TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về BVMT tại các tỉnh phía Bắc

Ngày đăng: 21 | 08 | 2023

Vừa qua, Bộ TN&MT phối hợp cùng UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị giao ban Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực phía Bắc. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân chủ trì. Tham gia Hội nghị có đại diện Lãnh đạo và đơn vị chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết, môi trường nước ta nói chung và khu vực phía Bắc nói riêng hiện vẫn đang chịu áp lực lớn từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội: chú trọng phát triển kinh tế, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Vấn đề ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ trở nên nghiêm trọng, cùng với các thách thức truyền thống và phi truyền thống khác sẽ còn tác động mạnh đến sự phát triển của nước ta trong những năm tới.

Các vấn đề và yêu cầu nêu trên đã đặt ra những thách thức không nhỏ trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường nói riêng.

img 5619 min
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân phát biểu chủ trì Hội nghị

Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận từ các cơ quan quản lý về môi trường tại các địa phương, trong đó, ưu tiên vào các nội dung trọng tâm như: Những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT trong thời gian vừa qua; cơ chế phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các địa phương thời gian tới trong công tác bảo vệ môi trường như: bảo vệ môi trường các lưu vực sông liên tỉnh;

Bộ cũng mong nhận được ý kiến liên quan đến công tác thanh, kiểm tra về bảo vệ môi trường; kiểm soát, giám sát các điểm nóng và ứng phó đối với các sự cố môi trường; công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và các công cụ quản lý nhà nước khác về môi trường theo quy định.

img 5495 min
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân và ông Hoàng Văn Thức - Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường ghi nhận các ý kiến góp ý của các đại biểu tham gia Hội nghị

Bên cạnh đó, Bộ TN&MT mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp chặt chẽ, đồng hành của các Sở TN&MT trong công tác bảo vệ môi trường, từng bước giải quyết các vấn đề và kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường hiện nay tại Việt Nam nói chung và khu vực miền Bắc nói riêng; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường theo đúng các mục tiêu đã được đề ra tại Đại hội XIII của Đảng; đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu quan trọng của Đảng và Chính phủ đề ra trong năm 2023 và các năm tiếp theo đối với công tác bảo vệ môi trường.

Báo cáo tại Hội nghị về công tác tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường trong vùng và triển khai công tác phối hợp giữa cục kiểm soát ô nhiễm môi trường với các địa phương trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Thiên Phương - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cho biết, những vấn đề môi trường trọng tâm của khu vực các tỉnh phía Bắc cần tập trung nguồn lực cho công tác kiểm soát ô nhiễm gồm: Ô nhiễm không khí tại các đô thị và ô nhiễm nước tại các lưu vực sông; Ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề; Hoạt động khai thác khoáng sản; Hoạt động quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, Ngũ Huyện Khê, Bắc Hưng Hải được xác định là điểm nóng nhất về ô nhiễm môi trường nước cần xử lý dứt điểm.

Theo đó, còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản, quy định; Trong công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; Công tác quản lý chất thải rắn còn nhiều khó khăn, bất cập; Việc triển khai thực hiện các công cụ, biện pháp kiểm soát ô nhiễm theo nguồn ô nhiễm và khu vực ô nhiễm còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn…

Báo cáo tại Hội nghị, ông Lê Hoài Nam - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đưa ra đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Theo ông Nam, trên cơ sở tổng hợp ý kiến đề nghị của một số địa phương, đề xuất giảm đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên và dự án có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Bên cạnh đó, đề xuất giảm đối tượng phải cấp giấy phép môi trường và đẩy mạnh phân cấp cho địa phương thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM, cấp giấy phép môi trường đối với một số loại hình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ…

 

img 4363 min 1
Toàn cảnh hội nghị

Tại Hội nghị, đại diện đại diện một số Sở Tài nguyên và Môi trường của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc cũng tham gia phát biểu ý kiến, đưa ra những khó khăn, vướng mắc thực tiễn trong quá trình thực thi Nghị định 08/2022/NĐ-CP, từ đó, đề nghị Bộ TN&MT xem xét, đưa ra hướng giải quyết.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân ghi nhận những ý kiến góp ý của các đại biểu tham gia, đồng thời, nhấn mạnh về việc cần hoàn thiện thể chế, chính sách, nhất là việc sửa đổi Nghị định 08, Nghị định 45. Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm soát các cơ sở khai thác khoáng sản; thống nhất các hoạt động quản lý chất thải sinh hoạt, kiểm soát chặt các nguồn thải lớn; Chủ động kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, làng nghề…

Hội nghị giao ban cấp vùng về công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường trên địa bàn các tỉnh phía Bắc nhằm trao đổi, hướng dẫn các quy định, chính sách của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản quy định chi tiết thi hành, giúp việc triển khai thực hiện được thuận lợi và thống nhất; đồng thời, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc triển khai đồng bộ các hoạt động về kiểm soát ô nhiễm môi trường có tính đặc trưng của khu vực và các vấn đề mang tính liên vùng, liên tỉnh.

Theo monre.gov.vn

NỘI DUNG KHÁC

Chiến lược địa chất, khoáng sản: Lồng ghép với nội dung thích ứng biến đổi khí hậu

22-8-2023

Trong Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lồng ghép nội dung về Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng với các nội dung về phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và thể chế các quan điểm, định hướng được nêu tại Nghị quyết số 10-NQ/TW vào nội dung Chiến lược.Theo quy định của Luật Khoáng sản 2010, việc lập chiến lược khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc và căn cứ sau đây: Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng; Bảo đảm nhu cầu về khoáng sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội; khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, chống lãng phí; Nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng khoáng sản trong nước và khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội; Kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã thực hiện; tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến khoáng sản.

Việt Nam - Canada: Nâng tầm hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

23-8-2023

Ngày 22/8, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Shawn Steil, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam nhằm trao đổi về những chương trình hợp tác mà hai bên cùng quan tâm trong thời gian tới trong đó có hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường ngày càng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thực chất, phù hợp với nhu cầu, lợi ích của mỗi nước. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh vui mừng cho biết, năm 2023 là năm Việt Nam và Canada kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều thành tựu hợp tác quan trọng giữa hai nước. Trong đó, Canada và Bộ TN&MT đã xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả trong lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu, nhất là các vấn đề ô nhiễm công nghiệp và quản trị môi trường.

Nghiên cứu lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất

23-8-2023

Bộ TN&MT đang chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sàn giao dịch Quyền sử dụng đất nhằm tránh tình trạng mua bán nhà trên giấy, hoạt động lừa đảo, thông tin sai sự thật. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân yêu cầu, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai cần nghiên cứu đề xuất Sàn giao dịch Quyền sử dụng đất trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đảm bảo không phát sinh thủ tục và không tăng chi phí xã hội. Đồng thời, khẩn trương xây dựng các phương án thành lập Sàn giao dịch Quyền sử dụng đất để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, cần đánh giá ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp, đề xuất lựa chọn phương án của Bộ và kiến nghị hoàn thiện chính sách trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) để tạo hành lang pháp lý khi tổ chức triển khai thực hiện.

Thúc đẩy chuyển đổi xanh trong mọi mặt của đời sống xã hội

24-8-2023

Tới dự Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2023 với chủ đề "Cuộc đua xanh toàn cầu từ chiến lược đến thực hành kinh doanh bền vững", thể hiện tinh thần chủ động của cộng đồng doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ tiếp tục thiết lập môi trường pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Phó Thủ tướng đánh giá qua các kỳ VCSF, cộng đồng doanh nghiệp đã có sự chuyển đổi từ nhận thức đến những chủ đề mang tính hành động, thể hiện tinh thần, trách nhiệm, đóng góp vào việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách và đồng hành cùng đất nước trên con đường chuyển đổi xanh. "Điều đó cho chúng ta niềm tin vào sự thành công của công cuộc chuyển đổi xanh mà Đảng, Nhà nước đang thúc đẩy; cũng cho thấy trách nhiệm xã hội và sự nhạy bén của cộng đồng doanh nghiệp trước các xu thế phát triển của thời đại", Phó Thủ tướng nói.

Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế để giải quyết các thách thức môi trường và khí hậu

25-8-2023

Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 17 và các Hội nghị liên quan trong các ngày 23 đến 24 tháng 8 năm 2023, tại Viên Chăn, CHDCND Lào đã diễn ra thành công tốt đẹp, thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế nhằm giải quyết các thách thức nghiêm trọng về môi trường và khí hậu. Theo đó, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 17 và các Hội nghị liên quan đã thống nhất ưu tiên đẩy mạnh hợp tác khu vực về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, chống ô nhiễm rác thải nhựa và phát triển thành phố bền vững. Các Hội nghị đã thống nhất về nguyên tắc Tuyên bố chung ASEAN về Biến đổi khí hậu tại kỳ họp thứ 28 của Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC COP28) để đưa ra xem xét tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43.

Quản lý tài nguyên nước: Cần quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, Ngành

25-8-2023

Chỉ khi phân định rõ trách nhiệm của từng bộ ngành, việc quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp mới phát huy được hiệu quả, mỗi ngành phát huy được thế mạnh, nguồn tài nguyên nước được khai thác hợp lý và bền vững.Theo báo cáo của Cục Quản lý tài nguyên nước, với sự ra đời của Luật Tài nguyên nước từ năm 1998, sửa đổi năm 2012, đến nay, về cơ bản công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước đã tạo ra sự chuyển biến hết sức tích cực, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong khai thác, sử dụng nước. Tuy vậy, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài  nguyên nước Ngô Mạnh Hà cho rằng, cũng phải nhìn thẳng vấn đề là thực trạng quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập.

Bộ TN&MT Việt Nam và Bộ Môi trường Nhật Bản ký kết Ý định thư hợp tác quản lý rác thải biển

27-8-2023

Chiều 25/8, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT Việt Nam Đặng Quốc Khánh đã hội đàm với Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản Nishimura Akihiro. Hai bên trao đổi cụ thể về những nội dung hợp tác trong thời gian tới và ký kết Ý định thư hợp tác quản lý rác thải biển. Tham dự buổi Hội đàm, về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Hợp tác Quốc tế; Vụ Môi trường; Cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Cục Biến đổi khí hậu; Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường; Văn phòng Bộ; Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham dự buổi ký kết. Về phía Nhật Bản có sự tham dự của Ông YAMADA Takio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; Lãnh đạo các đơn vị chuyên môn của Bộ Môi trường Nhật Bản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Nhiều kiến nghị của 14 hiệp hội không có cơ sở”

27-8-2023

Đại diện đơn vị soạn thảo mức phí tái chế (Fs) cho rằng một số kiến nghị của 14 hiệp hội chưa phù hợp và không thể so sánh Việt Nam với Tây Âu. Theo Luật Bảo vệ Môi trường, từ 1/1/2024, nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm mở rộng tái chế sản phẩm, bao bì thải bỏ bằng cách tự tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế. Mức phí tái chế (Fs) đang được 14 hiệp hội đánh giá "cao hơn Tây Âu". Trao đổi với VnExpress, ông Phan Tuấn Hùng - Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Giám đốc Văn phòng EPR quốc gia cho biết sẽ ghi nhận các kiến nghị của 14 hiệp hội doanh nghiệp nhưng ông cho rằng một số "đang có nhầm lẫn".

Kế hoạch triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất

27-8-2023

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 993/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất đến năm 2030.Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch nhằm đóng góp trực tiếp vào mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, các mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý rừng bền vững, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững cho người dân và cộng đồng địa phương, đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ môi trường, qua đó thực hiện được các cam kết của Tuyên bố Glasgow.

Đảm bảo Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống, đáp ứng mong mỏi của Nhân dân

27-8-2023

Tại Phiên họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sáng 25/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ ngành chung sức, đồng lòng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo các quy định của luật đi vào cuộc sống, đáp ứng mong mỏi của Nhân dân... Tiếp tục Phiên họp thứ 25, sáng 25/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Tại Phiên họp, đề cập về Một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh: Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, đây là dự án Luật lớn, quá trình tiếp thu, chỉnh lý tiếp tục nhận được nhiều ý kiến khác nhau.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường tổ chức Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý

28-8-2023

Thực hiện Hướng dẫn số 525-HD/BCSĐTNMT ngày 07/7/2023 của Ban cán sự đảng Bộ Hướng dẫn về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và Kế hoạch số 01/KH-VCLCSTNMT ngày 28/7/2023 của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường về Kế hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Lãnh đạo Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, ngày 28/8/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ, Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung và Phó Viện trưởng Nguyễn Trung Thắng. Tham dự Hội nghị có Chi ủy, Lãnh đạo Viện, lãnh đạo các đơn vị thuộc Viện, Chủ tịch Công đoàn và Bí thư Đoàn Thanh Niên Viện.

Việt Nam và Singapore ký kết Ý định thư về việc tiếp tục thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác theo Điều 6 Thỏa thuận Paris

29-8-2023

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Bộ Nhân lực kiêm Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương Singapore Tan See Leng ký Ý định thư giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Công Thương Singapore về việc tiếp tục thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác theo Điều 6 Thỏa thuận Paris. Sáng 28/8, ngay sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã chứng kiến lễ ký kết 7 văn kiện hợp tác mới giữa các bộ, ngành, cơ quan của hai nước. Đây là những cơ sở rất quan trọng để đưa quan hệ hai nước phát triển sâu rộng, mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Bộ Nhân lực kiêm Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương Singapore Tan See Leng ký Ý định thư giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Công Thương Singapore về việc tiếp tục thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác theo Điều 6 Thỏa thuận Paris.