TIN TỨC-SỰ KIỆN

Khẩn trương hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác thải sinh hoạt

Ngày đăng: 03 | 10 | 2023

Mới đây, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp nghe Cục Kiểm soát ô nhiễm báo cáo về việc hoàn thiện dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Tham dự cuộc họp có đại diện các Vụ Pháp chế, Khoa học và Công nghệ; đại diện Sở TN&MT thành phố Hải Phòng, tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên. Báo cáo tại cuộc họp, bà Dương Thị Thanh Xuyến, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý chất thải rắn sinh, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao tại khoản 6 Điều 79 Luật Bảo vệ Môi trường, Bộ TN&MT đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó, dự thảo đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới và khảo sát tại một số tỉnh của Việt Nam.

Sau khi hoàn thiện việc xây dựng dự thảo, Bộ TN&MT đã tổ chức các hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo; gửi Công văn lấy ý kiến góp ý tới Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ TN&MT, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đã khẩn trương hoàn thiện dự thảo hướng dẫn kỹ thuật qua các cuộc họp xây dựng văn bản hằng tuần và tổ chức các cuộc họp với sự tham gia của các chuyên gia và thành viên tổ soạn thảo cùng đại diện của một số đơn vị trong Bộ.

Tính đến nay, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đã nhận được 50 văn bản phản hồi của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, đa số các tỉnh đều có ý kiến đồng thuận và mong muốn sớm ban hành Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt, trong đó 15/48 tỉnh thống nhất hoàn toàn với dự thảo.

Trên cơ sở góp ý của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đã rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo đảm bảo đúng quy định và tính khả thi khi thực hiện. Theo đó, dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt gồm 2 phần chính. Phần 1: Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt: đưa ra nhân diện và phân loại thành 3 nhóm chính theo đúng quy định của Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường cho chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác.

Phần II: Tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt đưa ra các nội dung hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thược trung ương khi xem xét, ban hành quy định chi tiết về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phải phù hợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật hiện có; có hoạt động tuyên truyền, phổ biến và triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương.

img 9966
Toàn cảnh cuộc họp

Tại cuộc họp, đại diện các đơn vị liên quan đã chia sẻ, góp ý về các nội dung trong dự thảo. Các ý kiến tập trung vào việc đề nghị giải thích định nghĩa các nhóm chất thải là gì và bao gồm những loại nào; rà soát, sắp xếp, làm rõ nghĩa một số loại chất thải để tránh trùng lắp, đảm bảo tính thống nhất trong quá trình phân loại; đồng thời đề xuất bổ sung một số loại chất thải không thuộc nhóm chất thải phát sinh phổ biến từ sinh hoạt và một số loại chất thải hữu cơ;…

img 9994
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân phát biểu kết luận cuộc họp

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân yêu cầu Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường khẩn trương hoàn thành việc tiếp thu ý kiến các đại biểu để gấp rút hoàn thiện dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo tiến độ chất lượng để ban hành trong đầu tháng 10 sắp tới. Trong đó, Thứ trưởng đặc biệt lưu ý Cục tập trung vào nguyên tắc phân loại và kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt kèm theo phụ lục hướng dẫn để cho UBND các tỉnh căn cứ vào những nội dung để cụ thể hóa, triển khai thực hiện phù hợp với thực tiễn của địa phương về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, công nghệ xử lý tại địa phương, đảm bảo phù hợp với các luật hiện hành.

Theo baotainguyenmoitruong.vn

NỘI DUNG KHÁC

Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm trọng trách cao hơn trong lĩnh vực khí tượng thủy văn

3-10-2023

Vai trò của ngành Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam trong cộng đồng KTTV quốc tế được xây dựng và củng cố theo năm tháng, năm 2019, Việt Nam đã lần đầu tiên được tín nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á (RA-II) và đến năm 2023, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi đóng góp cho Hiệp hội nói riêng và cộng đồng KTTV trên thế giới nói chung, Việt Nam đã được tất cả các thành viên trong RAII tín nhiệm giữ chức Quyền Chủ tịch Hiệp hội. Đây là một vinh dự nhưng cũng đi đôi với trách nhiệm, bởi vậy chúng ta càng phải nỗ lực nhiều hơn để có thể thực hiện tốt vai trò mà các bạn quốc tế đã tin tưởng giao cho chúng ta đảm nhiệm. Tại khóa họp Đại hội đồng lần thứ 19 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) diễn ra từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, tại Geneva, Thụy Sỹ, GS.TS Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV đã được bầu là Quyền Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á và đồng thời cũng là Thành viên của Hội đồng Điều hành WMO. Kể từ đó, Việt Nam đã cùng các thành viên của WMO trong khu vực châu Á đưa ra định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp hội, qua đó nâng tầm vị thế của Việt Nam trong Hiệp hội.

Hoàn thiện quy định liên quan đến lấn biển

3-10-2023

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục rà soát, chỉnh lý một số quy định liên quan đến phân cấp cho các địa phương thực hiện thủ tục giao khu vực biển để lấn biển để đảm bảo thống nhất, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Liên quan đến vấn đề này, cử tri một số địa phương đã gửi kiến nghị Chính phủ sớm ban Nghị định quy định hoạt động lấn biển làm cơ sở hành lang pháp lý để quản lý phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Sau khi Nghị định quy định hoạt động lấn biển được Chính phủ ban hành, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm phê duyệt và công bố điều chỉnh, bổ sung đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm, vùng biển 3 hải lý, vùng biển 6 hải lý làm cơ sở để triển khai thực hiện các quy định của Nghị định số 11/2021/NĐ-CP.

Bộ TN&MT đứng thứ 2 về Chỉ số ICT Index 2022

3-10-2023

Tại Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 vừa được tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index 2022). Bộ TN&MT đã bứt phá ngoạn mục, tăng hạng mạnh, vươn lên xếp thứ 2/17 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công về chỉ số ICT Index 2022. Báo cáo ICT Index 2022 vừa được nhóm nghiên cứu của Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Hội Tin học Việt Nam đưa ra dựa trên các số liệu thu thập được từ các đối tượng điều tra, sau khi kiểm tra, cập nhật, đối chiếu, điều chỉnh..., đã tiến hành tính toán các chỉ số thành phần và sau đó là chỉ số ICT Index của từng nhóm đối tượng. Báo cáo đưa ra những đánh giá, xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin dựa trên cơ sở số liệu thu thập được từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và Ngân hàng thương mại...

Ngành Khí tượng Thủy văn tích cực hiện đại hóa công nghệ dự báo, cảnh báo phục vụ cộng đồng

3-10-2023

Trải qua chặng đường 78 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV) Việt Nam luôn đặt mục tiêu phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và tự động hóa, đặt trọng tâm vào việc dự báo, cảnh báo các thiên tai. TS. Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV cho biết: Kể từ khi thành lập Tổng cục KTTV (cơ quan trực thuộc Chính phủ) vào năm 1976, Ngành KTTV đã chú trọng đặt nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế là trọng tâm ưu tiên, nhất là các văn bản mang tầm chiến lược định hướng đối với hoạt động KTTV. Cho đến nay, Ngành KTTV đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 25/9/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác KTTV đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TN&MT, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV và các bộ, ngành đã ban hành 165 văn bản quy phạm pháp luật và 25 văn bản có các nội dung liên quan đến quy phạm pháp luật về lĩnh vực KTTV. Các văn bản pháp luật về KTTV đang từng bước thể hiện được vai trò pháp lý, phạm vi điều chỉnh và tính khả thi của mình trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

5-10-2023

Ngày 4/10/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Công điện số 916/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4. Công điện nêu: Sau gần 06 năm triển khai các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU), gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) và qua 03 đợt thanh tra thực tế của Đoàn Thanh tra EC, kết quả thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, sau đợt thanh tra lần thứ 3 (vào tháng 10 năm 2022) của EC đến nay, kết quả triển khai các khuyến nghị của EC tại địa phương vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thực hiện nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU như: (i) Tiếp tục để xảy ra tình trạng tàu cá, ngư dân địa phương vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; (ii) Thực thi pháp luật, xử phạt các hành vi vi phạm khai thác IUU còn chưa nghiêm; (iii) Chưa hoàn thành việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản; (iv) Chậm triển khai xử lý đối với các phát hiện của EC tại đợt thanh tra lần thứ 3 liên quan đến một số tàu cá nhập khẩu, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và cảng cá xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác có dấu hiệu vi phạm quy định IUU…

Quy hoạch không gian biển là công cụ quan trọng để cụ thể hóa “Quy hoạch tổng thể quốc gia”

9-10-2023

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy đề nghị công tác tuyên truyền thời gian tới cần nhấn mạnh Quy hoạch không gian biển là quy hoạch cấp quốc gia, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về phân vùng chức năng và sắp xếp, phân bố hợp lý không gian các ngành, lĩnh vực; là quy hoạch đa ngành, lần đầu tiên được lập ở Việt Nam…Ngày 6/10, tại thành phố Hạ Long, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Báo cáo viên tháng 10. Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy dự và chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; đồng chí Nguyễn Quế Lâm, Phó trưởng ban Chuyên trách, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Lê Đình Tĩnh, Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao cùng các đồng chí là Trưởng ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Về phía tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh; Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cùng lãnh đạo các đơn vị của tỉnh Quảng Ninh.

Đề xuất chu kỳ đánh giá tác động môi trường cho hoạt động nạo vét tuyến hàng hải

10-10-2023

Tại dự thảo Nghị định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, Bộ Giao thông vận tải đề xuất cần sửa đổi chu kỳ thực hiện các thủ tục trên nhằm giảm chi phí cho ngân sách nhà nước, giảm các thủ tục hành chính cho các dự án, công trình nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải. Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP quy định: "Đối với các dự án, công trình nạo vét duy tu với khối lượng thực hiện hàng năm có tính quy luật, việc đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện theo thời hạn từng năm hoặc theo chu kỳ đến 5 năm". Tuy nhiên, theo Bộ Giao thông vận tải, việc hàng năm lập hồ sơ chưa phù hợp với thời gian tổ chức nạo vét duy tu cũng như trữ lượng của bãi chứa (có một số công trình phải triển khai trong 2 năm).

Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng xanh hướng đến phát triển bền vững

10-10-2023

Xu hướng tiêu dùng bền vững, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây được xem là thị trường tiềm năng cho các ngành sản xuất hàng hóa theo hướng bền vững, thúc đẩy ứng dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn. Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, năm 2020, tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch và công nghệ bền vững trong lĩnh vực tiêu thụ năng lượng chuyên sâu và ô nhiễm môi trường đã đạt 60 – 70%; 50% doanh nghiệp sản xuất đã áp dụng các giải pháp sản xuất và tiết kiệm năng lượng sạch hơn; 50% doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối được đào tạo và thực hiện các giải pháp sản xuất và tiết kiệm năng lượng sạch hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam đã áp dụng chứng nhận phân phối xanh cho nhà phân phối, phát triển thành công và dần mở rộng chuỗi cung ứng bền vững cho các sản phẩm chính trong nền kinh tế, chuỗi bán lẻ xanh.Thông qua nhiều cơ chế chính sách về phát triển kinh tế tuần hoàn, những năm qua, tỷ lệ sản phẩm bền vững trong tổng khối lượng sản phẩm xuất khẩu chính tại Việt Nam đang tăng dần của. Xu hướng hiện nay là tăng cường các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (3Rs) các sản phẩm như: túi nhựa, giấy, dầu, sắt và thép, đặc biệt là chất thải rắn đô thị. Nhiều địa phương áp dụng biện pháp thu hồi, tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng trong xử lý chất thải, ước tính 90% chất thải giấy và dầu thải sẽ được tái chế, 75% chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu hồi để tái sử dụng và tái chế.

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10): Đưa chuyển đổi số lan tỏa, tác động đến mọi người dân

12-10-2023

Năm 2023 là năm thứ hai Ngày Chuyển đổi số quốc gia (ngày 10/10) được tổ chức. Đây là dịp khơi dậy và lan tỏa niềm tự hào dân tộc, thổi bùng lên nhiệt huyết và tinh thần đóng góp cho dân tộc, đất nước bằng sự đổi mới, sáng tạo, thực hiện có hiệu quả những chương trình, nhiệm vụ để chuyển đổi số thành công. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia đã quyết định ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Đây là ngày để đánh giá, nhìn nhận và đẩy nhanh các hành động với một tầm nhìn 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Đồng thời, hướng tới đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp – cùng chung tay để hiện thực hóa khát vọng một Việt Nam hùng cường 2045.

Chia sẻ tài nguyên nước nhìn từ mô hình Ban điều phối lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

12-10-2023

Sự ra đời của Ban điều phối quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đã mang lại nhiều kết quả quan trọng, thúc đẩy an toàn an ninh nguồn nước. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần có một tổ chức lưu vực sông, đặc biệt khi Vu Gia - Thu Bồn liên quan đến nguồn nước trực tiếp phục vụ sinh hoạt cho nhân dân Quảng Nam và Đà Nẵng. Vu Gia - Thu Bồn là 1 trong 10 lưu vực sông lớn nhất Việt Nam và có lượng mưa trung bình lưu vực lớn nhất Việt Nam. Thế nhưng, trên thực tế, tài nguyên nước trên lưu vực không dồi dào do luôn phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng gây mất an ninh nguồn nước. Việc phân bố dòng chảy không đều giữa mùa mưa, mùa khô và dưới tác động gia tăng của BĐKH làm cho mưa được dự báo tăng trong mùa mưa, giảm trong mùa khô. Đi kèm với đó là quá trình mặn hóa, xâm thực bờ biển, ngập lụt và sạt, lở bờ sông ngày càng diễn biến phức tạp hơn trước.

Tăng nguồn cung hàng hóa các-bon

12-10-2023

Trong khi thị trường các-bon nội địa (hay còn gọi là thị trường bắt buộc) phải có thời gian để định hình, một nhánh khác là thị trường tín chỉ các-bon tự nguyện đang phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều doanh nghiệp, tổ chức tham gia sản xuất tín chỉ các-bon song song với triển khai giải pháp giảm phát thải khí nhà kính (KNK). Thị trường các-bon tự nguyện hình thành trên nhu cầu tiêu dùng khác nhau của các công ty, tổ chức nằm ngoài quy định giảm phát thải của Nhà nước. Nó cho phép các công ty và cá nhân có thể bù đắp trực tiếp lượng phát thải KNK của họ mà không cần ràng buộc pháp lý giữa các quốc gia và có thể được công nhận ở các hệ thống giao dịch phát thải tùy theo quy định của nước sở tại. Khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong nước và công ty FDI tuyên bố cam kết trung hòa các-bon hay phát thải ròng bằng “0”, nhu cầu cho tín chỉ bù đắp phát thải đang tăng nhanh.

Cuộc họp tham vấn chuyên gia về dự án “Quản lý tổng hợp cảnh quan bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam”

13-10-2023

Ngày 13 tháng 10 năm 2023, trong khuôn khổ dự án “Quản lý tổng hợp cảnh quan bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF)  tài trợ, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Văn phòng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tổ chức cuộc họp tham vấn các bên liên quan nhằm hoàn thiện nội dung và kế hoạch thực hiện dự án. PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng chủ trì cuộc họp.