TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bộ TN&MT Việt Nam và Bộ Môi trường Nhật Bản ký kết Ý định thư hợp tác quản lý rác thải biển

Ngày đăng: 27 | 08 | 2023

Chiều 25/8, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT Việt Nam Đặng Quốc Khánh đã hội đàm với Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản Nishimura Akihiro. Hai bên trao đổi cụ thể về những nội dung hợp tác trong thời gian tới và ký kết Ý định thư hợp tác quản lý rác thải biển. Tham dự buổi Hội đàm, về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Hợp tác Quốc tế; Vụ Môi trường; Cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Cục Biến đổi khí hậu; Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường; Văn phòng Bộ; Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham dự buổi ký kết. Về phía Nhật Bản có sự tham dự của Ông YAMADA Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; Lãnh đạo các đơn vị chuyên môn của Bộ Môi trường Nhật Bản.

small bt ky ket
Bộ TN&MT Việt Nam và Bộ Môi trường Nhật Bản ký kết Ý định thư hợp tác quản lý rác thải biển

Trân trọng chào đón đoàn công tác của Bộ Môi trường Nhật Bản tới thăm và làm việc với Bộ TN&MT Việt Nam, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh khẳng định, Việt Nam và Nhật Bản có mối gắn kết chặt chẽ. Nhật Bản luôn là một trong những đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Thời gian qua, quan hệ giữa hai nước có nhiều điểm sáng, trong đó có lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Nhấn mạnh rằng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển rất tốt đẹp, Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản Nishimura Akihiro bày tỏ, Nhật Bản luôn đồng hành cùng Việt Nam bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.

small bt khanh trung canh
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, thời gian qua, quan hệ giữa hai nước có nhiều điểm sáng, trong đó có lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Khơi mở dư địa hợp tác giữa hai đất nước nói chung và hai Bộ nói riêng, Bộ trưởng Nishimura Akihiro thông tin, Nhật Bản đã xây dựng Chương trình Chiến lược về Khí hậu và Môi trường ASEAN (SPACE). Đây là sáng kiến mà Nhật Bản muốn đưa vào trong Báo cáo Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản vào tháng 9 tới, và Nhật Bản rất mong Việt Nam sẽ ủng hộ đề xuất này.

Bàn về các vấn đề môi trường cụ thể, ông Nishimura Akihiro đặc biệt chú trọng đến hợp tác về rác thải nhựa đại dương, bởi những tác động lớn tới môi trường và sức khỏe con người. “Dự tính rằng, nếu không có biện pháp ngăn chặn, đến năm 2050, rác nhựa sẽ nhiều hơn cả cá. Rác nhựa khi phân rã sẽ trở thành vi nhựa, đi vào cơ thể các loài sinh biển, gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người khi chúng ta tiêu thụ” – ông Nishimura Akihiro nói.

bt nhat trung canh
Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản Nishimura Akihiro bày tỏ, Nhật Bản luôn đồng hành cùng Việt Nam bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.

Tìm biện pháp để giải quyết rác thải nhựa đại dương, Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản đề xuất phối hợp cùng Việt Nam khảo sát, quan trắc rác nhựa đại dương, từ đó lập Sổ tay hướng dẫn nâng cao kỹ thuật quan trắc, khảo sát và mời chuyên gia Việt Nam sang Nhật Bản tập huấn về công nghệ này. Bên cạnh đó, đối với rác thải từ đất liền, đặc biệt là rác thải điện tử, Bộ trưởng Nishimura Akihiro cho hay, Nhật Bản cũng có kinh nghiệm trong công tác xử lý giúp “hoàn nguyên lại tài nguyên”. “Chúng ta thường nghĩ, mỏ tài nguyên nằm ở các vùng miền núi, nhưng chúng tôi lại thấy: mỏ nằm ngay tại các đô thị, bởi rác chúng ta bỏ đi chính là những mỏ tài nguyên nếu biết khai thác, tận dụng” – Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản giải thích.

small bt phat bieu 1
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trao đổi tại cuộc Hội đàm.

Thống nhất với các ý kiến của Bộ trưởng Nishimura Akihiro, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh chia sẻ, để chống lại rác thải nhựa đại dương, cần quan trắc lượng rác thải ra và trôi nổi ngoài biển, có biện pháp phân loại, thu gom và xử lý rác nhựa. Đồng thời, hai bên có thể tính tới việc hỗ trợ ngư dân chuyển đổi công cụ, vật dụng bằng nhựa sang các vật dụng thân thiện và bền vững hơn. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cũng đánh giá cao ý tưởng “hoàn nguyên lại tài nguyên”, bởi đây chính là thực hiện kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trao đổi về hợp tác trong ứng phó BĐKH, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh thông tin, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động lớn của BĐKH. Ảnh hưởng rõ rệt nhất của BĐKH của Việt Nam là sạt lở ở miền núi phía Bắc, biến động địa chất ở Tây Nguyên hay sạt lở sông, biển ở đồng bằng sông Cửu Long.

small toan canh cuoc hop
Toàn cảnh phiên họp.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh khẳng định Việt Nam luôn tiên phong trong việc ứng phó với BĐKH và với minh chứng là Thủ tướng Chính phủ đã cam kết đưa mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đã và đang cùng nước phát triển thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP)… Nhân dịp này, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị Bộ trưởng Nishimura Akihiro tiếp tục quan tâm chia sẻ, hỗ trợ Việt Nam xây dựng thị trường tín chỉ carbon, giúp Việt Nam nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai.

Ghi nhận ý kiến của Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Nishimura Akihiro cho rằng, để thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH, các nước cần thực thi Điều 6 của Thỏa thuận Paris về BĐKH. Theo đó, cần tăng cường phát triển thị trường carbon toàn cầu, thu hút đầu tư tư nhân để đóng góp vào sự tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới...

Để đạt được mục tiêu đó, nhiệm vụ đặt ra là xây dựng năng lực của các bên liên quan. Tại COP27, Nhật Bản đã xây dựng “Đối tác thực hiện Điều 6 của Thỏa thuận Paris về BĐKH, với sự tham gia của hơn 100 quốc gia (bao gồm các nước ASEAN). Nhật Bản rất mong muốn Việt Nam tham gia vào “Đối tác thực hiện Điều 6” này.

small bt tiep bt nhat
Chào đón đoàn công tác của Bộ Môi trường Nhật Bản tới thăm và làm việc với Bộ TN&MT Việt Nam, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh khẳng định, Việt Nam và Nhật Bản có mối gắn kết chặt chẽ. Nhật Bản luôn là một trong những đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn Bộ Môi trường Nhật Bản đã gửi lời mời Việt Nam tham gia “Đối tác thực hiện Điều 6”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh thông tin, Việt Nam cần xây dựng các quy tắc, thủ tục hướng dẫn và quy định cụ thể cách thức triển khai Điều 6 của Thỏa thuận Paris. Các quy định này cùng với các văn bản về quản lý, kinh doanh tín chí carbon là một trong những nội dung quan trọng mà Bộ TN&MT cùng các Bộ, ngành khác phải sớm hoàn thiện trong thời gian tới.

Vì vậy, Bộ trưởng cho rằng, việc tham gia Đối tác này sẽ giúp Việt Nam học hỏi được nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật của Việt Nam, xác định nhu cầu về hỗ trợ, xây dựng các quy trình và thủ tục cần thiết và tạo nền tảng cho nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa với các quốc gia tham gia Thỏa thuận Paris.

small bt ky ket 1
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ TN&MT Việt Nam Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản Nishimura Akihiro đã ký kết Ý định thư hợp tác trong lĩnh vực quản lý rác thải biển.

Các hoạt động sẽ bao gồm trong khuôn khổ hợp tác như sau:

1. Cùng hợp tác triển khai các dự án thí điểm/nghiên cứu về rác thải biển tại Việt Nam;

2. Tổ chức các khóa đào tạo/hội thảo cho các thành viên của Việt Nam để tăng cường năng lực về quản lý rác thải biển bao gồm quan trắc và xử lý;

3. Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa Nhật Bản và Việt Nam để xây dựng sổ tay và/hoặc sách hướng dẫn liên quan đến quản lý rác thải biển;

4. Hợp tác trong các diễn đàn đa phương về vấn đề rác thải nhựa bao gồm Ủy ban đàm phán Liên chính phủ (INC) của Nghị quyết 5/14 của UNEA với chủ đề "Chấm dứt ô nhiễm nhựa: hướng tới một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế";

5. Chia sẻ dữ liệu quan trắc rác thải biển bao gồm cả vi nhựa được thu thập và/hoặc đã được công bố bao gồm cả dữ liệu chi tiết;

6. Các lĩnh vực hợp tác khác liên quan và có sự quan tâm và thống nhất của mỗi bên./.

Theo baotainguyenmoitruong.vn

NỘI DUNG KHÁC

Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Nhiều kiến nghị của 14 hiệp hội không có cơ sở”

27-8-2023

Đại diện đơn vị soạn thảo mức phí tái chế (Fs) cho rằng một số kiến nghị của 14 hiệp hội chưa phù hợp và không thể so sánh Việt Nam với Tây Âu. Theo Luật Bảo vệ Môi trường, từ 1/1/2024, nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm mở rộng tái chế sản phẩm, bao bì thải bỏ bằng cách tự tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế. Mức phí tái chế (Fs) đang được 14 hiệp hội đánh giá "cao hơn Tây Âu". Trao đổi với VnExpress, ông Phan Tuấn Hùng - Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Giám đốc Văn phòng EPR quốc gia cho biết sẽ ghi nhận các kiến nghị của 14 hiệp hội doanh nghiệp nhưng ông cho rằng một số "đang có nhầm lẫn".

Kế hoạch triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất

27-8-2023

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 993/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất đến năm 2030.Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch nhằm đóng góp trực tiếp vào mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, các mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý rừng bền vững, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững cho người dân và cộng đồng địa phương, đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ môi trường, qua đó thực hiện được các cam kết của Tuyên bố Glasgow.

Đảm bảo Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống, đáp ứng mong mỏi của Nhân dân

27-8-2023

Tại Phiên họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sáng 25/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ ngành chung sức, đồng lòng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo các quy định của luật đi vào cuộc sống, đáp ứng mong mỏi của Nhân dân... Tiếp tục Phiên họp thứ 25, sáng 25/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Tại Phiên họp, đề cập về Một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh: Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, đây là dự án Luật lớn, quá trình tiếp thu, chỉnh lý tiếp tục nhận được nhiều ý kiến khác nhau.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường tổ chức Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý

28-8-2023

Thực hiện Hướng dẫn số 525-HD/BCSĐTNMT ngày 07/7/2023 của Ban cán sự đảng Bộ Hướng dẫn về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và Kế hoạch số 01/KH-VCLCSTNMT ngày 28/7/2023 của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường về Kế hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Lãnh đạo Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, ngày 28/8/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ, Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung và Phó Viện trưởng Nguyễn Trung Thắng. Tham dự Hội nghị có Chi ủy, Lãnh đạo Viện, lãnh đạo các đơn vị thuộc Viện, Chủ tịch Công đoàn và Bí thư Đoàn Thanh Niên Viện.

Việt Nam và Singapore ký kết Ý định thư về việc tiếp tục thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác theo Điều 6 Thỏa thuận Paris

29-8-2023

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Bộ Nhân lực kiêm Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương Singapore Tan See Leng ký Ý định thư giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Công Thương Singapore về việc tiếp tục thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác theo Điều 6 Thỏa thuận Paris. Sáng 28/8, ngay sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã chứng kiến lễ ký kết 7 văn kiện hợp tác mới giữa các bộ, ngành, cơ quan của hai nước. Đây là những cơ sở rất quan trọng để đưa quan hệ hai nước phát triển sâu rộng, mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Bộ Nhân lực kiêm Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương Singapore Tan See Leng ký Ý định thư giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Công Thương Singapore về việc tiếp tục thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác theo Điều 6 Thỏa thuận Paris.

Đại biểu Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước

29-8-2023

Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách chiều 28/8, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, dự án luật này đã được xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 5. Ngay sau kỳ họp, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật; tham khảo và học tập kinh nghiệm của các chuyên gia; tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Tập trung cao độ để tiếp thu, hoàn thiện Luật Đất đai sửa đổi

29-8-2023

Sáng 28/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan về tiếp thu, hoàn thiện Dự án Luật Đất đai sửa đổi (Dự thảo). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu lãnh đạo, đại diện các bộ, ngành dựa trên cơ sở chính trị, khoa học, căn cứ thực tiễn để nêu ý kiến, trao đổi và thống nhất đối với từng điều, khoản đã sửa đổi, chỉnh lý trong Dự thảo. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân báo cáo một số nội dung trong Dự thảo mà Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội thống nhất chỉnh sửa kể từ khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 đến nay.

Khởi động đợt 2 của Chương trình Thúc đẩy Tài chính Khí hậu Việt Nam (CFA)

29-8-2023

Đại sứ quán Anh tại Hà Nội vừa công bố đợt hai của chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cho các dự án carbon thấp, mang đến lợi ích cho các cộng đồng trên toàn Việt Nam. Sau thành công của chương trình CFA đợt đầu tiên, Đại sứ quán Anh hiện đang tìm kiếm các dự án ở giai đoạn tiền khả thi có nhu cầu huy động vốn từ 5 triệu USD trở lên. Cổng thông tin nhận đề xuất hiện đã được mở để các đại diện có thể nộp đề án trực tuyến. Chính thức được công bố tại Việt Nam vào năm 2022, Chương trình CFA là chương trình hỗ trợ kỹ thuật do Chính phủ Vương quốc Anh tài trợ nhằm ứng phó trực tiếp với tình trạng khẩn cấp và ảnh hưởng lan rộng của biến đổi khí hậu. Chương trình tập hợp các tổ chức tài chính có khả năng phát triển và cấp vốn cho các dự án khí hậu quy mô lớn, cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật, hỗ trợ về mô hình tài chính và chuẩn bị nội dung thuyết phục nhà đầu tư, tư vấn để tăng cường bình đẳng giới và hòa nhập xã hội (GESI).

ISPONRE làm việc với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) về kết quả nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý việc thải bỏ phương tiện

31-8-2023

Trong khuôn khổ Dự án “Nghiên cứu xây dựng quy định về thải bỏ, thu hồi phương tiện giao thông vận tải phù hợp với điều kiện Việt Nam”, ngày 31/8/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM); Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã tổ chức cuộc họp thảo luận về kết quả nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý việc thải bỏ phương tiện giao thông. Cuộc họp có sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của nhóm nghiên cứu ISPONRE và các thành viên của hai hiệp hội VAMM và VAMA. TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chủ trì cuộc họp.

Xây dựng thành công dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Thể hiện rõ vai trò trong tiến trình phát triển

5-9-2023

Luật Đất đai là một trong những luật rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới mọi người dân, doanh nghiệp, tổ chức. Việc sửa đổi Luật có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tháo gỡ những vướng mắc, giải phóng nguồn lực đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. Do đó, xây dựng Luật Đất đai thành công cũng được ví như làm cách mạng thành công. Sau hơn 30 năm đi vào cuộc sống với 5 lần sửa đổi, gần nhất là năm 2013, Luật Đất đai đã thể hiện rõ vai trò trong tiến trình phát triển của đất nước, là bước ngoặt quan trọng giúp khơi thông nguồn lực đất đai; đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và ổn định xã hội.

Để những mạch nguồn chảy mãi

6-9-2023

Việt Nam được dệt thêu bởi 3.450 sông, suối - tạo nên sự đa dạng cảnh sắc, con người và văn hóa độc đáo. Thế nhưng, sông ngòi - những mạch sống của các hệ sinh thái đang bị đầu độc bởi con người. Ngày nay, khó có thể kiếm được con sông nào giữ được một vài nét nguyên sơ. Nước ta hiện có 108 lưu vực sông với tổng lượng nước trung bình hàng năm khoảng 830 tỷ m3. Thế nhưng, hệ lụy của phát triển “nâu” đang khiến chất lượng nước mặt của các sông, ngòi, kênh, rạch, đặc biệt là ở các vùng đô thị và vùng công nghiệp suy thoái tới mức “báo động đỏ”, tác động nguy hiểm đối với đời sống con người cũng như sinh vật thủy sinh.

Tài chính xanh và thị trường tín chỉ Carbon

6-9-2023

Trước thềm Diễn đàn Kinh tế TPHCM 2023, sáng 6-9, tại TP.HCM, Báo SGGP tổ chức hội thảo “Tài chính xanh và thị trường tín chỉ carbon”. Tham dự và chủ trì hội thảo có Ông Phan Văn Mãi - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM, Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Ông Nguyễn Quang Huân - Ủy viên Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT), Ông Hoàng Thái Sơn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài chính; Ông Tăng Hữu Phong - Tổng biên tập Báo SGGP. Hội thảo là cơ hội để các nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực, trình bày cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan đến tài chính xanh và thị trường tín chỉ Carbon.