TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Ngày đăng: 06 | 04 | 2023

Ngày 1/4/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 334/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là cơ bản hoàn thành công tác điều tra địa chất, đánh giá các khoáng sản chiến lược, quan trọng phần đất liền; điều tra địa chất, khoáng sản vùng biển ven bờ, hải đảo; phát hiện, điều tra khoáng sản vùng biển sâu, xa bờ; điều tra các điều kiện địa chất khác nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dự trữ khoáng sản quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai.

Thăm dò đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng khoáng sản đến năm 2045 đối với các khoáng sản: than, urani, titan - zircon, đất hiếm, apatit, đồng, niken, thiếc, bauxit, cát thủy tinh và một số khoáng sản khác; cân đối giữa khai thác với dự trữ khoáng sản quốc gia đối với một số khoáng sản chiến lược, quan trọng, quy mô lớn (urani, đất hiếm, apatit, bauxit, titan, than, cát trắng, đá hoa trắng) làm cơ sở phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản; đầu tư công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản đạt trình độ các nước tiên tiến khu vực châu Á và các nước phát triển, hình thành công nghiệp khai khoáng tiên tiến, hiện đại gắn với bảo vệ môi trường, mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa các-bon; chấm dứt các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường.

Mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 85% diện tích lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền; hoàn thành điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các cấu trúc có triển vọng ở các khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ.

Điều tra, đánh giá lập bản đồ tai biến địa chất, địa chất môi trường các tỉnh thuộc khu vực miền núi, vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long; điều tra lập bản đồ di sản địa chất toàn quốc; hoàn thành điều tra, lập bản đồ địa chất môi trường các khu vực chứa khoáng sản độc hại, phóng xạ; điều tra, đánh giá cát, sỏi, vật liệu xây dựng các lưu vực sông.

Hoàn thành điều tra địa chất, đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các khu vực biển ven bờ có triển vọng khoáng sản sa khoáng và vật liệu xây dựng; điều tra địa chất tỷ lệ 1:500.000 một số vùng biển sâu, vùng biển quốc tế liền kề, gắn với tìm kiếm, phát hiện các khoáng sản biển sâu (kết hạch, vỏ sắt - mangan, khí hydrate,...).

Hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản với công nghệ tiên tiến, có quy mô tương xứng với tiềm năng của từng loại khoáng sản, đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng khu vực; đẩy mạnh việc phát triển các dự án khai thác, chế biến đối với một số khoáng sản bauxit, titan-zircon, đất hiếm, niken.

Hoàn thành việc chuyển đổi toàn diện công nghệ, thiết bị các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản nhỏ lẻ, chế biến đá làm vật liệu xây dựng quy mô nhỏ bảo đảm an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trước năm 2030; Phát triển công nghệ chế biến sâu các loại khoáng sản trên cơ sở phát huy nội lực, đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực về địa chất, khoáng sản nhằm phục vụ chủ yếu nhu cầu nền kinh tế.

Phấn đấu đến năm 2045 hình thành nền công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản tiên tiến, hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh tương đương với các nước tiên tiến khu vực châu Á.

Theo định hướng phát triển, về địa chất ưu tiên thực hiện và hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 phần đất liền, các đảo; điều tra địa chất khoáng sản biển tỉ lệ 1:500.000, điều tra, phát hiện, khoanh định các khu vực có triển vọng khoáng sản, nhất là các khoáng sản chiến lược, quan trọng.

Tập trung điều tra, dự báo tai biến địa chất các tỉnh miền núi, trung du; thiết lập hệ thống công nghệ nhận dạng viễn thám toàn diện cho các khu vực tiềm ẩn nguy cơ tai biến địa chất, phân vùng rủi ro, tổng hợp và hình thành mô hình quản lý rủi ro tai biến địa chất để phục vụ công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Thực hiện giám sát và cảnh báo sớm các khu vực nguy hiểm tiềm ẩn tai biến địa chất điển hình, xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo sớm thiên tai địa chất quốc gia...

Về khoáng sản, rà soát, khoanh định các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia (than, apatit, cromit, chì - kẽm, titan, bauxit, sắt laterit, đá hoa trắng, cát trắng, đất hiếm) phải trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành; cân đối giữa nhu cầu sử dụng theo quy hoạch và dự trữ lâu dài để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Hoạt động thăm dò tuân thủ theo quy hoạch, phù hợp với tiềm năng từng loại khoáng sản.

Về công nghiệp khai khoáng, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tuân thủ quy hoạch, sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, phù hợp với tiềm năng từng loại khoáng sản; thu hồi tối đa thành phần có ích, kiểm soát, bảo vệ môi trường.

Đối với các loại khoáng sản có quy mô, trữ lượng lớn, tập trung, dự án khai thác mỏ phải gắn với dự án chế biến sâu sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

Nghiên cứu, sử dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác vật liệu xây dựng ở chân sườn đồi, núi, dọc theo các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ để bảo vệ cảnh quan, môi trường, an ninh, quốc phòng.

Sử dụng khoáng sản phải đảm bảo cân đối, hài hòa giữa xuất khẩu, nhập khẩu, trước hết đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho các dự án chế biến, chỉ xuất khẩu khoáng sản đã qua chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo quy định, đảm bảo hiệu quả kinh tế...

Chi tiết nội dung Quyết định xem tại đây.

NỘI DUNG KHÁC

Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước

27-6-2024

Để triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Bộ trưởng Bộ TN&MT vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 274/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước 2023. Kế hoạch nhằm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 2/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức rà soát các văn bản có liên quan đến tài nguyên nước để sửa đổi, bổ sung, ban hành  mới hoặc bãi bỏ; tuyên truyền, tập huấn phổ biến Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn Luật Tài nguyên nước, đặc biệt là các quy định mới nhằm sớm đưa các quy định của pháp luật tài nguyên nước vào cuộc sống, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Đồng thời, xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Kế hoạch đặt ra yêu cầu là phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước. Nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc.

Đề xuất khoáng sản chiến lược, quan trọng cho Việt Nam

27-6-2024

Tại dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản đang trình Quốc hội cho ý kiến có một điểm mới là quy định về “Khoáng sản chiến lược, quan trọng là khoáng sản thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững và tăng cường quốc phòng, an ninh của đất nước”. Hiện Cục Khoáng sản Việt Nam vừa phối hợp với Cục Địa chất Việt Nam lập báo cáo về việc hoàn thiện danh mục này. Để đề xuất danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng cho Việt Nam, Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam đã tham khảo danh mục khoáng sản thiết yếu của một số nước. Tại Mỹ, các khoáng sản thiết yếu bao gồm 50 loại khoáng sản sau: Nhôm, antimon, asen, barit, berili, bismuth, xeri, Caesium , crom, coban, dysprosium, erbium, europium, fluorit, gadolinium, gallium, germanium, than chì, hafnium, holmium, indium, iridium, lanthanum, lithium, lutetium, magiê, mangan, neodymium, niken, niobium, palladium, bạch kim, praseodymium, rhodium, rubidium, ruthenium, samarium, scandium, tantalum, Tellurium, terbium, thulium, thiếc, titan, vonfram, vanadi, ytterbium, yttri, kẽm và zirconi.

Seminar khoa học trao đổi kinh nghiệm về chính sách và thực tiễn bảo vệ môi trường bền vững của California

28-6-2024

Ngày 28/6/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức seminar khoa học trao đổi kinh nghiệm về chính sách và thực tiễn bảo vệ môi trường bền vững của California. California ban hành nhiều luật môi trường nhằm giảm công suất chôn lấp, thúc đẩy các nỗ lực tái chế, cung cấp các nỗ lực về năng lượng tái tạo và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. California yêu cầu các khu vực pháp lý địa phương phải đáp ứng mục tiêu xử lý vốn 50% trên mỗi vốn hoặc phải chịu mức phạt 10.000 USD một ngày. Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống kinh tế nhằm loại bỏ chất thải và sử dụng liên tục các nguồn tài nguyên. Nó trái ngược với nền kinh tế tuyến tính truyền thống, theo mô hình “lấy làm rồi vứt đi”. Khách mời của buổi seminar là ông Scott Carrol - Tổng Giám đốc Khu vệ sinh Costa Mesa. Khu vệ sinh Costa Mesa được xây dựng sân công ty, tòa nhà Platinum LEED đầu tiên của cộng đồng. (LEED là viết tắt của Lãnh đạo trong thiết kế năng lượng và môi trường), lắp đặt hệ thống quang điện mặt trời (PV) tại trụ sở chính, tân trang lại khuôn viên trụ sở bằng cách lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt và trồng cây và cây bụi chịu hạn. Khu vệ sinh Costa Mesa sản xuất khí tự nhiên tái tạo (RNG) từ chất thải xanh và phế liệu thực phẩm. RNG được sử dụng làm nhiên liệu cho xe chở rác, phân hữu cơ được làm từ chất thải xanh và phế liệu thực phẩm và được phát miễn phí cho người dân.

Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7 : Quyết sách lớn để giữ "mạch nguồn" sự sống

2-7-2024

Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 chính thức có hiệu lực. Với nhiều nội dung đột phá, Luật Tài nguyên nước được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc khai thác, sử dụng bền vững, đảm bảo an ninh nguồn nước cho hiện tại và tương lai, là quyết sách lớn để giữ “mạch nguồn” của sự sống. Luật Tài nguyên nước 2023 gồm 10 Chương và 86 Điều. Với rất nhiều điểm mới, Luật đang nhận được kỳ vọng lớn từ dư luận và giới chuyên gia về một “cuộc cách mạng” trong chính sách quản lý, sử dụng nguồn nước - một trong những loại tài nguyên đặc biệt quý giá của nhân loại. Theo các chuyên gia đánh giá, Luật mới thể hiện sự đổi mới tư duy một cách mạnh mẽ. Đầu tiên phải kể đến việc Luật quy định tất cả các nội dung về quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra. Đồng thời quy định rõ “quản cái gì, quản như thế nào và ai quản”. Theo đó, đã quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Tài chính... theo đúng chức năng nhiệm vụ đã được giao tại các luật có liên quan đến tài nguyên nước để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên nước.

Hưởng ứng Ngày quốc tế không sử dụng túi ni-lông: Bớt túi ni-lông, thêm nhiều mầm sống

3-7-2024

Hưởng ứng “Ngày quốc tế không sử dụng túi ni-lông”, ngày 3/7/2024, tại BigC Thăng Long, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTN&MT) và Sở Công Thương Thành phố Hà Nội phát động Chiến dịch “Bớt túi ni-lông, thêm nhiều mầm sống” nhằm khuyến khích người tiêu dùng giảm sử dụng túi ni-lông, thúc đẩy các giải pháp thân thiện với môi trường trên toàn thế giới. Tiếp nối thành công của “Ngày quốc tế không sử dụng túi ni-lông” được tổ chức năm 2023, Viện CLCSTN&MT, Sở Công Thương TP. Hà Nội đã phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan, Tổ chức WWF-Việt Nam, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông qua Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E), Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF), Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương tổ chức từ ngày 29/6 đến ngày 03/7/2024 với thông điệp “Bớt túi ni-lông thêm nhiều mầm sống” tại các nhà bán lẻ bao gồm: toàn bộ hệ thống siêu thị LOTTE Mart, toàn bộ Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị AEON Việt Nam trên toàn quốc; 10 cửa hàng TH true mart, BigC Thăng Long, 4 Trung tâm Mega Market Việt Nam tại Hà Nội; cũng như hệ thống Co.op Mart tại Phú Yên, Kiên Giang, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và hệ thống siêu thị GO!, Trung tâm thương mại Hoà Thọ tại Thành phố Đà Nẵng.

Nhiều nội dung được thảo luận tại cuộc họp Hội đồng cấp cao Diễn đàn ESG Việt Nam

4-7-2024

Tại phiên họp đầu tiên ngày 03/7/2024, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, tại tòa soạn báo Dân trí ở Hà Nội, các thành viên Hội đồng cấp cao Diễn đàn ESG Việt Nam đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Hiện tại, Hội đồng cấp cao Diễn đàn ESG Việt Nam có 10 thành viên, trong đó có PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. Chia sẻ tại phiên họp, nhà báo Phạm Tuấn Anh, Tổng biên tập báo Dân trí, cho biết mục tiêu của Diễn đàn là xây dựng mạng lưới và cộng đồng ESG Việt Nam. "Qua đó, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kết hợp cùng các địa phương, cơ quan Nhà nước cùng chia sẻ giá trị và cam kết về phát triển bền vững", ông nói. Ban tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam cũng đặt mục tiêu góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và có trách nhiệm với xã hội. Tổng biên tập báo Dân trí bày tỏ mong muốn tạo ra một diễn đàn mở, chất lượng cao để các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp cùng thảo luận, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về ESG. Song song đó là việc cùng cập nhật những xu hướng và thực tiễn tốt nhất về ESG, tăng cường hiểu biết về tầm quan trọng của tiêu chuẩn này trong hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững. Ông kỳ vọng những hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn ESG Việt Nam sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam tham dự Đối thoại toàn cầu về phát triển đại dương bền vững

5-7-2024

Đối thoại toàn cầu về phát triển đại dương bền vững được tổ chức tại Bali, Indonesia từ ngày 3-5/7/2024 với sự tham dự của hơn 400 đại biểu đến từ 71 quốc gia trên thế giới. Đối thoại do Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia phối hợp với Ban Thư ký Mạng lưới đối tác toàn cầu về tài khoản đại dương (GOAP) tổ chức nhằm tập hợp các Chính phủ, tổ chức quốc tế và các Viện nghiên cứu để xây dựng một cộng đồng toàn cầu thực hiện hạch toán tài khoản đại dương, làm cơ sở hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế biển xanh bền vững. Đối thoại diễn ra trong 3 ngày tập trung vào các nội dung chính sau: (i) Chuyển đổi mô hình dựa trên số liệu; (ii) Quản lý đại dương bền vững và nền kinh tế đại dương bền vững; và (iii) Tăng cường hợp tác vì nền kinh tế đại dương bền vững. Bộ trưởng và Thứ trưởng của 6 quốc gia: Belize, Maldives, Madagascar, PNG, Palau và Indonesia đã tham gia phiên thảo luận cấp cao, trao đổi về lộ trình đảm bảo sự hợp tác quốc tế hiệu quả, cơ hội chuyển đổi hệ thống và các giải pháp chung để phát triển nền kinh tế biển xanh bền vững.

Thiết kế sinh thái hướng đến mục tiêu tuần hoàn

8-7-2024

Thiết kế sinh thái trong bao bì là yêu cầu cần thiết cho các ngành nhằm giảm thiểu tối đa chất thải và rác thải nhựa, tăng khả năng tái chế, tái sử dụng các đồ dùng, sản phẩm. Theo nghiên cứu của TS. Đinh Quang Hưng; TS. Kim Thị Thuý Ngọc - Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT, khái niệm “thiết kế sinh thái” (Ecodesign) được đưa ra nghiên cứu, thảo luận chính thức tại Hội nghị quốc tế Thiết kế sinh thái lần đầu tiên vào năm 1989 tại California. Sau đó, Cơ quan Môi trường châu Âu – EEA đã xây dựng một tiêu chuẩn áp dụng tại châu Âu hướng tới việc giảm thiểu tối đa sự tác động tiêu cực về môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm. Hiện các quốc gia đã áp dụng thành công mô hình thiết kế sinh thái như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc trong việc tăng cường các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường, thực hiện chương trình quốc gia về giảm thiểu rác thải nhựa, yêu cầu tất cả các sản phẩm điện tử phải có khả năng sửa chữa, tái tạo, giảm tiêu thụ năng lượng,…Ứng dụng thiết kế sinh thái cũng được áp dụng trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, tiêu dùng theo hướng bền vững. Có thể kể đến các công ty đa quốc gia trên toàn cầu sử dụng mô hình này như Apple, Google và Unilever.

Doanh nghiệp đầu tư cho khí hậu là khoản đầu tư xanh

8-7-2024

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hành động bảo vệ khí hậu là việc làm "từ thiện", thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội. Vì vậy, quá trình triển khai họ không tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn báo cáo cần thiết bởi nó sẽ trở thành chi phí của doanh nghiệp. Trong khi thực tế, đây hoàn toàn có thể trở thành một khoản đầu tư và được thu hồi thông qua tín chỉ các-bon. Đây là nhận định của PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) khi chia sẻ về trách nhiệm của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông xung quanh vấn đề này. PV: Thưa ông, vì sao có thể nói chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp?PGS.TS Nguyễn Đình Thọ: Thế giới đang đối mặt với ba cuộc khủng hoảng hành tinh toàn cầu, đó là biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học. Trong suốt 50 năm vừa qua, các thể chế thương mại toàn cầu, các quốc gia trên thế giới đang thiết kế để hình thành quy định thương mại và đầu tư toàn cầu theo định hướng giảm phát thải khí nhà kính. Tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Chính phủ Việt Nam cùng với nhiều quốc gia khác đã cam kết sẽ phát thải ròng bằng “0” (Net Zero). Kể từ đây, cộng đồng toàn cầu đã đưa ra rất nhiều quy định mới để thay đổi cấu trúc thương mại và đầu tư toàn cầu.

Tham vấn quốc gia đối với Khung chiến lược về thúc đẩy ứng phó với biến đổi khí hậu và bền vững môi trường GMS 2030

9-7-2024

Ngày 09 tháng 7 năm 2024, tại Văn phòng Ngân hàng Phát triển Châu Á, Công ty tư vấn Ramboll/ADB đã tổ chức Tham vấn quốc gia đối với Khung chiến lược về thúc đẩy ứng phó với biến đổi khí hậu và bền vững môi trường GMS 2030. Cuộc họp được chia thành 02 phiên: Phiên sáng (tham vấn đại diện các cơ quan Chính phủ) và Phiên chiều (tham vấn đại diện các tổ chức quốc tế, phi chính phủ…). Cuộc họp được tổ chức nhằm tham vấn Khung chiến lược 2030, qua đó, xác định ưu tiên và định hướng hành động để thúc đẩy các giải pháp trong GMS để đạt được các cam kết quốc gia và quốc tế về giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, bền vững môi trường. Các chủ đề chính đối với hợp tác khu vực GMS trong Khung chiến lược 2030 bao gồm: (i) chuyển dịch sang phát thải ròng bằng 0; (ii) thích ứng, thích nghi, quản lý rủi ro thiên tai; (iii) giải pháp dựa vào thiên thiên để bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng đất bền vững và sinh kế của người dân và (iv) kiểm soát ô nhiễm và kinh tế tuần hoàn.

Đảng ủy Bộ TN&MT học tập quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35- CT/TW

9-7-2024

Sáng ngày 9/7/2024, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 35- CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội) tới 15.644 điểm cầu trên toàn quốc với trên 1,28 triệu cán bộ, đảng viên tham dự. Tham dự tại điểm cầu Đảng ủy Bộ TN&MT có đồng chí Lê Công Thành, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TN&MT; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Bí thư các cấp ủy trực thuộc, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ. Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham dự trực tuyến tại 3 điểm cầu: Trụ sở Viện, Trung tâm Phát triển và Ứng dụng khoa học công nghệ về đất đai và Tạp chí Môi trường. Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa quán triệt nội dung Quy định số 144-QĐ/TW và hướng dẫn thực hiện Quy định.

Hội thảo Ứng dụng các công cụ và chỉ số đo lường thực hiện kinh tế tuần hoàn

11-7-2024

Ngày 10/7/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp Quỹ Hanns Seidel tại Việt Nam tổ chức tổ chức Hội thảo “Ứng dụng các công cụ và chỉ số đo lường thực hiện kinh tế tuần hoàn” nhằm triển khai quy định trong Luật BVMT năm 2020 để đóng góp hiệu quả vào quá trình xây dựng chính sách về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng và TS. Mai Thanh Dung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đến dự và chủ trì Hội thảo. Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cho biết, Việt Nam đã cam kết thực hiện Thỏa thuận Paris cũng như Net Zero định hướng đến 2050 phát thải ròng bằng “0”, do đó, tại Diễn đàn lần thứ 3 đã thông qua mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) triển khai các phương án để thực hiện mục tiêu này. Hội thảo nhằm trao đổi, xác định các công cụ, chỉ số đo lường thực hiện kinh tế tuần hoàn để chuẩn bị cho việc triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam hiệu quả trong thời gian tới. thu hút nhiều tham luận, ý kiến đóng góp tích cực từ các nhà nghiên cứu, chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước.