TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hưởng ứng Ngày quốc tế không sử dụng túi ni-lông: Bớt túi ni-lông, thêm nhiều mầm sống

Ngày đăng: 03 | 07 | 2024

Hưởng ứng “Ngày quốc tế không sử dụng túi ni-lông”, ngày 3/7/2024, tại BigC Thăng Long, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTN&MT) và Sở Công Thương Thành phố Hà Nội phát động Chiến dịch “Bớt túi ni-lông, thêm nhiều mầm sống” nhằm khuyến khích người tiêu dùng giảm sử dụng túi ni-lông, thúc đẩy các giải pháp thân thiện với môi trường trên toàn thế giới. Tiếp nối thành công của “Ngày quốc tế không sử dụng túi ni-lông” được tổ chức năm 2023, Viện CLCSTN&MT, Sở Công Thương TP. Hà Nội đã phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan, Tổ chức WWF-Việt Nam, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông qua Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E), Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF), Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương tổ chức từ ngày 29/6 đến ngày 03/7/2024 với thông điệp “Bớt túi ni-lông thêm nhiều mầm sống” tại các nhà bán lẻ bao gồm: toàn bộ hệ thống siêu thị LOTTE Mart, toàn bộ Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị AEON Việt Nam trên toàn quốc; 10 cửa hàng TH true mart, BigC Thăng Long, 4 Trung tâm Mega Market Việt Nam tại Hà Nội; cũng như hệ thống Co.op Mart tại Phú Yên, Kiên Giang, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và hệ thống siêu thị GO!, Trung tâm thương mại Hoà Thọ tại Thành phố Đà Nẵng.

IMG 1925
Ông Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện CLCSTN&MT phát biểu tại Chiến dịch

Phát biểu tại Chương trình, ông Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện CLCSTN&MT chia sẻ, “Cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã cam kết hành động mạnh mẽ thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa và túi ni-lông. Đặc biệt, Đề án Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam theo Quyết định số 1316/QĐ-TTg đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sử dụng 100% túi ni-lông, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni-lông khó phân hủy”.

 “Sự tham gia ngày càng nhiều hơn của các siêu thị và nhà bán lẻ trong Ngày không sử dụng túi ni-lông tại Việt Nam đã cho thấy sự chủ động và nỗ lực đưa mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường vào chiến lược kinh doanh bền vững của các tổ chức và doanh nghiệp. Chúng tôi đánh giá rất cao những nỗ lực này. Cùng nhau bớt túi ni-lông hôm nay là chúng ta đang tiến gần hơn tới mục tiêu tiêu dùng bền vững và loại bỏ cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa một cách toàn diện”,  bà Nguyễn Thị Diệu Thuý, Giám đốc Chương trình Giảm Nhựa của WWF-Việt Nam chia sẻ.

z5597435901177 4420a9d8dd6eea48417fa49b6b881e42
Bà Nguyễn Thị Trang Nguyên, Cán bộ truyền thông cấp cao, Chương trình Giảm nhựa, WWF chia sẻ tại Chiến dịch

Hiện nay, nhiều tổ chức và doanh nghiệp đã chủ động, tích cực thực hiện các hoạt động đa dạng nhằm giảm túi ni-lông và sản phẩm nhựa dùng một lần. Một trong những đơn vị tiên phong có thể kể đến là Tập đoàn TH. Trên hành trình thực hiện tôn chỉ “Trân quý Mẹ Thiên nhiên”, TH đã trở thành doanh nghiệp sữa đầu tiên ở Việt Nam sử dụng túi từ chất liệu sinh học “xanh” hơn, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm giảm lượng nhựa trên hệ thống bao bì nhãn mác, đồng thời đưa ra nhiều chương trình khuyến khích khách hàng sử dụng túi vải canvas nhằm hạn chế rác thải nhựa.

Một trong những nhà bán lẻ đi đầu trong việc triển khai các hoạt động xanh khác là LOTTE Mart. Thương hiệu này cũng đã tập trung vào các chuỗi hành động thiết thực nhằm giảm thiểu sử dụng túi ni-lông, rác thải nhựa từ năm 2019. Chiến dịch LOTTE Eco Green “Tôi hành động - bạn cũng thế” đã được triển khai hiệu quả, lan tỏa tinh thần tiêu dùng xanh, giảm thiểu túi ni-lông tới cộng đồng. Năm 2024, LOTTE Mart tiếp tục triển khai Ngày không sử dụng túi ni-lông tại toàn bộ hệ thống 16 siêu thị trên toàn quốc vào ngày 3/7, góp phần triển khai thành công mục tiêu giảm ô nhiễm rác thải nhựa của Việt Nam...

IMG 1919
Khách hàng được hỗ trợ túi Lohas và đóng thùng giấy carton miễn phí tại BigC Thăng Long

Central Retail Việt Nam đang thực hiện các sáng kiến thể hiện trách nhiệm xã hội và tính bền vững như: Khuyến khích người tiêu dùng chủ động giảm sử dụng túi ni-lông khi đi mua sắm bằng cách mang theo túi cá nhân hoặc tái sử dụng túi thân thiện môi trường, bán túi Lohas không lợi nhuận, hỗ trợ đóng thùng giấy carton chứa hàng hóa miễn phí… hướng tới việc góp phần đẩy mạnh phong trào giảm ô nhiễm rác thải nhựa trên toàn quốc.

Trong khi đó, AEON Việt Nam đang triển khai mở rộng phạm vi áp dụng của Chương trình Ngày không túi ni-lông ra toàn bộ các Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị trên toàn quốc vào thứ 2 đầu tiên của tháng tại các quầy thanh toán nhanh - không tiền mặt. Bên cạnh đó, thương hiệu này cũng có nhiều sáng kiến khác như sáng kiến cho thuê túi “Rent a bag” giúp khách hàng có thể thuê túi môi trường trực tiếp tại các quầy thu ngân, sáng kiến “Greenline” với quầy thu ngân ưu tiên dành cho khách hàng không sử dụng túi ni-lông hay sử dụng sản phẩm từ vật liệu thân thiện với môi trường tại khu vực ẩm thực tự chọn.

IMG 1922
Các đại biểu tham gia đồng hành cùng Chiến dịch

Trong thời gian diễn ra Chiến dịch, nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị và bổ ích được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng về giảm tiêu dùng túi ni-lông như: mini-game hỏi và đáp về kiến thức liên quan đến rác thải nhựa: Học mà chơi, chơi mà học; Vòng quay may mắn; Ghé thăm Tiệm chụp ảnh check-in; Lời nhắn gửi tương lai; Cuộc thi trực tuyến “Bớt túi ni-lông, thêm nhiều mầm sống”. Bên cạnh đó, Tọa đàm “Thúc đẩy các giải pháp giảm sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại Việt Nam” dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 7 tại Hà Nội để thảo luận và tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm tiêu dùng các sản phẩm nhựa dùng một lần tại Việt Nam.

Ngày không sử dụng túi ni-lông tại Việt Nam

Thời gian và địa điểm tổ chức các hoạt động truyền thông:

1. AEON Mall Long Biên: Cổng số 9, Số 27 Cổ Linh, Long Biên, Hà Nội: từ ngày 29/6 đến 03/7

2. TH True Mart Tràng Tiền: Số 6 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội: từ ngày 29/6 đến 03/7

3. Big C Thăng Long: Số 222 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội: từ ngày 30/6 đến 03/7

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ:

Chị Nguyễn Thị Ngọc Ánh,

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

479 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam

Email: ntnganh@yahoo.com

SĐT: 0983962412

Fanpage: https://www.facebook.com/Plastic.Alliance.Project

 

NỘI DUNG KHÁC

Nhiều nội dung được thảo luận tại cuộc họp Hội đồng cấp cao Diễn đàn ESG Việt Nam

4-7-2024

Tại phiên họp đầu tiên ngày 03/7/2024, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, tại tòa soạn báo Dân trí ở Hà Nội, các thành viên Hội đồng cấp cao Diễn đàn ESG Việt Nam đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Hiện tại, Hội đồng cấp cao Diễn đàn ESG Việt Nam có 10 thành viên, trong đó có PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. Chia sẻ tại phiên họp, nhà báo Phạm Tuấn Anh, Tổng biên tập báo Dân trí, cho biết mục tiêu của Diễn đàn là xây dựng mạng lưới và cộng đồng ESG Việt Nam. "Qua đó, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kết hợp cùng các địa phương, cơ quan Nhà nước cùng chia sẻ giá trị và cam kết về phát triển bền vững", ông nói. Ban tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam cũng đặt mục tiêu góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và có trách nhiệm với xã hội. Tổng biên tập báo Dân trí bày tỏ mong muốn tạo ra một diễn đàn mở, chất lượng cao để các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp cùng thảo luận, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về ESG. Song song đó là việc cùng cập nhật những xu hướng và thực tiễn tốt nhất về ESG, tăng cường hiểu biết về tầm quan trọng của tiêu chuẩn này trong hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững. Ông kỳ vọng những hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn ESG Việt Nam sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam tham dự Đối thoại toàn cầu về phát triển đại dương bền vững

5-7-2024

Đối thoại toàn cầu về phát triển đại dương bền vững được tổ chức tại Bali, Indonesia từ ngày 3-5/7/2024 với sự tham dự của hơn 400 đại biểu đến từ 71 quốc gia trên thế giới. Đối thoại do Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia phối hợp với Ban Thư ký Mạng lưới đối tác toàn cầu về tài khoản đại dương (GOAP) tổ chức nhằm tập hợp các Chính phủ, tổ chức quốc tế và các Viện nghiên cứu để xây dựng một cộng đồng toàn cầu thực hiện hạch toán tài khoản đại dương, làm cơ sở hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế biển xanh bền vững. Đối thoại diễn ra trong 3 ngày tập trung vào các nội dung chính sau: (i) Chuyển đổi mô hình dựa trên số liệu; (ii) Quản lý đại dương bền vững và nền kinh tế đại dương bền vững; và (iii) Tăng cường hợp tác vì nền kinh tế đại dương bền vững. Bộ trưởng và Thứ trưởng của 6 quốc gia: Belize, Maldives, Madagascar, PNG, Palau và Indonesia đã tham gia phiên thảo luận cấp cao, trao đổi về lộ trình đảm bảo sự hợp tác quốc tế hiệu quả, cơ hội chuyển đổi hệ thống và các giải pháp chung để phát triển nền kinh tế biển xanh bền vững.

Thiết kế sinh thái hướng đến mục tiêu tuần hoàn

8-7-2024

Thiết kế sinh thái trong bao bì là yêu cầu cần thiết cho các ngành nhằm giảm thiểu tối đa chất thải và rác thải nhựa, tăng khả năng tái chế, tái sử dụng các đồ dùng, sản phẩm. Theo nghiên cứu của TS. Đinh Quang Hưng; TS. Kim Thị Thuý Ngọc - Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT, khái niệm “thiết kế sinh thái” (Ecodesign) được đưa ra nghiên cứu, thảo luận chính thức tại Hội nghị quốc tế Thiết kế sinh thái lần đầu tiên vào năm 1989 tại California. Sau đó, Cơ quan Môi trường châu Âu – EEA đã xây dựng một tiêu chuẩn áp dụng tại châu Âu hướng tới việc giảm thiểu tối đa sự tác động tiêu cực về môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm. Hiện các quốc gia đã áp dụng thành công mô hình thiết kế sinh thái như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc trong việc tăng cường các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường, thực hiện chương trình quốc gia về giảm thiểu rác thải nhựa, yêu cầu tất cả các sản phẩm điện tử phải có khả năng sửa chữa, tái tạo, giảm tiêu thụ năng lượng,…Ứng dụng thiết kế sinh thái cũng được áp dụng trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, tiêu dùng theo hướng bền vững. Có thể kể đến các công ty đa quốc gia trên toàn cầu sử dụng mô hình này như Apple, Google và Unilever.

Doanh nghiệp đầu tư cho khí hậu là khoản đầu tư xanh

8-7-2024

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hành động bảo vệ khí hậu là việc làm "từ thiện", thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội. Vì vậy, quá trình triển khai họ không tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn báo cáo cần thiết bởi nó sẽ trở thành chi phí của doanh nghiệp. Trong khi thực tế, đây hoàn toàn có thể trở thành một khoản đầu tư và được thu hồi thông qua tín chỉ các-bon. Đây là nhận định của PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) khi chia sẻ về trách nhiệm của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông xung quanh vấn đề này. PV: Thưa ông, vì sao có thể nói chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp?PGS.TS Nguyễn Đình Thọ: Thế giới đang đối mặt với ba cuộc khủng hoảng hành tinh toàn cầu, đó là biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học. Trong suốt 50 năm vừa qua, các thể chế thương mại toàn cầu, các quốc gia trên thế giới đang thiết kế để hình thành quy định thương mại và đầu tư toàn cầu theo định hướng giảm phát thải khí nhà kính. Tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Chính phủ Việt Nam cùng với nhiều quốc gia khác đã cam kết sẽ phát thải ròng bằng “0” (Net Zero). Kể từ đây, cộng đồng toàn cầu đã đưa ra rất nhiều quy định mới để thay đổi cấu trúc thương mại và đầu tư toàn cầu.

Tham vấn quốc gia đối với Khung chiến lược về thúc đẩy ứng phó với biến đổi khí hậu và bền vững môi trường GMS 2030

9-7-2024

Ngày 09 tháng 7 năm 2024, tại Văn phòng Ngân hàng Phát triển Châu Á, Công ty tư vấn Ramboll/ADB đã tổ chức Tham vấn quốc gia đối với Khung chiến lược về thúc đẩy ứng phó với biến đổi khí hậu và bền vững môi trường GMS 2030. Cuộc họp được chia thành 02 phiên: Phiên sáng (tham vấn đại diện các cơ quan Chính phủ) và Phiên chiều (tham vấn đại diện các tổ chức quốc tế, phi chính phủ…). Cuộc họp được tổ chức nhằm tham vấn Khung chiến lược 2030, qua đó, xác định ưu tiên và định hướng hành động để thúc đẩy các giải pháp trong GMS để đạt được các cam kết quốc gia và quốc tế về giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, bền vững môi trường. Các chủ đề chính đối với hợp tác khu vực GMS trong Khung chiến lược 2030 bao gồm: (i) chuyển dịch sang phát thải ròng bằng 0; (ii) thích ứng, thích nghi, quản lý rủi ro thiên tai; (iii) giải pháp dựa vào thiên thiên để bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng đất bền vững và sinh kế của người dân và (iv) kiểm soát ô nhiễm và kinh tế tuần hoàn.

Đảng ủy Bộ TN&MT học tập quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35- CT/TW

9-7-2024

Sáng ngày 9/7/2024, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 35- CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội) tới 15.644 điểm cầu trên toàn quốc với trên 1,28 triệu cán bộ, đảng viên tham dự. Tham dự tại điểm cầu Đảng ủy Bộ TN&MT có đồng chí Lê Công Thành, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TN&MT; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Bí thư các cấp ủy trực thuộc, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ. Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham dự trực tuyến tại 3 điểm cầu: Trụ sở Viện, Trung tâm Phát triển và Ứng dụng khoa học công nghệ về đất đai và Tạp chí Môi trường. Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa quán triệt nội dung Quy định số 144-QĐ/TW và hướng dẫn thực hiện Quy định.

Hội thảo Ứng dụng các công cụ và chỉ số đo lường thực hiện kinh tế tuần hoàn

11-7-2024

Ngày 10/7/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp Quỹ Hanns Seidel tại Việt Nam tổ chức tổ chức Hội thảo “Ứng dụng các công cụ và chỉ số đo lường thực hiện kinh tế tuần hoàn” nhằm triển khai quy định trong Luật BVMT năm 2020 để đóng góp hiệu quả vào quá trình xây dựng chính sách về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng và TS. Mai Thanh Dung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đến dự và chủ trì Hội thảo. Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cho biết, Việt Nam đã cam kết thực hiện Thỏa thuận Paris cũng như Net Zero định hướng đến 2050 phát thải ròng bằng “0”, do đó, tại Diễn đàn lần thứ 3 đã thông qua mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) triển khai các phương án để thực hiện mục tiêu này. Hội thảo nhằm trao đổi, xác định các công cụ, chỉ số đo lường thực hiện kinh tế tuần hoàn để chuẩn bị cho việc triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam hiệu quả trong thời gian tới. thu hút nhiều tham luận, ý kiến đóng góp tích cực từ các nhà nghiên cứu, chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước.

Hội thảo Quản lý chất thải rắn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam: Chính sách và Thực thi

12-7-2024

Ngày 12/7/2024, tại Quảng Ninh, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường với sự hỗ trợ của Tổ chức Hanns Seidel Foundation (HSF), Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức hội thảo “Quản lý chất thải rắn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam: Chính sách và Thực thi”. Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan về các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn ở Việt Nam là vô cùng cần thiết. Mục tiêu của Hội thảo nhằm chia sẻ, thảo luận về tình hình thực thi chính sách, các kinh nghiệm, các mô hình quản lý, xử lý chất thải rắn và vai trò của các bên liên quan trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn, đồng thời đại biểu tham dự trực tiếp cũng được tham quan thực tiễn về mô hình phân loại chất thải rắn và thu gom rác trôi nổi trên Vịnh Hạ Long. Hội thảo do TS. Mai Thanh Dung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chủ trì. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức cộng đồng, các cơ quan báo chí từ Hà Nội và Quảng Ninh.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai 6 tháng cuối năm 2024

17-7-2024

Ngày 16/7/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai 6 tháng cuối năm 2024. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì Hội nghị. Tham dự buổi sơ kết còn có sự góp mặt của lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ như Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Khoa học và Công nghệ để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động 6 tháng đầu năm của Viện. Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCS TN&MT) cho biết, với sự hỗ trợ của lãnh đạo Bộ cùng các đơn vị thuộc Bộ TN&MT, về cơ bản, việc thực hiện Chương trình công tác năm 2024 của Viện đã được thực hiện đồng bộ; công tác quản lý, điều hành chung thông suốt, hiệu quả; các nhiệm vụ cũng được hoàn thành đúng thời hạn báo cáo, đặc biệt trong việc xây dựng Chiến lược Quốc gia về Kinh tế tuần hoàn (KTTH), Đề án vị trí việc làm, Dự thảo và các đề tài khoa học liên quan,...

TP.HCM: Chuẩn bị khởi công Nhà máy đốt rác phát điện 2.000 tấn/ngày

19-7-2024

Dự kiến ngày 20/7/2024, Sở TN&MT TP.HCM sẽ tổ chức khởi công xây dựng Nhà máy đốt rác phát điện Tâm Sinh Nghĩa (giai đoạn 1) có công suất 2.000 tấn/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (huyện Củ Chi). Tại buổi họp báo cung cấp thông tin kinh tế - xã hội chiều 18/7, ông Tống Nhất Thành, phó Phòng Quản lý chất thải rắn (Sở TN&MT TP.HCM) đã cung cấp thông tin về tiến độ chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn TP.HCM. Theo ông Tống Nhất Thành, trên địa bàn TP.HCM hiện đang có 5 dự án chuyển đổi công nghệ xử lý CTRSH từ chôn lấp hợp vệ sinh, đốt rác không phát điện sang công nghệ đốt rác phát điện, tái chế. Cụ thể, gồm các dự án của Công ty Tâm Sinh Nghĩa, Công ty Vietstar, Công ty Tasco, Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM, Công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS).

Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

24-7-2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 709/QĐ-TTg ngày 23/7/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 69-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Để thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả Kết luận số 69-KL/TW, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi Kết luận số 69-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Yêu cầu đặt ra là xác định những nội dung, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, lộ trình thời gian và biện pháp thực hiện để các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động phối hợp; tổ chức triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả Kết luận số 69-KL/TW.

Xanh hóa ngành dệt may - Điều cần thiết để bảo vệ môi trường

24-7-2024

Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam chọn lựa đẩy nhanh tốc độ “xanh hoá” sản xuất dù còn nhiều khó khăn thách thức, bởi họ sớm nhìn ra được nhu cầu “sống xanh” và sử dụng các sản phẩm xanh của thị trường. Năm 2024, bên cạnh dự báo nền kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn còn khó khăn, ngành dệt may còn đối diện với hàng loạt thách thức khác từ áp dụng cơ chế EPR và CBAM cũng như chiến lược “thời trang bền vững” thay cho “thời trang nhanh”, chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của OECD của EU; luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức… Đặc biệt, vấn đề xanh hóa và phát triển bền vững là những tiêu chí cạnh tranh mà các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,... yêu cầu ở các nhà cung cấp, bên cạnh yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. “Xanh hóa được xác định là yếu tố mang tính chiến lược với ngành dệt may Việt Nam, không doanh nghiệp nào có thể đứng ngoài cuộc”, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) trao đổi với báo giới.