật, việc đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện theo thời hạn từng năm hoặc theo chu kỳ đến 5 năm". Tuy nhiên, theo Bộ Giao thông vận tải, việc hàng năm lập hồ sơ chưa phù hợp với thời gian tổ chức nạo vét duy tu cũng như trữ lượng của bãi chứa (có một số công trình phải triển khai trong 2 năm).

Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng xanh hướng đến phát triển bền vững

10-10-2023

Xu hướng tiêu dùng bền vững, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây được xem là thị trường tiềm năng cho các ngành sản xuất hàng hóa theo hướng bền vững, thúc đẩy ứng dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn. Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, năm 2020, tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch và công nghệ bền vững trong lĩnh vực tiêu thụ năng lượng chuyên sâu và ô nhiễm môi trường đã đạt 60 – 70%; 50% doanh nghiệp sản xuất đã áp dụng các giải pháp sản xuất và tiết kiệm năng lượng sạch hơn; 50% doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối được đào tạo và thực hiện các giải pháp sản xuất và tiết kiệm năng lượng sạch hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam đã áp dụng chứng nhận phân phối xanh cho nhà phân phối, phát triển thành công và dần mở rộng chuỗi cung ứng bền vững cho các sản phẩm chính trong nền kinh tế, chuỗi bán lẻ xanh.Thông qua nhiều cơ chế chính sách về phát triển kinh tế tuần hoàn, những năm qua, tỷ lệ sản phẩm bền vững trong tổng khối lượng sản phẩm xuất khẩu chính tại Việt Nam đang tăng dần của. Xu hướng hiện nay là tăng cường các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (3Rs) các sản phẩm như: túi nhựa, giấy, dầu, sắt và thép, đặc biệt là chất thải rắn đô thị. Nhiều địa phương áp dụng biện pháp thu hồi, tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng trong xử lý chất thải, ước tính 90% chất thải giấy và dầu thải sẽ được tái chế, 75% chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu hồi để tái sử dụng và tái chế.

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10): Đưa chuyển đổi số lan tỏa, tác động đến mọi người dân

12-10-2023

Năm 2023 là năm thứ hai Ngày Chuyển đổi số quốc gia (ngày 10/10) được tổ chức. Đây là dịp khơi dậy và lan tỏa niềm tự hào dân tộc, thổi bùng lên nhiệt huyết và tinh thần đóng góp cho dân tộc, đất nước bằng sự đổi mới, sáng tạo, thực hiện có hiệu quả những chương trình, nhiệm vụ để chuyển đổi số thành công. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia đã quyết định ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Đây là ngày để đánh giá, nhìn nhận và đẩy nhanh các hành động với một tầm nhìn 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Đồng thời, hướng tới đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp – cùng chung tay để hiện thực hóa khát vọng một Việt Nam hùng cường 2045.

Chia sẻ tài nguyên nước nhìn từ mô hình Ban điều phối lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

12-10-2023

Sự ra đời của Ban điều phối quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đã mang lại nhiều kết quả quan trọng, thúc đẩy an toàn an ninh nguồn nước. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần có một tổ chức lưu vực sông, đặc biệt khi Vu Gia - Thu Bồn liên quan đến nguồn nước trực tiếp phục vụ sinh hoạt cho nhân dân Quảng Nam và Đà Nẵng. Vu Gia - Thu Bồn là 1 trong 10 lưu vực sông lớn nhất Việt Nam và có lượng mưa trung bình lưu vực lớn nhất Việt Nam. Thế nhưng, trên thực tế, tài nguyên nước trên lưu vực không dồi dào do luôn phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng gây mất an ninh nguồn nước. Việc phân bố dòng chảy không đều giữa mùa mưa, mùa khô và dưới tác động gia tăng của BĐKH làm cho mưa được dự báo tăng trong mùa mưa, giảm trong mùa khô. Đi kèm với đó là quá trình mặn hóa, xâm thực bờ biển, ngập lụt và sạt, lở bờ sông ngày càng diễn biến phức tạp hơn trước.

Tăng nguồn cung hàng hóa các-bon

12-10-2023

Trong khi thị trường các-bon nội địa (hay còn gọi là thị trường bắt buộc) phải có thời gian để định hình, một nhánh khác là thị trường tín chỉ các-bon tự nguyện đang phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều doanh nghiệp, tổ chức tham gia sản xuất tín chỉ các-bon song song với triển khai giải pháp giảm phát thải khí nhà kính (KNK). Thị trường các-bon tự nguyện hình thành trên nhu cầu tiêu dùng khác nhau của các công ty, tổ chức nằm ngoài quy định giảm phát thải của Nhà nước. Nó cho phép các công ty và cá nhân có thể bù đắp trực tiếp lượng phát thải KNK của họ mà không cần ràng buộc pháp lý giữa các quốc gia và có thể được công nhận ở các hệ thống giao dịch phát thải tùy theo quy định của nước sở tại. Khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong nước và công ty FDI tuyên bố cam kết trung hòa các-bon hay phát thải ròng bằng “0”, nhu cầu cho tín chỉ bù đắp phát thải đang tăng nhanh.

Cuộc họp tham vấn chuyên gia về dự án “Quản lý tổng hợp cảnh quan bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam”

13-10-2023

Ngày 13 tháng 10 năm 2023, trong khuôn khổ dự án “Quản lý tổng hợp cảnh quan bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF)  tài trợ, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Văn phòng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tổ chức cuộc họp tham vấn các bên liên quan nhằm hoàn thiện nội dung và kế hoạch thực hiện dự án. PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng chủ trì cuộc họp.

Việt Nam ký hiệp định mang tính lịch sử về biển cả

16-10-2023

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký Hiệp định trong khuôn khổ chuyến làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, truyền đi thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chung tay cùng các quốc gia trên thế giới giải quyết các vấn đề toàn cầu, đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững. Sáng ngày 20/9 (giờ New York), trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia. Hơn 60 quốc gia tham gia ký Hiệp định trong tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.