THỊ TRƯỜNG

ICO: Giá cà phê robusta thế giới tiếp tục tăng cao

Ngày đăng: 16 | 04 | 2024

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), giá cà phê robusta thế giới tiếp tục tăng mạnh 8,2% trong tháng 3 và duy trì ở mức cao nhất kể từ năm 1994. Bên cạnh đó, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu cũng ghi nhận mức kỷ lục mới.

 

Giá cà phê  robusta tiếp tục tăng cao

Báo cáo của ICO cho thấy, giá cà phê thế giới được tổng hợp vào theo dõi bởi cơ quan này (I-CIP) đạt bình quân 186,4 US cent/pound trong tháng 3, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương ứng với mức giá dao động trong khoảng 181,4 - 193,3 US cent/pound.

Như vậy, giá cà phê thế giới đã tăng 6 tháng liên tiếp và đang ở mức cao nhất trong 18 tháng qua.

Nguyên nhân chủ yếu là do giá cà phê robusta tiếp tục tăng mạnh 8,2% so với tháng trước lên mức cao nhất trong gần 30 năm, đạt bình quân 165,8 US cent/pound.

Trong khi đó giá cà phê arabica lại biến động trái chiều, với arabica Brazil giảm nhẹ 0,5% xuống còn bình quân 185,8 US cent/pound. Trong khi arabica Colombia tăng 0,4% lên mức 210,3 US cent/pound, còn nhóm arabica khác ổn định ở mức 208,9 US cent/pound.

Diễn biến giá cà phê thế giới từ tháng 3/2022 đến tháng 3/2024 (ĐVT: US cent/pound)

Nguồn: ICO 

Trên thị trường kỳ hạn London, giá cà phê robusta tăng thêm 4,3% so với tháng trước lên 148,5 US cent/pound. Ngược lại, cà phê arabica trên thị trường kỳ hạn New York giảm 0,4% xuống còn 184,6 US cent/pound.

Với diễn biến này, chênh lệch giá cà phê robusta và arabica trên hai sàn giao dịch tiếp tục thu hẹp xuống chỉ còn 36,06 US cent/pound, giảm 16% so với tháng trước và là mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Tính đến cuối tháng 3, tồn kho cà phê robusta được chứng nhận trên sàn London đã tăng 22% so với tháng trước lên gần 0,5 triệu bao (loại 60 kg/bao). Tương tự, tồn kho cà phê arabica được chứng nhận trên sàn NewYork đạt hơn 0,6 triệu bao, tăng 81% và ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 1 năm ngoái.

Tồn kho cà phê trên hai sàn London và NewYork tính đến tháng 3/2024

Nguồn: ICO 

Xuất khẩu  cà phê nhân xanh cao kỷ lục

Xuất khẩu cà phê toàn cầu đang cho thấy sự khởi sắc trở lại sau khi sụt giảm vào niên vụ trước.

Theo số liệu của ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 5 tháng đầu niên vụ 2023-2024 (tháng 10/2023 đến tháng 2/2024) đạt tổng cộng 56,2 triệu bao, tăng 11% so với 50,6 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2022-2023. Tính riêng tháng 2 con số này đạt 11,3 triệu bao, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đà tăng này được nhận định là do và nguồn cung có sự cải thiện so với niên vụ trước. Vào đầu năm nay, ICO dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 tăng 5,8% so với niên vụ trước lên 178 triệu bao. Tiêu thụ dự kiến tăng 2,2% lên 177 triệu bao, thị trường cà phê thế giới sẽ thặng dư 1 triệu bao trong niên vụ 2023-2024.

Về chủng loại, cà phê nhân xanh chiếm đến 92% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 2 với hơn 10,4 triệu bao, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, đây khối lượng xuất khẩu tháng 2 lớn nhất trong lịch sử, vượt qua kỷ lục trước đó là 10,3 triệu bao được thiết lập vào năm 2019.

Lũy ​​kế sau 5 tháng đầu niên vụ 2023-2024, xuất khẩu cà phê nhân xanh đạt 50,8 triệu bao, tăng 11,7% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Brazil là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu, với hơn 3,4 triệu bao được bán ra trong tháng 2, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, arabica đạt 2,8 triệu bao, tăng 38,4%.

Với kết quả này, xuất khẩu nhóm cà phê nhân xanh arabica Brazil đã tăng 36,6% trong tháng 2 và tăng 16,7% trong 5 tháng đầu niên vụ 2023-2024, đạt 15,2 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu trong 5 tháng đầu niên vụ 2020-2021 đến 2023-2024

Nguồn: ICO 

Xuất khẩu nhóm cà phê arabica Colombia cũng tăng khá mạnh 14,7% trong tháng 2 và tăng 13,1% trong 5 tháng đầu niên vụ hiện tại, đạt gần 5,3 triệu bao.

Cùng kỳ năm ngoái xuất khẩu nhóm cà phê này giảm 11,9% do thời tiết bất lợi tại Colombia. Tuy nhiên, các điều kiện sản xuất hiện đã trở lại bình thường và xuất khẩu cà phê nhân của Colombia sau 5 tháng đầu niên vụ hiện tại đã tăng 13,2% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Các lô hàng xuất khẩu cà phê arabica khác cũng tăng 4,2% trong tháng 2 và tăng 6,6% sau 5 tháng đầu niên vụ lên 7,7 triệu bao. Peru, nhà sản xuất và xuất khẩu lớn thứ hai của loại cà phê này, tiếp tục là động lực chính cho sự tăng trưởng với xuất khẩu tăng 178,6% trong tháng 2 và tăng 65,5% trong 5 tháng đầu niên vụ 2023-2024, đạt 2,3 triệu bao.

Trái ngược với arabica, xuất khẩu cà phê nhân xanh robusta đã giảm 3,7% xuống còn hơn 4,2 triệu bao trong tháng 2. Nguyên nhân là xuất khẩu của Việt Nam và Indonesia cùng giảm mạnh 19,9% và 48,1%.

Mặc dù vậy, tính chung 5 tháng đầu niên vụ 2023-2024 xuất khẩu cà phê robusta vẫn tăng 9,2% so với cùng kỳ niên vụ trước, ở mức 20,1 triệu bao.

Còn với các dạng cà phê khác, xuất khẩu cà phê hòa tan giảm 18,2% trong tháng 2 nhưng tăng 5% trong 5 tháng đầu niên vụ 2023-2024, đạt tổng cộng hơn 5 triệu bao. Tỷ trọng cà phê hòa tan trong tổng xuất khẩu cà phê các loại là 9%, giảm từ mức 9,5% cùng kỳ năm trước.

Brazil là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất thế giới, với 0,26 triệu bao vận chuyển trong tháng 2.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê đã rang tăng 14,1% trong tháng 2 và sau 5 tháng đầu niên vụ đạt 0,32 triệu bao, tăng nhẹ so với 0,3 triệu bao trong cùng kỳ niên vụ trước.

Cơ cấu cà phê xuất khẩu toàn cầu trong 5 tháng đầu niên vụ 2020-2021 đến 2023-2024

 Nguồn: ICO  

Xuất khẩu cà phê tại các khu vực biến động trái chiều

Trong tháng 2, xuất khẩu cà phê các loại từ khu vực Nam Mỹ tăng mạnh 41,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên hơn 4,9 triệu bao.

Trong đó, quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới là Brazil chứng kiến mức tăng 51% lên 3,6 triệu bao. Đà tăng trưởng này một phần là do mức nền so sánh tương đối thấp của cùng kỳ năm ngoái.

Niên vụ 2022-2023, do mất mùa nên xuất khẩu cà phê của Brazil chỉ đạt 36,5 triệu bao, giảm 7,9% so với niên vụ 2021-2022 và là mức thấp nhất trong 5 niên vụ gần đây. Nhưng đến nay, xuất khẩu của Brazil đã phục hồi và tăng 24,6% lên 12,8 triệu bao chỉ sau 5 tháng đầu niên vụ 2023-2024.

Xuất khẩu tất cả các loại cà phê từ châu Phi cũng tăng 14,6% lên gần 1 triệu bao trong tháng 2. Tuy nhiên, lũy kế trong 5 tháng đầu niên vụ vẫn giảm nhẹ 2,5% so với cùng kỳ, đạt gần 5 triệu bao.

Ethiopia vẫn là động lực thúc đẩy xuất khẩu của khu vực, với mức tăng 104% lên 0,24 triệu bao trong tháng 2. Các tranh chấp hợp đồng phát sinh từ sự chênh lệch giá mua trong nước và giá thị trường toàn cầu dường như đã được giải quyết, dẫn đến xuất khẩu trở lại trạng thái bình thường.

Xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu trong 5 tháng đầu niên vụ 2020-2021 đến 2023-2024

Nguồn: ICO

Còn tại khu châu Á và châu Đại Dương, xuất khẩu cà phê các loại giảm 17% xuống còn gần 4 triệu bao vào tháng 2.

Nguyên nhân chính của sự suy giảm này đến từ Việt Nam, quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất trong khu vực và đứng thứ hai thế giới chứng kiến mức giảm 19,7% xuống 2,7 triệu bao, do trong tháng có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày.

Mặc dù vậy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 5 tháng đầu niên vụ 2023-2024 vẫn cao hơn mức trung bình mọi năm do được thúc đẩy bởi giá tăng cao. Tính đến phiên giao dịch ngày 9/3/2024, giá cà phê robusta trên thị trường nội địa Việt Nam dao động ở mức kỷ lục 105.000 đồng/kg, tăng vọt từ mức 60.000 đồng/kg của tháng 11/2023.

Xuất khẩu tất cả các loại cà phê từ Trung Mỹ và Mexico cũng ghi nhận sự sụt giảm 2,7% xuống còn 1,45 triệu bao vào tháng 2. Do đó, tổng xuất khẩu lũy kế của khu vực đã giảm 3,9% từ tháng 10/2023 đến tháng 2/2024, ở mức 3,9 triệu bao.

Costa Rica, El Salvador và Guatemala là những nguyên nhân chính đằng sau sự tăng trưởng âm của khu vực, với xuất khẩu giảm lần lượt 24,5%, 40,3% và 5,7% (tương ứng giảm tổng cộng 58.812 bao). Sự sụt giảm này được bù đắp một phần bởi sự gia tăng 2% và 6,5% (24.756 bao) của Honduras và Mexico.

https://vietnambiz.vn/ico-gia-ca-phe-robusta-the-gioi-tiep-tuc-tang-cao-202449233042491.htm

NỘI DUNG KHÁC

Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải, thị trường các-bon

16-4-2024

(Tapchinongthonmoi.vn)- Sáng 11/4 tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2024 với chủ đề thúc đẩy liên kết, phát huy thế mạnh của kinh tế tập thể cùng hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển chuỗi giá trị bền vững.

Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng để đảm bảo ATTP và phát triển thị trường

16-4-2024

Chiều 11/4, Bộ NN-PTNT tổ chức Phiên họp lần thứ 1 của Ban Chỉ đạo chất lượng, an toàn thực phẩm và phát triển thị trường.

Hạt điều Việt Nam trước sức ép cạnh tranh từ châu Phi

17-4-2024

Ngành điều Việt Nam vươn lên vị trí số 1 thế giới nhờ làm chủ công nghệ. Nhưng công nghệ Việt cũng đang giúp hạt điều châu Phi cạnh tranh với điều Việt Nam.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Dư địa lớn cho doanh nghiệp

16-4-2024

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, đưa công nghệ tiến gần với nông dân.

Tham vấn kỹ thuật về nghiên cứu chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam từ khi Đổi mới

16-4-2024

Trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ: “Tổng kết Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam từ khi đổi mới” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp với các chuyên gia của đại học Sydney (Úc) tổ chức tham vấn về “Tổng kết chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam từ khi Đổi mới”.

Vận dụng kinh nghiệm Saemaul Undong trong xây dựng nông thôn mới: Bài học từ Chương trình Hạnh phúc Lào Cai

17-4-2024

Từ năm 2015, Chương trình Hạnh phúc Lào Cai bắt đầu được triển khai trên cơ sở Biên bản thỏa thuận giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA). Mục tiêu của chương trình nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và cải thiện sinh kế với sự tự lực và tham gia của người dân gắn liền với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới dựa trên kinh nghiệm phong trào Saemaul Undong những năm 1970 của Hàn Quốc. Với những tác động từ cộng đồng cấp thôn, bản, sau gần hai năm triển khai, kết quả đạt được của Chương trình Hạnh phúc Lào Cai đã cho phép rút ra nhiều bài học kinh nghiệm thực tiễn có thể nhân rộng áp dụng cho xây dựng nông thôn mới ở các địa bàn khó khăn thuộc khu vực miền núi phía Bắc.

Thực trạng phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam: Bối cảnh và vai trò của Bảo hiểm nông nghiệp (Kỳ 1)

16-4-2024

Bối cảnh   Nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là trụ đỡ cho sự phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam. Điều này được thể hiện qua những đóng góp to lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, chính trị và xã hội. Tính đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 18 triệu lao động tham gia sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các ngành nghề hiện có (Tổng cục Thống kê, 2021). Nông nghiệp đóng góp khoảng 14,85% GDP của cả nước, 33,06% tổng số việc làm (Tổng cục Thống kê, 2020), đóng góp 18,5% tổng thu nhập của các hộ nông thôn (Khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê, 2020). Không những vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản liên tục tăng, từ 20 tỷ đô la Mỹ năm 2010 tăng lên mức 48,6 tỷ đô la Mỹ năm 2021, với 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ, trong đó 6 nhóm hàng xuất khẩu trên 3 tỷ đô la Mỹ. Trong 10 năm qua, nông nghiệp Việt Nam xuất siêu trung bình 7-8 tỷ đô la Mỹ/năm, là ngành duy nhất xuất siêu ra thị trường thế giới, mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM - TUẦN 15/2024 (1/4-12/4)

15-4-2024

Trong tuần 14, giá trung bình thịt bò thăn và thịt bò đùi đều tăng so với tuần trước. Trong đó, thịt bò thăn có giá 225,2 nghìn VNĐ/kg, tăng 0,7% so với tuần 13; thịt bò đùi là 202,6 nghìn VNĐ/kg tăng 1,1% so với tuần trước. Giá trung bình thịt bò hơi cả nước là 83 nghìn VNĐ/kg, tăng 0,6% so với tuần trước đó. Đối với bò địa phương/bò lai Brahman trong tuần 14, giá thấp nhất miền Trung – Tây Nguyên là 64.000 VNĐ/kg, trong khi giá cao nhất được ghi nhận ở Miền Bắc là 73 nghìn VNĐ/kg. Đối với bò BBB, trong tuần này, giá thấp nhất được ghi nhận ở miền Nam là 74 nghìn VNĐ/kg và cao nhất ở Miền Bắc là 84 nghìn VNĐ/kg.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM - TUẦN 14/2024 (1/4 - 5/4)

9-4-2024

Trong tuần 13, giá trung bình thịt bò đùi và thịt bò thăn đều giảm so với tuần 12. Trong đó, giá trung bình thịt bò đùi là 200,3 nghìn VNĐ/kg – mức giá thấp nhất kể từ đầu năm 2024 đến nay, giảm 0,6% so với tuần trước. Giá trung bình thịt bò đùi là 223,6 nghìn VNĐ/kg, giảm 3,2% so với tuần trước. Giá trung bình thịt bò hơi là 82,5 nghìn VNĐ/kg, tăng nhẹ 0,6% so với tuần trước đó. Trong tuần 14, giá thịt bò Việt Nam tại hầu hết các siêu thị đều ổn định so với tuần trước ngoại trừ siêu thị Go báo tăng giá thịt bò thăn, thịt bò đùi và giảm giá thịt nạm bò. Co.op mart và Winmart là 2 siêu thị ít biến động giá nhất suốt từ đầu năm 2024 đến nay.

BẢN TIN THÁNG 3/2024 THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM

4-4-2024

Tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trong tháng 2/2024 đạt 9,8 triệu USD, giảm 36% so với tháng trước và giảm 18% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trong tháng 2/2024 đạt 108 triệu USD, giảm 32% so với tháng trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 2/2024, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi từ Úc của Việt Nam đạt 14,5 triệu USD giảm 43% so với tháng trước và tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trâu bò sống và thịt trâu, bò đông lạnh là những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất, với trị giá nhập khẩu lần lượt là 7,4 triệu USD và 3,98 triệu USD.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM - TUẦN 12 (18/3-22/3)

26-3-2024

Trong tuần 11, giá trung bình thịt bò đùi và thịt bò thăn đều giảm so với tuần trước đó. Giá trung bình thịt bò đùi là 201,2 nghìn VNĐ/kg, giảm 0,1% so với tuần 9. Giá trung bình thịt bò thăn là 228,3 nghìn VNĐ/kg, giảm 0,3% so với tuần 10. Giá trung bình thịt bò hơi là 82 nghìn VNĐ/kg, giảm 0,8% so với tuần trước đó. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, giá thịt bò hơi tương đối ổn định, giao động trong khoảng từ 82-83,7 nghìn VNĐ/kg.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM - TUẦN 11/2024 (4/3-15/3)

19-3-2024

Trong tuần 10, giá thịt bò thăn có dấu hiệu tăng trở lại ở mức 229 nghìn VNĐ/kg, tăng 8,3% so với tuần 9. Cũng trong tuần này giá thịt bò đùi là 201,3 nghìn VNĐ/kg tăng nhẹ 0,1% so với tuần trước. Giá trung bình thịt bò hơi cả nước là 82,7 nghìn VNĐ/kg, tăng 0,1% so với tuần trước đó. • Đối với bò địa phương, trong tuần 10, giá thấp nhất được ghi nhận ở Miền Trung-Tây Nguyên là 60.000 VNĐ/kg, trong khi giá cao nhất được ghi nhận ở Miền Bắc là 73 nghìn VNĐ/kg. Đối với bò BBB, trong tuần này, giá thấp nhất được ghi nhận ở miền Nam là 72 nghìn VNĐ/kg và cao nhất ở Miền Bắc là 83 nghìn VNĐ/kg.