THỊ TRƯỜNG

Vận dụng kinh nghiệm Saemaul Undong trong xây dựng nông thôn mới: Bài học từ Chương trình Hạnh phúc Lào Cai

Ngày đăng: 17 | 04 | 2024

Từ năm 2015, Chương trình Hạnh phúc Lào Cai bắt đầu được triển khai trên cơ sở Biên bản thỏa thuận giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA). Mục tiêu của chương trình nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và cải thiện sinh kế với sự tự lực và tham gia của người dân gắn liền với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới dựa trên kinh nghiệm phong trào Saemaul Undong những năm 1970 của Hàn Quốc. Với những tác động từ cộng đồng cấp thôn, bản, sau gần hai năm triển khai, kết quả đạt được của Chương trình Hạnh phúc Lào Cai đã cho phép rút ra nhiều bài học kinh nghiệm thực tiễn có thể nhân rộng áp dụng cho xây dựng nông thôn mới ở các địa bàn khó khăn thuộc khu vực miền núi phía Bắc.

 

Điểm nổi bật của Chương trình Hạnh phúc Lào Cai là sự kết hợp giữa hai yếu tố: (1) kinh nghiệm thành công từ phong trào Saemaul Undong của Hàn Quốc; và (2) thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, trường hợp tỉnh Lào Cai. Những bài học kinh nghiệm từ Saemaul Undong đã được vận dụng cụ thể vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới ở các địa bàn dự án thuộc tỉnh Lào Cai, thông qua các phương pháp tiếp cận như dựa vào cộng đồng, có sự tham gia, phân cấp, trao quyền…

Hình: Tiếp cận phát triển cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai dựa trên kinh nghiệm Saemaul Undong của Hàn Quốc (Nguồn: Nguyễn Ngọc Luân, 2016)

Những bài học thành công từ Saemaul Undong được thể hiện qua các hoạt động cụ thể được áp dụng trong Chương trình Hạnh phúc Lào Cai:

Kinh nghiệm thành công của Saemaul Undong

Vận dụng vào thực tiễn xây dựng nông thôn mới tại Lào Cai

Thực hiện ở từng đơn vị làng, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng làng trong quá trình lập kế hoạch, ra quyết định, tổ chức thực hiện.

Thí điểm tại 08 thôn dân tộc thiểu số thuộc 03 huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai. Mọi hoạt động ở các thôn thí điểm đều có sự tham gia của cộng đồng dân cư trong thôn.

Có sự quan tâm, chỉ đạo mạnh mẽ và quyết liệt đối với việc thực hiện phong trào.

Lựa chọn Lào Cai là tỉnh có sự quan tâm, chỉ đạo mạnh mẽ đối với xây dựng nông thôn mới. Kết quả xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai thuộc nhóm khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc.

Hình thành một hệ thống tổ chức quản lý, điều hành vững chắc từ cấp cơ sở đến cấp trung ương, tạo ra các cơ chế phối hợp tốt theo chiều ngang và chiều dọc.

Phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý các dự án ODA; Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh, huyện; Ban chỉ đạo nông thôn mới xã; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Y tế; Hội Liên hiệp Phụ nữ; các đơn vị tư vấn có năng lực…

Xây dựng đội ngũ lãnh đạo từ cấp làng, đứng đầu là 01 nam, 01 nữ, độc lập với hệ thống chính quyền và chính trị. Đội ngũ này do dân bầu, được trao quyền, được đào tạo bài bản.

Thử nghiệm thành lập Ban phát triển thôn do dân bầu, gồm có trưởng ban nam, trưởng ban nữ và các thành viên. Có riêng một chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho Ban phát triển thôn, kết hợp những hướng dẫn cụ thể trong quá trình thực hiện theo hình thức “cầm tay chỉ việc”.

Quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ triển khai các cấp cùng với sự tham gia của cán bộ chính quyền, nhà khoa học, nhà báo… để tạo phong trào cho toàn xã hội.

Dành riêng một tiểu hợp phần nâng cao năng lực cho toàn bộ đội ngũ cán bộ nông thôn mới từ cấp tỉnh cho đến cấp huyện, xã, thôn tại các địa bàn thí điểm. Các lớp tập huấn được tổ chức bài bản, sử dụng công cụ trực quan, gắn với thực hành và thăm quan mô hình thực tế trong và ngoài tỉnh.

Thúc đẩy tinh thần thi đua, cạnh tranh lành mạnh giữa các làng, làm tốt thì được hưởng hỗ trợ nhiều.

Thúc đẩy tinh thần thi đua giữa các thôn, thôn làm tốt được hỗ trợ thêm. Sử dụng các tiêu chí cụ thể, đánh giá bằng thang điểm về: mức độ hoàn thành kế hoạch; kết quả thay đổi cảnh quan, môi trường; phong trào tự lực, hợp tác; tinh thần đoàn kết và mức độ tham gia của người dân; tính minh bạch, công bằng và sử dụng hiệu quả các vật tư, thiết bị do chương trình hỗ trợ; năng lực và mức độ tham gia của Ban phát triển thôn.

Triển khai theo từng bước, từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, tự dự án hạ tầng cho đến dự án tạo thu nhập, hình thành dần sự tự tin, chủ động, thay thế cho tâm lý tự ti, thụ động trong tâm lý cộng đồng.

Bắt đầu với những công việc ở quy mô nhỏ, dễ tổ chức, dễ thực hiện (lát nền nhà, làm đường liên gia, xây công trình vệ sinh, xây chuồng nuôi) cho đến các công việc lớn hơn (xây nhà văn hóa thôn, làm đường thôn, tổ chức các nhóm đồng sở thích nuôi trâu, nuôi gà, trồng ngô, cho vay tín dụng, mô hình nhà sạch – vườn đẹp…). Quá trình này huy động sự tham gia của cả cộng đồng, vừa tạo phong trào vừa nâng cao năng lực, nhận thức, sự tự tin và chủ động cho người dân.

Tạo ra một phong trào Saemaul Undong sôi nổi trên toàn quốc bằng bài hát, logo, đồng phục, lá cờ… gắn với tinh thần “cần cù, tự lực, hợp tác”

Thường xuyên phổ biến tinh thần “cần cù, tự lực, hợp tác” cho Ban phát triển và người dân các thôn thông qua các lớp tập huấn, các buổi họp thôn, các buổi sinh hoạt văn nghệ; trao tặng áo và mũ Saemaul Undong cho tất cả hộ dân; hỗ trợ 08 bộ tivi, đầu đĩa và đĩa hình cho 08 thôn giới thiệu bài học Saemaul Undong; hỗ trợ 24 điện thoại di động cho Ban phát triển 08 thôn để tăng cường công tác phối hợp, liên hệ giữa thôn và Ban quản lý dự án…

Trên thực tế, các hoạt động triển khai tại 08 thôn thí điểm chỉ là một trong ba tiểu hợp phần thuộc hợp phần phát triển cộng đồng của Chương trình Hạnh phúc Lào Cai. Mặc dù vậy, hai tiểu hợp phần còn lại cũng như các hoạt động của hợp phần tăng cường năng lực đều có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới kết quả thực hiện ở 08 thôn thí điểm.

Có thể nói, sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư các thôn và Ban phát triển thôn đóng vai trò quyết định tới những kết quả đạt được của chương trình. Để thúc đẩy được sự tham gia đó chính lại nhờ vào những cách tiếp cận và tác động mà chương trình vận dụng thực hiện. Những bài học kinh nghiệm dưới đây được tổng kết để có những gợi ý cho việc áp dụng trong xây dựng nông thôn mới ở cộng đồng các thôn, bản khu vực miền núi phía Bắc:

- Thứ nhất, Ban phát triển thôn phải có những thành viên phụ trách theo “đầu việc” cụ thể: trồng trọt, chăn nuôi, y tế, môi trường, văn hóa, giám sát, thư ký… Ban phát triển thôn cần giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên hoặc bổ sung những thành viên mang tính “kỹ thuật” nếu như bộ máy hiện hành còn thiếu. Bộ máy này cần được bầu chọn thông qua cuộc họp thôn và có Quyết định chính thức của Ủy ban nhân dân xã.

- Thứ hai, tăng cường năng lực cho Ban phát triển thôn là một quá trình và cần thực hiện bài bản, trực quan, gắn với thực tế công việc. Chương trình đã hợp đồng với Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp (CAP) thuộc Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, thực hiện các hoạt động nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn, thăm quan, diễn đàn thôn… Hoạt động này kéo dài trong suốt thời gian dự án chứ không phải diễn ra tập trung trong một vài ngày. Nội dung tập huấn đã được Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp biên soạn thành một bộ tài liệu dễ đọc, dễ hiểu, với nhiều hình ảnh minh họa, giúp Ban phát triển thôn có thể tiếp thu dễ dàng hơn. Quan trọng hơn, đối với cán bộ thôn, nội dung tập huấn không phải để phổ biến các văn bản chính sách mà tập trung vào hai chủ đề chính: (i) Nâng cao nhận thức; (ii) Nâng cao kỹ năng. Chương trình tập huấn được kết hợp với trình chiếu các bộ phim về kinh nghiệm Saemaul Undong, câu chuyện thoát nghèo từ những trường hợp cụ thể ở Hàn Quốc và ở chính Lào Cai, mời một số điển hình thành công trong tỉnh đến nói chuyện với học viên… Sau khi kết thúc lớp học tập trung, Ban phát triển 08 thôn tiếp tục được hướng dẫn thực hiện những công việc thực tế ở thôn. Nhờ đó, nhận thức, kỹ năng của mỗi thành viên được nâng cao và đáp ứng tốt các công việc phát triển cộng đồng.

E:\Pictures\Pictures\anh tap huan thon\20160909_075737.jpg

Ảnh: Tài liệu tập huấn sử dụng do Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp biên soạn được sử dụng tại lớp tập huấn Ban phát triển thôn trong Chương trình Hạnh phúc Lào Cai (nguồn: Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp)

- Thứ ba, cần phân cấp cho cấp xã trách nhiệm hỗ trợ các thôn về kỹ thuật sản xuất. Các nguồn lực và hoạt động hỗ trợ kỹ thuật sản xuất từ chương trình trong năm 2016 cho các thôn được thực hiện thông qua phối hợp với các đơn vị chuyên môn ở cấp tỉnh. Thực tế cho thấy các hỗ trợ về kỹ thuật và hướng dẫn theo cách “cầm tay chỉ việc” do cán bộ chuyên môn cấp tỉnh thực hiện chưa đạt kết quả như mong đợi. Một mặt do cán bộ tỉnh có những công việc chính thức và thường xuyên tại cơ quan của họ nên không đủ thời gian thường xuyên xuống hỗ trợ các thôn; mặt khác do khoảng cách xa, nhân sự không đủ để đảm nhiệm. Trong khi đó, cán bộ xã lại tỏ ra thực hiện có hiệu quả hơn các công việc theo dõi và hỗ trợ thôn. Cán bộ phụ trách chăn nuôi, thú y, trồng trọt, khuyến nông ở cấp xã được đào tạo đầy đủ và được phân cấp trách nhiệm (gắn với hưởng lợi từ thù lao của dự án) sẽ tạo động lực và thúc đẩy các hoạt động cải thiện sinh kế, xây dựng mô hình trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả hơn cho các thôn.

E:\Pictures\Pictures\anh tap huan thon\20160909_083622.jpg

Ảnh: Lớp tập huấn Ban phát triển thôn trong Chương trình Hạnh phúc Lào Cai (nguồn: Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp)

- Thứ tư, cần có các mô hình điển hình, chứng minh được hiệu quả, từ đó mới thu hút được cộng đồng làm theo. Hiểu rõ tập quán, tư duy của người dân, tại các thôn thí điểm, chương trình tiếp tục chọn ra các hộ làm điểm để xây dựng các mô hình trình diễn. Chỉ khi người dân nhìn được tận mắt mô hình có hiệu quả thì họ sẽ làm theo, bởi nếu chỉ tuyên truyền, vận động thì cho dù người dân có hiểu nhưng vẫn sẽ thụ động chờ sự hỗ trợ. Do đó, chương trình đã xây dựng các mô hình chăn nuôi trâu, nuôi gà, nuôi lợn nái đen, trồng ngô, trồng lúa, mô hình “nhà sạch, vườn đẹp”, công trình nhà vệ sinh, chuồng nuôi trâu bò… Theo báo cáo của Ban phát triển 08 thôn, hầu hết các mô hình trình diễn đã bước đầu phát huy hiệu quả, giúp cho nhận thức của người dân được tăng lên, người dân hiểu được cần làm gì để cải thiện thu nhập, bảo vệ sức khỏe, gìn giữ môi trường..

- Thứ năm, không hỗ trợ theo kiểu “cho không” mà chỉ cần hỗ trợ một phần, người dân phải đối ứng. Đây cũng là kinh nghiệm được tổng kết từ kết quả thực hiện của nhiều chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ khác. Trong Chương trình Hạnh phúc Lào Cai, mọi khoản hỗ trợ về sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng đều đòi hỏi có trách nhiệm tham gia đóng góp của người dân. Những người được nhận hỗ trợ có trách nhiệm đóng góp một phần tiền vào quỹ tiết kiệm của thôn. Quỹ này lại được sử dụng cho các hoạt động chung của cộng đồng. Sự công bằng, công khai, minh bạch đều được đảm bảo thực hiện thông qua các cuộc họp thôn do Ban phát triển thôn chủ trì. Nhờ được đào tạo tỉ mỉ các kỹ năng tổ chức, điều hành cuộc họp, kỹ năng diễn thuyết, kỹ năng xử lý mâu thuẫn, kỹ năng vận động người dân… nên đã tạo được sự đồng thuận cao trong cộng đồng.

- Thứ sáu, phát triển cộng đồng thôn bản cần kết hợp giữa tác động cả về tinh thần và hành động. Đây cũng là bài học kinh nghiệm từ phong trào Saemaul Undong với tinh thần “cần cù, tự lực, hợp tác” và cách làm từ nhỏ đến lớn để tăng sự tự tin của người dân với khẩu hiệu: “chúng ta có thể làm được”. Chương trình Hạnh phúc Lào Cai đã vận dụng hiệu quả cách làm này tại các thôn thí điểm. Về tinh thần, chương trình đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt cộng đồng, kết hợp giữa tập huấn kỹ thuật với biểu diễn văn nghệ, lồng ghép với những nội dung truyền tải sự cần thiết phải thay đổi tư duy, nhận thức cho người dân. Về hành động, các nội dung thực hiện được triển khai đa dạng, trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cả về hạ tầng, sản xuất, tín dụng, môi trường… Các hoạt động cũng tiến hành từ những công việc dễ làm, dễ tổ chức, tiến dần đến những công việc phức tạp hơn.

- Cuối cùng và quan trọng nhất, đó là Ban phát triển thôn đóng vai trò quyết định nhất đối với kết quả thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng ở cấp thôn, bản. Tất cả các kinh nghiệm ở trên đều gắn với những hành động cụ thể trong hoạt động phát triển cộng đồng. Đối tượng tổ chức thực hiện những hành động đó là Ban phát triển thôn. Trong số 08 thôn thí điểm, có thể nhận ra thôn nào làm tốt hay chưa tốt đều phụ thuộc vào Ban phát triển thôn có năng lực tốt hay không (nghĩa là không phải do người dân trong cộng đồng hay do sự tác động, hỗ trợ từ cấp xã, dự án). Vì vậy, kinh nghiệm về thành lập Ban phát triển thôn và nâng cao năng lực Ban phát triển thôn là hai nội dung cần đặc biệt quan tâm. Khi thôn có bộ máy Ban phát triển tốt (cơ cấu gọn nhẹ, gắn với chuyên môn, được đào tạo bài bản) thì tất yếu các hoạt động phát triển thôn sẽ phát huy hiệu quả.

Nguyễn Ngọc Luân - Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp

 

 

NỘI DUNG KHÁC

Thực trạng phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam: Bối cảnh và vai trò của Bảo hiểm nông nghiệp (Kỳ 1)

16-4-2024

Bối cảnh   Nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là trụ đỡ cho sự phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam. Điều này được thể hiện qua những đóng góp to lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, chính trị và xã hội. Tính đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 18 triệu lao động tham gia sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các ngành nghề hiện có (Tổng cục Thống kê, 2021). Nông nghiệp đóng góp khoảng 14,85% GDP của cả nước, 33,06% tổng số việc làm (Tổng cục Thống kê, 2020), đóng góp 18,5% tổng thu nhập của các hộ nông thôn (Khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê, 2020). Không những vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản liên tục tăng, từ 20 tỷ đô la Mỹ năm 2010 tăng lên mức 48,6 tỷ đô la Mỹ năm 2021, với 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ, trong đó 6 nhóm hàng xuất khẩu trên 3 tỷ đô la Mỹ. Trong 10 năm qua, nông nghiệp Việt Nam xuất siêu trung bình 7-8 tỷ đô la Mỹ/năm, là ngành duy nhất xuất siêu ra thị trường thế giới, mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM - TUẦN 15/2024 (1/4-12/4)

15-4-2024

Trong tuần 14, giá trung bình thịt bò thăn và thịt bò đùi đều tăng so với tuần trước. Trong đó, thịt bò thăn có giá 225,2 nghìn VNĐ/kg, tăng 0,7% so với tuần 13; thịt bò đùi là 202,6 nghìn VNĐ/kg tăng 1,1% so với tuần trước. Giá trung bình thịt bò hơi cả nước là 83 nghìn VNĐ/kg, tăng 0,6% so với tuần trước đó. Đối với bò địa phương/bò lai Brahman trong tuần 14, giá thấp nhất miền Trung – Tây Nguyên là 64.000 VNĐ/kg, trong khi giá cao nhất được ghi nhận ở Miền Bắc là 73 nghìn VNĐ/kg. Đối với bò BBB, trong tuần này, giá thấp nhất được ghi nhận ở miền Nam là 74 nghìn VNĐ/kg và cao nhất ở Miền Bắc là 84 nghìn VNĐ/kg.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM - TUẦN 14/2024 (1/4 - 5/4)

9-4-2024

Trong tuần 13, giá trung bình thịt bò đùi và thịt bò thăn đều giảm so với tuần 12. Trong đó, giá trung bình thịt bò đùi là 200,3 nghìn VNĐ/kg – mức giá thấp nhất kể từ đầu năm 2024 đến nay, giảm 0,6% so với tuần trước. Giá trung bình thịt bò đùi là 223,6 nghìn VNĐ/kg, giảm 3,2% so với tuần trước. Giá trung bình thịt bò hơi là 82,5 nghìn VNĐ/kg, tăng nhẹ 0,6% so với tuần trước đó. Trong tuần 14, giá thịt bò Việt Nam tại hầu hết các siêu thị đều ổn định so với tuần trước ngoại trừ siêu thị Go báo tăng giá thịt bò thăn, thịt bò đùi và giảm giá thịt nạm bò. Co.op mart và Winmart là 2 siêu thị ít biến động giá nhất suốt từ đầu năm 2024 đến nay.

BẢN TIN THÁNG 3/2024 THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM

4-4-2024

Tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trong tháng 2/2024 đạt 9,8 triệu USD, giảm 36% so với tháng trước và giảm 18% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trong tháng 2/2024 đạt 108 triệu USD, giảm 32% so với tháng trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 2/2024, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi từ Úc của Việt Nam đạt 14,5 triệu USD giảm 43% so với tháng trước và tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trâu bò sống và thịt trâu, bò đông lạnh là những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất, với trị giá nhập khẩu lần lượt là 7,4 triệu USD và 3,98 triệu USD.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM - TUẦN 12 (18/3-22/3)

26-3-2024

Trong tuần 11, giá trung bình thịt bò đùi và thịt bò thăn đều giảm so với tuần trước đó. Giá trung bình thịt bò đùi là 201,2 nghìn VNĐ/kg, giảm 0,1% so với tuần 9. Giá trung bình thịt bò thăn là 228,3 nghìn VNĐ/kg, giảm 0,3% so với tuần 10. Giá trung bình thịt bò hơi là 82 nghìn VNĐ/kg, giảm 0,8% so với tuần trước đó. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, giá thịt bò hơi tương đối ổn định, giao động trong khoảng từ 82-83,7 nghìn VNĐ/kg.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM - TUẦN 11/2024 (4/3-15/3)

19-3-2024

Trong tuần 10, giá thịt bò thăn có dấu hiệu tăng trở lại ở mức 229 nghìn VNĐ/kg, tăng 8,3% so với tuần 9. Cũng trong tuần này giá thịt bò đùi là 201,3 nghìn VNĐ/kg tăng nhẹ 0,1% so với tuần trước. Giá trung bình thịt bò hơi cả nước là 82,7 nghìn VNĐ/kg, tăng 0,1% so với tuần trước đó. • Đối với bò địa phương, trong tuần 10, giá thấp nhất được ghi nhận ở Miền Trung-Tây Nguyên là 60.000 VNĐ/kg, trong khi giá cao nhất được ghi nhận ở Miền Bắc là 73 nghìn VNĐ/kg. Đối với bò BBB, trong tuần này, giá thấp nhất được ghi nhận ở miền Nam là 72 nghìn VNĐ/kg và cao nhất ở Miền Bắc là 83 nghìn VNĐ/kg.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU BÒ VIỆT NAM - TUẦN 10/2024 (4/3-8/3)

9-3-2024

Trong tuần 9, giá trung bình thịt bò đùi là 201,1 nghìn VNĐ/kg giảm 7,8% so với tuần 8, đây cũng là mức giá thấp nhất kể từng tháng 9/2023, ngang bằng với giá của tuần 1/2024. Thông thường thịt bò thăn luôn có giá cao hơn từ 13 đến 20 nghìn VNĐ/kg so với thịt bò đùi, nhưng trong tuần này giá thịt bò thăn giảm mạnh tới 8,4% so với tuần trước và hiện có giá 211,5 nghìn VNĐ/kg. Giá trung bình thịt bò hơi là 82,6 nghìn VNĐ/kg, giảm 0,5% so với tuần trước đó. Theo các thương lái địa phương, giá bò BBB và bò Charolais ở miền Bắc cao hơn miền Nam.

BẢN TIN THÁNG 2/2024 THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM

6-3-2024

Tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt 15,4 triệu USD, giảm 56% so với tháng trước và giảm 4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong tháng này, Viêt Nam không xuất khẩu trâu bò sống (HS 0102). Hầu hết các sản phẩm thịt xuất khẩu trong tháng này đều biến động nhiều so với tháng trước trong đó xuất khẩu thịt và phụ phẩm sau giết mổ của gia cầm thuộc nhóm HS 01.05 tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh tăng 87% so với tháng trước; xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ giảm 91%. Tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt 159 triệu USD, giảm 1,2% so với tháng trước và tăng 76,2% so với cùng kỳ năm 2023. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi từ Úc trong tháng này của Việt Nam đạt 25,5 triệu USD giảm 3% so với tháng trước và tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trâu bò sống và thịt trâu, bò đông lạnh là những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất, với trị giá nhập khẩu lần lượt là 13,2 triệu USD và 7,3 triệu USD.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM - TUẦN 8 (19/2-23/2)

28-2-2024

Trong tuần 8, giá trung bình thịt bò đùi và thịt bò thăn đều giảm so với tuần trước. Thịt bò đùi có giá là 203 nghìn VNĐ/kg, giảm 0,2%, giá trung bình thịt bò hơi là 82,7 nghìn VNĐ/kg, tăng 0,8% so với tuần trước đó. • Theo thương lái tại các địa phương, giá hơi thịt bò BBB và bò kem (Charolais) ở khu vực các tỉnh miền Nam đang có giá thấp hơn miền Bắc. Cụ thể, trong tuần 8, giá bò BBB tại miền Nam là 72-76 nghìn VNĐ/kg và miền Bắc là 77-81 nghìn VNĐ/kg, giá hơi thịt bò kem (Charolais) ở miền Nam là 68-70 nghìn VNĐ/kg và miền Bắc 75-78 nghìn VNĐ/kg. Mức giá hơi thịt bò kem tương đối ổn định từ tuần 4 đến nay.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM - TUẦN 7 (5/2-16/2)

27-2-2024

Trong tuần 6, giá trung bình thịt bò đùi là 203,3 nghìn VNĐ/kg tăng 0,8% so với tuần 5. Giá trung bình thịt bò thăn trong trong tuần này tăng 1,8% so với tuần trước lên 233,3 nghìn VNĐ/kg, giá trung bình thịt bò hơi cả nước là 82 nghìn VNĐ/kg, giảm 0,4% so với tuần trước đó. Đối với bò địa phương, giá thấp nhất được ghi nhận ở Miền Trung-Tây Nguyên là 60.000 VNĐ/kg, trong khi giá cao nhất được ghi nhận ở Miền Bắc là 74 nghìn VNĐ/kg. Đối với bò BBB, trong tuần 6, giá thấp nhất được ghi nhận ở miền Nam là 72 nghìn VNĐ/kg và cao nhất ở Miền Bắc là 86 nghìn VNĐ/kg. Giá thịt bò hơi BBB ở Miền Bắc trong tuần 6 cao hơn các vùng khác từ 3-10 nghìn VNĐ/kg

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU BÒ VIỆT NAM - TUẦN 6 (5/2/2024-9/2/2024)

20-2-2024

Trong tuần 6, giá trung bình thịt bò đùi và thịt bò thăn đều giảm so với tuần trước. Thịt bò đùi có giá là 201,7 nghìn VNĐ/kg, giảm 2% so với tuần 5. Thịt bò thăn có giá 229 nghìn VNĐ/kg, giảm nhẹ 0,8% so với tuần 5. Giá trung bình thịt bò hơi là 82,3 nghìn VNĐ/kg, ngang bằng mức giá trong tuần 3, giảm 0,2% so với tuần trước đó. Theo một số thương lái tại các địa phương, giá hơi thịt bò BBB và bò kem (Charolais) ở khu vực các tỉnh miền Nam đang có giá thấp hơn miền Bắc. Cụ thể, trong tuần 6, giá bò BBB tại miền Nam là 72-76 nghìn VNĐ/kg và miền Bắc là 78-85,5 nghìn VNĐ/kg, giá hơi thịt bò kem (Charolais) ở miền Nam là 68-70 nghìn VNĐ/kg và miền Bắc 75-78 nghìn VNĐ/kg.

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THỊT TRÂU, BÒ VIỆT NAM THÁNG T1/2024

10-2-2024

Tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trong tháng 12/2023 đạt 35,4 triệu USD, tăng 89% so với tháng trước và tăng 101% so với cùng kỳ năm 2022. Tháng 12 năm 2023, động vật sống khác (baba; chó; mèo; khỉ đuôi dài,...) (HS 0106), thịt, các phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết, đã chế biến hoặc bảo quản khác (HS 1602), thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh (HS 0203), trâu bò sống (HS 0102) là những sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu chính của Việt Nam với giá trị lần lượt là 14,3 triệu USD, 6,2 triệu USD, 5,5 triệu USD và 4,4 triệu USD. Trong tháng này, hầu hết các sản phẩm chăn nuôi đều có giá trị xuất khẩu giảm mạnh so với tháng trước ngoại trừ xuất khẩu động vật sống khác tăng mạnh. Trong tháng 12 năm 2023, giá trị nhập khẩu thịt bò và gia súc của Việt Nam từ Úc đạt 24,5 triệu USD, giảm 23,7% so với tháng trước và giảm 11,7% so với cùng kỳ năm 2022.