THỊ TRƯỜNG

Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải, thị trường các-bon

Ngày đăng: 16 | 04 | 2024

(Tapchinongthonmoi.vn)- Sáng 11/4 tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2024 với chủ đề thúc đẩy liên kết, phát huy thế mạnh của kinh tế tập thể cùng hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển chuỗi giá trị bền vững.

 

(TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Trong đó, nhiều quy định nhằm tăng cường công tác kiểm kê khí nhà kính phục vụ phân bổ hạn ngạch phát thải, chuẩn bị cho thị trường các-bon.

Căn cứ tình hình thực tiễn, việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022NĐ-CP là cần thiết để triển khai hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường các-bon và bảo vệ tầng ô-dôn, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

3 lĩnh vực đầu tiên tham gia phân bổ hạn ngạch phát thải

Về tăng cường công tác kiểm kê khí nhà kính phục vụ phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, dự thảo Nghị định đề xuất kết quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở được phân bổ hạn ngạch phát thải KNK cần được thẩm định bởi đơn vị thẩm định độc lập, thay vì cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh như quy định hiện hành. Nghị định cũng bổ sung quy định về tăng cường hấp thụ khí nhà kính từ rừng, sửa đổi quy định về thẩm định kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở và kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; bổ sung danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

cee598e3233bc078469434166d929839-2022-08-23.09-44-08.jpg

Dự thảo nghị định bổ sung quy định về tăng cường hấp thụ khí nhà kính từ rừng

Về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, dự thảo Nghị định bổ sung lộ trình phân bổ hạn ngạch. Trong giai đoạn đầu sẽ phân bổ hạn ngạch cho các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng. Dự kiến có khoảng 200 cơ sở được phân bổ hạn ngạch trong giai đoạn đầu, chiếm khoảng 45% tổng phát thải của các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Bên cạnh đó, đề xuất sửa đổi theo hướng giao trách nhiệm cho các Bộ quản lý lĩnh vực tổng hợp, đề xuất danh mục cơ sở và lượng hạn ngạch được phân bổ hằng năm cho từng cơ sở gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính, lượng hạn ngạch dự trữ. Căn cứ tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan phân bổ hạn ngạch cho các cơ sở.

Làm rõ về thị trường các-bon

Đối với các quy định về tổ chức thị trường các-bon, quản lý tín chỉ các-bon trong nước, dự thảo Nghị định đưa ra chi tiết đối tượng tham gia thị trường các-bon trong nước. Trong đó, đối tượng tham gia trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính là cơ sở được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Đối tượng tham gia trao đổi tín chỉ các-bon gồm: các cơ sở được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính; các tổ chức có chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon; các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon.

1496134524470.jpg

Dự thảo nghị định quy định rõ các đối tượng tham gia trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính

Dự thảo Nghị định cũng bổ sung quy định các Bộ quản lý lĩnh vực có trách nhiệm công nhận phương pháp luận, phê duyệt ý tưởng dự án, phê duyệt dự án, cấp tín chỉ các-bon phù hợp với trách nhiệm tổ chức thực hiện đo đạc – báo cáo – kiểm định (MRV) cấp lĩnh vực, cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lý của các Bộ quản lý lĩnh vực. Bổ sung quy định về Hệ thống đăng ký quốc gia về hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon (registry system) - là công cụ quản lý hạn ngạch và tín chỉ các-bon do cơ quan đầu mối về môi trường/kiểm kê khí nhà kính quản lý.

Cùng với bổ sung quy định về thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon song phương theo Điều 6.2 của Thỏa thuận Paris, dự thảo Nghị định cũng bổ sung quy định về sàn giao dịch các-bon và quy định chi tiết về các hoạt động trên sàn giao dịch các-bon, bao gồm: mua, bán, đấu giá hạn ngạch, và mua, bán tín chỉ các-bon thực hiện trên sàn giao dịch các-bon; chuyển giao, vay mượn, nộp trả, bù trừ hạn ngạch thực hiện trên Hệ thống đăng ký quốc gia.

Tăng cường thực hiện mục tiêu bảo vệ tầng ô-dôn

Đối với các quy định về bảo vệ tầng ô-dôn, dự thảo Nghị định bổ sung đối tượng “xuất khẩu” các chất được kiểm soát nhằm quản lý lượng tiêu thụ các chất được đầy đủ hơn. Quy định thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát chưa quản lý các chất được kiểm soát sau tái chế, do đó, đề xuất bổ sung 1 khoản vào Điều 28 về yêu cầu chất được kiểm soát sau tái chế được bán, lưu hành trên thị trường.

Về trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát, tại Điều 27, để thống nhất, đồng bộ trong xây dựng, tổ chức thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Kế hoạch quốc gia, đề xuất bổ sung vào khoản 3 Điều 27 “tổ chức thực hiện và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát”.

anh-bai-bdkh.jpg

Dự thảo Nghị định bổ sung quy định nhằm khuyến khích các hoạt động có liên quan đến làm mát bền vững

Để thực hiện hiệu quả việc quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát theo cam kết thực hiện điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn, ngoài quy định về lộ trình quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát thì cần có những biện pháp để giảm thiểu sử dụng các sản phẩm, hàng hóa có chứa hoặc được sản xuất từ các chất được kiểm soát có giá trị tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao. Do đó, đề xuất bổ sung quy định này vào điểm b khoản 1 Điều 29.

Bên cạnh đó, tại Hội nghị COP28, Việt Nam đã tham gia Cam kết làm mát toàn cầu. Để triển khai thực hiện các nội dung của Cam kết, dự thảo Nghị định bổ sung quy định nhằm khuyến khích các hoạt động có liên quan đến làm mát bền vững, đẩy mạnh hoạt động tái chế các chất được kiểm soát cần có các cơ chế khuyến khích triển khai thực hiện các hoạt động này.

https://baotainguyenmoitruong.vn/sua-doi-bo-sung-nhieu-quy-dinh-ve-giam-phat-thai-thi-truong-cac-bon-372848.html

NỘI DUNG KHÁC

Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng để đảm bảo ATTP và phát triển thị trường

16-4-2024

Chiều 11/4, Bộ NN-PTNT tổ chức Phiên họp lần thứ 1 của Ban Chỉ đạo chất lượng, an toàn thực phẩm và phát triển thị trường.

Hạt điều Việt Nam trước sức ép cạnh tranh từ châu Phi

17-4-2024

Ngành điều Việt Nam vươn lên vị trí số 1 thế giới nhờ làm chủ công nghệ. Nhưng công nghệ Việt cũng đang giúp hạt điều châu Phi cạnh tranh với điều Việt Nam.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Dư địa lớn cho doanh nghiệp

16-4-2024

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, đưa công nghệ tiến gần với nông dân.

Tham vấn kỹ thuật về nghiên cứu chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam từ khi Đổi mới

16-4-2024

Trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ: “Tổng kết Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam từ khi đổi mới” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp với các chuyên gia của đại học Sydney (Úc) tổ chức tham vấn về “Tổng kết chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam từ khi Đổi mới”.

Vận dụng kinh nghiệm Saemaul Undong trong xây dựng nông thôn mới: Bài học từ Chương trình Hạnh phúc Lào Cai

17-4-2024

Từ năm 2015, Chương trình Hạnh phúc Lào Cai bắt đầu được triển khai trên cơ sở Biên bản thỏa thuận giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA). Mục tiêu của chương trình nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và cải thiện sinh kế với sự tự lực và tham gia của người dân gắn liền với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới dựa trên kinh nghiệm phong trào Saemaul Undong những năm 1970 của Hàn Quốc. Với những tác động từ cộng đồng cấp thôn, bản, sau gần hai năm triển khai, kết quả đạt được của Chương trình Hạnh phúc Lào Cai đã cho phép rút ra nhiều bài học kinh nghiệm thực tiễn có thể nhân rộng áp dụng cho xây dựng nông thôn mới ở các địa bàn khó khăn thuộc khu vực miền núi phía Bắc.

Thực trạng phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam: Bối cảnh và vai trò của Bảo hiểm nông nghiệp (Kỳ 1)

16-4-2024

Bối cảnh   Nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là trụ đỡ cho sự phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam. Điều này được thể hiện qua những đóng góp to lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, chính trị và xã hội. Tính đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 18 triệu lao động tham gia sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các ngành nghề hiện có (Tổng cục Thống kê, 2021). Nông nghiệp đóng góp khoảng 14,85% GDP của cả nước, 33,06% tổng số việc làm (Tổng cục Thống kê, 2020), đóng góp 18,5% tổng thu nhập của các hộ nông thôn (Khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê, 2020). Không những vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản liên tục tăng, từ 20 tỷ đô la Mỹ năm 2010 tăng lên mức 48,6 tỷ đô la Mỹ năm 2021, với 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ, trong đó 6 nhóm hàng xuất khẩu trên 3 tỷ đô la Mỹ. Trong 10 năm qua, nông nghiệp Việt Nam xuất siêu trung bình 7-8 tỷ đô la Mỹ/năm, là ngành duy nhất xuất siêu ra thị trường thế giới, mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM - TUẦN 15/2024 (1/4-12/4)

15-4-2024

Trong tuần 14, giá trung bình thịt bò thăn và thịt bò đùi đều tăng so với tuần trước. Trong đó, thịt bò thăn có giá 225,2 nghìn VNĐ/kg, tăng 0,7% so với tuần 13; thịt bò đùi là 202,6 nghìn VNĐ/kg tăng 1,1% so với tuần trước. Giá trung bình thịt bò hơi cả nước là 83 nghìn VNĐ/kg, tăng 0,6% so với tuần trước đó. Đối với bò địa phương/bò lai Brahman trong tuần 14, giá thấp nhất miền Trung – Tây Nguyên là 64.000 VNĐ/kg, trong khi giá cao nhất được ghi nhận ở Miền Bắc là 73 nghìn VNĐ/kg. Đối với bò BBB, trong tuần này, giá thấp nhất được ghi nhận ở miền Nam là 74 nghìn VNĐ/kg và cao nhất ở Miền Bắc là 84 nghìn VNĐ/kg.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM - TUẦN 14/2024 (1/4 - 5/4)

9-4-2024

Trong tuần 13, giá trung bình thịt bò đùi và thịt bò thăn đều giảm so với tuần 12. Trong đó, giá trung bình thịt bò đùi là 200,3 nghìn VNĐ/kg – mức giá thấp nhất kể từ đầu năm 2024 đến nay, giảm 0,6% so với tuần trước. Giá trung bình thịt bò đùi là 223,6 nghìn VNĐ/kg, giảm 3,2% so với tuần trước. Giá trung bình thịt bò hơi là 82,5 nghìn VNĐ/kg, tăng nhẹ 0,6% so với tuần trước đó. Trong tuần 14, giá thịt bò Việt Nam tại hầu hết các siêu thị đều ổn định so với tuần trước ngoại trừ siêu thị Go báo tăng giá thịt bò thăn, thịt bò đùi và giảm giá thịt nạm bò. Co.op mart và Winmart là 2 siêu thị ít biến động giá nhất suốt từ đầu năm 2024 đến nay.

BẢN TIN THÁNG 3/2024 THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM

4-4-2024

Tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trong tháng 2/2024 đạt 9,8 triệu USD, giảm 36% so với tháng trước và giảm 18% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trong tháng 2/2024 đạt 108 triệu USD, giảm 32% so với tháng trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 2/2024, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi từ Úc của Việt Nam đạt 14,5 triệu USD giảm 43% so với tháng trước và tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trâu bò sống và thịt trâu, bò đông lạnh là những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất, với trị giá nhập khẩu lần lượt là 7,4 triệu USD và 3,98 triệu USD.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM - TUẦN 12 (18/3-22/3)

26-3-2024

Trong tuần 11, giá trung bình thịt bò đùi và thịt bò thăn đều giảm so với tuần trước đó. Giá trung bình thịt bò đùi là 201,2 nghìn VNĐ/kg, giảm 0,1% so với tuần 9. Giá trung bình thịt bò thăn là 228,3 nghìn VNĐ/kg, giảm 0,3% so với tuần 10. Giá trung bình thịt bò hơi là 82 nghìn VNĐ/kg, giảm 0,8% so với tuần trước đó. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, giá thịt bò hơi tương đối ổn định, giao động trong khoảng từ 82-83,7 nghìn VNĐ/kg.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM - TUẦN 11/2024 (4/3-15/3)

19-3-2024

Trong tuần 10, giá thịt bò thăn có dấu hiệu tăng trở lại ở mức 229 nghìn VNĐ/kg, tăng 8,3% so với tuần 9. Cũng trong tuần này giá thịt bò đùi là 201,3 nghìn VNĐ/kg tăng nhẹ 0,1% so với tuần trước. Giá trung bình thịt bò hơi cả nước là 82,7 nghìn VNĐ/kg, tăng 0,1% so với tuần trước đó. • Đối với bò địa phương, trong tuần 10, giá thấp nhất được ghi nhận ở Miền Trung-Tây Nguyên là 60.000 VNĐ/kg, trong khi giá cao nhất được ghi nhận ở Miền Bắc là 73 nghìn VNĐ/kg. Đối với bò BBB, trong tuần này, giá thấp nhất được ghi nhận ở miền Nam là 72 nghìn VNĐ/kg và cao nhất ở Miền Bắc là 83 nghìn VNĐ/kg.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU BÒ VIỆT NAM - TUẦN 10/2024 (4/3-8/3)

9-3-2024

Trong tuần 9, giá trung bình thịt bò đùi là 201,1 nghìn VNĐ/kg giảm 7,8% so với tuần 8, đây cũng là mức giá thấp nhất kể từng tháng 9/2023, ngang bằng với giá của tuần 1/2024. Thông thường thịt bò thăn luôn có giá cao hơn từ 13 đến 20 nghìn VNĐ/kg so với thịt bò đùi, nhưng trong tuần này giá thịt bò thăn giảm mạnh tới 8,4% so với tuần trước và hiện có giá 211,5 nghìn VNĐ/kg. Giá trung bình thịt bò hơi là 82,6 nghìn VNĐ/kg, giảm 0,5% so với tuần trước đó. Theo các thương lái địa phương, giá bò BBB và bò Charolais ở miền Bắc cao hơn miền Nam.