TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nhiều nội dung được thảo luận tại cuộc họp Hội đồng cấp cao Diễn đàn ESG Việt Nam

Ngày đăng: 04 | 07 | 2024

Tại phiên họp đầu tiên ngày 03/7/2024, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, tại tòa soạn báo Dân trí ở Hà Nội, các thành viên Hội đồng cấp cao Diễn đàn ESG Việt Nam đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Hiện tại, Hội đồng cấp cao Diễn đàn ESG Việt Nam có 10 thành viên, trong đó có PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. Chia sẻ tại phiên họp, nhà báo Phạm Tuấn Anh, Tổng biên tập báo Dân trí, cho biết mục tiêu của Diễn đàn là xây dựng mạng lưới và cộng đồng ESG Việt Nam. "Qua đó, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kết hợp cùng các địa phương, cơ quan Nhà nước cùng chia sẻ giá trị và cam kết về phát triển bền vững", ông nói. Ban tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam cũng đặt mục tiêu góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và có trách nhiệm với xã hội. Tổng biên tập báo Dân trí bày tỏ mong muốn tạo ra một diễn đàn mở, chất lượng cao để các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp cùng thảo luận, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về ESG. Song song đó là việc cùng cập nhật những xu hướng và thực tiễn tốt nhất về ESG, tăng cường hiểu biết về tầm quan trọng của tiêu chuẩn này trong hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững. Ông kỳ vọng những hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn ESG Việt Nam sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

SCG

Doanh nghiệp phải có ý thức tiếp cận ESG và biến nó trở thành cấu phần trong chiến lược phát triển

Phát biểu trực tuyến từ Pháp, Giáo sư Nguyễn Đức Khương, Giám đốc Điều hành Trường EMLV Business School Pháp, Chủ tịch Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global), cho rằng hiện nay các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức đều tham gia vào "cuộc chơi" phát triển bền vững.

Trải qua gần 2 thập kỷ kể từ khi lần đầu xuất hiện, thuật ngữ ESG đã có thay đổi từ bộ tiêu chuẩn chuyên biệt đánh giá toàn cảnh bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho các nhà đầu tư tài chính, trở thành một thuật ngữ chung để chỉ cách các nhà quản trị doanh nghiệp hay thương hiệu cân nhắc những tác động của doanh nghiệp và sản phẩm lên môi trường, xã hội và nhân sự.

"ESG không chỉ là mục tiêu mà còn là câu chuyện doanh nghiệp phải chuyển đổi mô hình cùng sao cho phù hợp với sự thay đổi của người tiêu dùng và chính sách hiện nay", ông Khương nói. Ông nêu quan điểm, doanh nghiệp phải có ý thức tiếp cận ESG và biến nó trở thành cấu phần trong chiến lược phát triển.

Ông Khương gợi ý Diễn đàn lần này có thể khuyến nghị doanh nghiệp, cho họ thấy đầu tư vào ESG không tốn kém mà còn mang lại lợi ích về hình ảnh, uy tín với khách hàng.

Theo ông, Hội đồng cấp cao Diễn đàn ESG Việt Nam có thể kết nối với các đối tác là đơn vị tư vấn quản trị để có thể tiếp cận thực tế hơn với doanh nghiệp và đưa ra các khuyến nghị cũng như chiến lược cho doanh nghiệp. Họ cũng sẽ là đơn vị đồng hành cùng các hoạt động xuyên suốt Diễn đàn.

TS Bùi Thanh Minh, Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, cho rằng tại mỗi quốc gia, hiểu biết về ESG là khác nhau. Diễn đàn ESG Việt Nam cần có tiêu chí và tiêu chuẩn rõ ràng cho việc vinh danh các tổ chức, đơn vị hướng đến phát triển bền vững. Ông Minh lấy ví dụ, tại Trung Quốc, Green Performance Index (GPI) - chỉ số tăng trưởng xanh - là một trong những yếu tố để bình xét, lựa chọn vinh danh doanh nghiệp.

TS Lê Thái Hà, Giám đốc Điều hành Quỹ Vinfuture, Giám đốc Điều hành Quỹ Vì tương lai xanh, gợi ý, về hoạt động của Diễn đàn ESG Việt Nam nên chia thành nhiều loại. Hội thảo sẽ mang tính thông báo, chia sẻ kiến thức, trong khi đó các tọa đàm, workshop nên mang tính thực hành nhiều hơn, gắn với thực tiễn hơn. Điều này đảm bảo tính hấp dẫn.

PGS TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, với kinh nghiệm tham dự nhiều hội thảo, diễn đàn về ESG, đánh giá cao tính khoa học, thực tiễn và khác biệt từ chuỗi các hoạt động được báo Dân trí đề xuất như hội thảo, workshop chuyên đề, nhằm tăng cường nhận thức và kiến thức về ESG cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Ông nhắc lại, các nội dung liên quan đến chữ E được nhiều đơn vị tổ chức tương đối phổ biến, đâu đó thành phong trào; việc báo Dân trí triển khai Diễn đàn nhấn tới cả chữ S, G là sự khác biệt với thị trường, có tính thực tiễn cao.

Ông Trung thảo luận, nên chia thành 3 hội thảo lớn tương ứng với các chữ E, S, G. Lý do là bên cạnh câu chuyện tăng trưởng xanh thì quản trị xanh, xã hội cũng là 2 trong số 3 tiêu chuẩn để đo lường những yếu tố liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp.

"ESG là bộ chuẩn mực doanh nghiệp cần đầu tư"

Tham dự trực tuyến tại phiên họp, ông Nguyễn Đức Minh, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP Hà Nội (HAMI), đánh giá cao Diễn đàn ESG Việt Nam khi đã lan tỏa tới cộng đồng doanh nghiệp việc cần phải hoạt động có trách nhiệm với xã hội, môi trường.

Ông Minh đề xuất, thời gian tới, Ban tổ chức có thể tổ chức các tọa đàm, chia thành các chủ đề, vấn đề liên quan đến môi trường và mời các chuyên gia có trình độ, chuyên môn sâu để xây dựng một bộ tiêu chí giải thưởng vinh danh các tổ chức hướng đến phát triển bền vững, phù hợp với thị trường Việt Nam giai đoạn này.

Chi tiết về bộ tiêu chí giải thưởng, ông Minh gợi ý có thể xét theo loại hình doanh nghiệp, như nhóm FDI, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa… hoặc xét theo khối ngành, như sản xuất, dịch vụ… "Các tiêu chí nên được công khai và tham khảo ý kiến đóng góp từ cộng đồng", ông nói.

Từ Bali (Indonesia), tham dự trực tuyến phiên họp, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho rằng ESG là bộ chuẩn mực doanh nghiệp cần đầu tư chứ không nên coi là chi phí.

Ông cho biết, hầu hết thị trường Việt Nam có hàng hóa xuất khẩu đều là thị trường phát triển. Các nước đều đưa báo cáo ESG là bắt buộc với các doanh nghiệp niêm yết. Chính vì vậy, Diễn đàn ESG Việt Nam lần này sẽ tạo môi trường để doanh nghiệp học hỏi và nhận thức về quản trị bền vững.

"Tuy nhiên, ESG với doanh nghiệp nhỏ thì chi phí rất lớn, nên doanh nghiệp phải đi đúng hướng, đúng tiêu chuẩn", vị này phát biểu.

Bà Phạm Thị Quỳnh Vi, Giám đốc Chất lượng FPT, bày tỏ bất ngờ trước quy mô của Diễn đàn ESG Việt Nam. Từ góc độ vận hành doanh nghiệp, bà Vi nói các doanh nghiệp nói chung và FPT nói riêng sẽ có cơ hội được học hỏi nhiều vấn đề liên quan đến việc thực hành ESG. Đại diện FPT bày tỏ hy vọng bộ tiêu chí sắp tới sẽ mạch lạc, không bị trùng lặp.

"Doanh nghiệp phải có ý thức tiếp cận ESG"

Ông Giando Zappia, Chủ tịch Ủy ban Ngành Tài chính bền vững EuroCham, đồng thời là Chủ tịch Aquila, cho biết bản thân từng có kinh nghiệm tổ chức nhiều tọa đàm về phát triển bền vững. Đại diện EuroCham gợi ý hội đồng nên chia các tọa đàm thành nhóm vấn đề, hoặc chủ đề riêng, phù hợp từng khu vực.

Ngoài thảo luận các hoạt động chung liên quan tới lộ trình hoạt động của Diễn đàn ESG Việt Nam năm 2024, các thành viên Hội đồng cấp cao Diễn đàn ESG Việt Nam cũng bắt đầu thảo luận để đề ra đối tượng, bộ tiêu chí đối với việc vinh danh các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cơ quan... trong câu chuyện thực thi ESG, hướng đến phát triển bền vững.

Kết luận tại phiên họp đầu tiên của các thành viên Hội đồng cấp cao Diễn đàn ESG Việt Nam, ông Phạm Tuấn Anh - Tổng biên tập báo Dân trí - nhấn mạnh việc vinh danh các tổ chức, đơn vị hướng đến phát triển bền vững được cộng đồng rất quan tâm. Những đóng góp, thảo luận của các chuyên gia trong phiên họp giúp giải thưởng thêm uy tín, chất lượng, công bằng.

Ông mong rằng những hoạt động sắp tới trong khuôn khổ của diễn đàn sẽ góp phần khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng ESG để giảm thiểu tác động tiêu cực đến xã hội, đồng thời xây dựng hệ sinh thái ESG tại Việt Nam, thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam.

Trước đó, báo Dân trí tổ chức Lễ ra mắt Diễn đàn ESG Việt Nam. Đây cũng lần đầu tiên tại Việt Nam, một cơ quan báo chí tổ chức một sự kiện quy mô, tầm cỡ quốc gia về ESG - chủ đề vốn đang rất được quan tâm trên toàn thế giới cũng như tại nước ta.

Về Hội đồng cấp cao Diễn đàn ESG Việt Nam, trên tinh thần cam kết hoạt động hiệu quả, minh bạch và trách nhiệm, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam, Hội đồng có nhiệm vụ định hướng chiến lược cho Diễn đàn, gồm xác định mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh của Diễn đàn, phát triển chiến lược phát triển dài hạn và định hướng các hoạt động trọng tâm của Diễn đàn.

Bên cạnh đó, Hội đồng hỗ trợ kết nối và hợp tác giữa các bên liên quan trong lĩnh vực ESG; tham gia các hoạt động thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ESG trong cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư đồng thời góp phần xây dựng hệ sinh thái ESG tại Việt Nam.

Hội đồng cũng có nhiệm vụ thúc đẩy nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ESG trong kinh doanh và đầu tư; chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và giải pháp sáng tạo cho phát triển bền vững; tham gia các hoạt động thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thành viên Hội đồng là những cá nhân có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực ESG, được Ban tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam mời tham gia và cam kết đóng góp cho sự phát triển của Diễn đàn.

Theo Dân trí

NỘI DUNG KHÁC

Việt Nam tham dự Đối thoại toàn cầu về phát triển đại dương bền vững

5-7-2024

Đối thoại toàn cầu về phát triển đại dương bền vững được tổ chức tại Bali, Indonesia từ ngày 3-5/7/2024 với sự tham dự của hơn 400 đại biểu đến từ 71 quốc gia trên thế giới. Đối thoại do Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia phối hợp với Ban Thư ký Mạng lưới đối tác toàn cầu về tài khoản đại dương (GOAP) tổ chức nhằm tập hợp các Chính phủ, tổ chức quốc tế và các Viện nghiên cứu để xây dựng một cộng đồng toàn cầu thực hiện hạch toán tài khoản đại dương, làm cơ sở hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế biển xanh bền vững. Đối thoại diễn ra trong 3 ngày tập trung vào các nội dung chính sau: (i) Chuyển đổi mô hình dựa trên số liệu; (ii) Quản lý đại dương bền vững và nền kinh tế đại dương bền vững; và (iii) Tăng cường hợp tác vì nền kinh tế đại dương bền vững. Bộ trưởng và Thứ trưởng của 6 quốc gia: Belize, Maldives, Madagascar, PNG, Palau và Indonesia đã tham gia phiên thảo luận cấp cao, trao đổi về lộ trình đảm bảo sự hợp tác quốc tế hiệu quả, cơ hội chuyển đổi hệ thống và các giải pháp chung để phát triển nền kinh tế biển xanh bền vững.

Thiết kế sinh thái hướng đến mục tiêu tuần hoàn

8-7-2024

Thiết kế sinh thái trong bao bì là yêu cầu cần thiết cho các ngành nhằm giảm thiểu tối đa chất thải và rác thải nhựa, tăng khả năng tái chế, tái sử dụng các đồ dùng, sản phẩm. Theo nghiên cứu của TS. Đinh Quang Hưng; TS. Kim Thị Thuý Ngọc - Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT, khái niệm “thiết kế sinh thái” (Ecodesign) được đưa ra nghiên cứu, thảo luận chính thức tại Hội nghị quốc tế Thiết kế sinh thái lần đầu tiên vào năm 1989 tại California. Sau đó, Cơ quan Môi trường châu Âu – EEA đã xây dựng một tiêu chuẩn áp dụng tại châu Âu hướng tới việc giảm thiểu tối đa sự tác động tiêu cực về môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm. Hiện các quốc gia đã áp dụng thành công mô hình thiết kế sinh thái như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc trong việc tăng cường các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường, thực hiện chương trình quốc gia về giảm thiểu rác thải nhựa, yêu cầu tất cả các sản phẩm điện tử phải có khả năng sửa chữa, tái tạo, giảm tiêu thụ năng lượng,…Ứng dụng thiết kế sinh thái cũng được áp dụng trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, tiêu dùng theo hướng bền vững. Có thể kể đến các công ty đa quốc gia trên toàn cầu sử dụng mô hình này như Apple, Google và Unilever.

Doanh nghiệp đầu tư cho khí hậu là khoản đầu tư xanh

8-7-2024

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hành động bảo vệ khí hậu là việc làm "từ thiện", thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội. Vì vậy, quá trình triển khai họ không tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn báo cáo cần thiết bởi nó sẽ trở thành chi phí của doanh nghiệp. Trong khi thực tế, đây hoàn toàn có thể trở thành một khoản đầu tư và được thu hồi thông qua tín chỉ các-bon. Đây là nhận định của PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) khi chia sẻ về trách nhiệm của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông xung quanh vấn đề này. PV: Thưa ông, vì sao có thể nói chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp?PGS.TS Nguyễn Đình Thọ: Thế giới đang đối mặt với ba cuộc khủng hoảng hành tinh toàn cầu, đó là biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học. Trong suốt 50 năm vừa qua, các thể chế thương mại toàn cầu, các quốc gia trên thế giới đang thiết kế để hình thành quy định thương mại và đầu tư toàn cầu theo định hướng giảm phát thải khí nhà kính. Tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Chính phủ Việt Nam cùng với nhiều quốc gia khác đã cam kết sẽ phát thải ròng bằng “0” (Net Zero). Kể từ đây, cộng đồng toàn cầu đã đưa ra rất nhiều quy định mới để thay đổi cấu trúc thương mại và đầu tư toàn cầu.

Tham vấn quốc gia đối với Khung chiến lược về thúc đẩy ứng phó với biến đổi khí hậu và bền vững môi trường GMS 2030

9-7-2024

Ngày 09 tháng 7 năm 2024, tại Văn phòng Ngân hàng Phát triển Châu Á, Công ty tư vấn Ramboll/ADB đã tổ chức Tham vấn quốc gia đối với Khung chiến lược về thúc đẩy ứng phó với biến đổi khí hậu và bền vững môi trường GMS 2030. Cuộc họp được chia thành 02 phiên: Phiên sáng (tham vấn đại diện các cơ quan Chính phủ) và Phiên chiều (tham vấn đại diện các tổ chức quốc tế, phi chính phủ…). Cuộc họp được tổ chức nhằm tham vấn Khung chiến lược 2030, qua đó, xác định ưu tiên và định hướng hành động để thúc đẩy các giải pháp trong GMS để đạt được các cam kết quốc gia và quốc tế về giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, bền vững môi trường. Các chủ đề chính đối với hợp tác khu vực GMS trong Khung chiến lược 2030 bao gồm: (i) chuyển dịch sang phát thải ròng bằng 0; (ii) thích ứng, thích nghi, quản lý rủi ro thiên tai; (iii) giải pháp dựa vào thiên thiên để bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng đất bền vững và sinh kế của người dân và (iv) kiểm soát ô nhiễm và kinh tế tuần hoàn.

Đảng ủy Bộ TN&MT học tập quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35- CT/TW

9-7-2024

Sáng ngày 9/7/2024, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 35- CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội) tới 15.644 điểm cầu trên toàn quốc với trên 1,28 triệu cán bộ, đảng viên tham dự. Tham dự tại điểm cầu Đảng ủy Bộ TN&MT có đồng chí Lê Công Thành, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TN&MT; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Bí thư các cấp ủy trực thuộc, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ. Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham dự trực tuyến tại 3 điểm cầu: Trụ sở Viện, Trung tâm Phát triển và Ứng dụng khoa học công nghệ về đất đai và Tạp chí Môi trường. Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa quán triệt nội dung Quy định số 144-QĐ/TW và hướng dẫn thực hiện Quy định.

Hội thảo Ứng dụng các công cụ và chỉ số đo lường thực hiện kinh tế tuần hoàn

11-7-2024

Ngày 10/7/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp Quỹ Hanns Seidel tại Việt Nam tổ chức tổ chức Hội thảo “Ứng dụng các công cụ và chỉ số đo lường thực hiện kinh tế tuần hoàn” nhằm triển khai quy định trong Luật BVMT năm 2020 để đóng góp hiệu quả vào quá trình xây dựng chính sách về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng và TS. Mai Thanh Dung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đến dự và chủ trì Hội thảo. Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cho biết, Việt Nam đã cam kết thực hiện Thỏa thuận Paris cũng như Net Zero định hướng đến 2050 phát thải ròng bằng “0”, do đó, tại Diễn đàn lần thứ 3 đã thông qua mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) triển khai các phương án để thực hiện mục tiêu này. Hội thảo nhằm trao đổi, xác định các công cụ, chỉ số đo lường thực hiện kinh tế tuần hoàn để chuẩn bị cho việc triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam hiệu quả trong thời gian tới. thu hút nhiều tham luận, ý kiến đóng góp tích cực từ các nhà nghiên cứu, chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước.

Hội thảo Quản lý chất thải rắn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam: Chính sách và Thực thi

12-7-2024

Ngày 12/7/2024, tại Quảng Ninh, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường với sự hỗ trợ của Tổ chức Hanns Seidel Foundation (HSF), Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức hội thảo “Quản lý chất thải rắn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam: Chính sách và Thực thi”. Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan về các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn ở Việt Nam là vô cùng cần thiết. Mục tiêu của Hội thảo nhằm chia sẻ, thảo luận về tình hình thực thi chính sách, các kinh nghiệm, các mô hình quản lý, xử lý chất thải rắn và vai trò của các bên liên quan trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn, đồng thời đại biểu tham dự trực tiếp cũng được tham quan thực tiễn về mô hình phân loại chất thải rắn và thu gom rác trôi nổi trên Vịnh Hạ Long. Hội thảo do TS. Mai Thanh Dung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chủ trì. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức cộng đồng, các cơ quan báo chí từ Hà Nội và Quảng Ninh.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai 6 tháng cuối năm 2024

17-7-2024

Ngày 16/7/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai 6 tháng cuối năm 2024. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì Hội nghị. Tham dự buổi sơ kết còn có sự góp mặt của lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ như Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Khoa học và Công nghệ để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động 6 tháng đầu năm của Viện. Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCS TN&MT) cho biết, với sự hỗ trợ của lãnh đạo Bộ cùng các đơn vị thuộc Bộ TN&MT, về cơ bản, việc thực hiện Chương trình công tác năm 2024 của Viện đã được thực hiện đồng bộ; công tác quản lý, điều hành chung thông suốt, hiệu quả; các nhiệm vụ cũng được hoàn thành đúng thời hạn báo cáo, đặc biệt trong việc xây dựng Chiến lược Quốc gia về Kinh tế tuần hoàn (KTTH), Đề án vị trí việc làm, Dự thảo và các đề tài khoa học liên quan,...

TP.HCM: Chuẩn bị khởi công Nhà máy đốt rác phát điện 2.000 tấn/ngày

19-7-2024

Dự kiến ngày 20/7/2024, Sở TN&MT TP.HCM sẽ tổ chức khởi công xây dựng Nhà máy đốt rác phát điện Tâm Sinh Nghĩa (giai đoạn 1) có công suất 2.000 tấn/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (huyện Củ Chi). Tại buổi họp báo cung cấp thông tin kinh tế - xã hội chiều 18/7, ông Tống Nhất Thành, phó Phòng Quản lý chất thải rắn (Sở TN&MT TP.HCM) đã cung cấp thông tin về tiến độ chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn TP.HCM. Theo ông Tống Nhất Thành, trên địa bàn TP.HCM hiện đang có 5 dự án chuyển đổi công nghệ xử lý CTRSH từ chôn lấp hợp vệ sinh, đốt rác không phát điện sang công nghệ đốt rác phát điện, tái chế. Cụ thể, gồm các dự án của Công ty Tâm Sinh Nghĩa, Công ty Vietstar, Công ty Tasco, Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM, Công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS).

Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

24-7-2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 709/QĐ-TTg ngày 23/7/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 69-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Để thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả Kết luận số 69-KL/TW, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi Kết luận số 69-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Yêu cầu đặt ra là xác định những nội dung, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, lộ trình thời gian và biện pháp thực hiện để các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động phối hợp; tổ chức triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả Kết luận số 69-KL/TW.

Xanh hóa ngành dệt may - Điều cần thiết để bảo vệ môi trường

24-7-2024

Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam chọn lựa đẩy nhanh tốc độ “xanh hoá” sản xuất dù còn nhiều khó khăn thách thức, bởi họ sớm nhìn ra được nhu cầu “sống xanh” và sử dụng các sản phẩm xanh của thị trường. Năm 2024, bên cạnh dự báo nền kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn còn khó khăn, ngành dệt may còn đối diện với hàng loạt thách thức khác từ áp dụng cơ chế EPR và CBAM cũng như chiến lược “thời trang bền vững” thay cho “thời trang nhanh”, chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của OECD của EU; luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức… Đặc biệt, vấn đề xanh hóa và phát triển bền vững là những tiêu chí cạnh tranh mà các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,... yêu cầu ở các nhà cung cấp, bên cạnh yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. “Xanh hóa được xác định là yếu tố mang tính chiến lược với ngành dệt may Việt Nam, không doanh nghiệp nào có thể đứng ngoài cuộc”, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) trao đổi với báo giới.

Hội thảo tham vấn về mô hình thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ

26-7-2024

Ngày 26/7/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Viện CLCSTNMT) phối hợp với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia tổ chức Hội thảo tham vấn về mô hình thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ. Mục tiêu của Hội thảo là nhận được nhiều ý kiến góp ý hay, hiệu quả về cơ chế quản lý việc thải bỏ phương tiện giao thông tại Việt Nam, cũng như đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về thải bỏ phương tiện giao thông. Hội thảo do PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện CLCSTN&MT chủ trì. Đến dự Hội thảo còn có TS. Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Giám đốc Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường; đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), nhóm nghiên cứu Viện CLCSTN&MT. Ngoài ra, Hội thảo còn thu hút nhiều nhà quản lý, chuyên gia, các nhà khoa học từ các Viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm. Hội thảo được tổ chức trong thời gian Quốc tang, vì vậy, trước khi Hội thảo bắt đầu, trong không khí trang nghiêm, thành kính, Ban tổ chức cũng như các đại biểu tham dự đã dành những phút tưởng niệm bày tỏ niềm tiếc thương về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.