TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hướng đi mới cho lao động nông thôn: Đào tạo phải gắn với việc làm (Kỳ II)

Ngày đăng: 28 | 11 | 2006

Kỳ II: Vừa có nghề, vừa có việc làm "Mời những nghệ nhân, những người giỏi nghề ở địa phương trực tiếp đào tạo nghề, đồng thời hỗ trợ thêm vốn để những nghệ nhân này mở rộng sản xuất để thu hút lao động". Đây là con đường ngắn nhất mà Hội ND đã làm nhằm giúp ND vừa có nghề mới, vừa có thu nhập ngay.

Đã có một thời, làng khắc đá mỹ nghệ Phụng Châu (Chương Mỹ, Hà Tây) tưởng như chìm vào dĩ vãng. Lớp nghệ nhân già mất đi, lớp trẻ không thích nghề đã khiến làng nghề một thời nổi tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc đứng trước nguy cơ xoá sổ. Ngay cả con cái những nghệ nhân giỏi cũng quay lưng lại với nghề.

Một người giỏi nghề, cả xã được nhờ

Ở tuổi ngoài 65, tay cầm búa không còn vững chãi như xưa, ông Nguyễn Văn Củng vẫn quyết tâm đeo bám nghề khắc đá của cha ông. Dù không nói ra nhưng lòng ông nặng trĩu lo lắng: "Chẳng lẽ nghề cha ông có từ hàng nghìn năm phải bỏ". Tâm sự của ông được giải toả khi chính quyền xã và các đoàn thể tìm cách đưa nghề về làng nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập. Ông Củng nói ngay: "Việc gì phải tìm nghề ở đâu, nghề đá ở đây có sẵn rồi. Nếu có người học, tôi sẽ dạy".

Với sự ủng hộ của Hội ND xã, ông Củng cùng 3 nghệ nhân trong làng đã tổ chức 1 lớp khắc đá mỹ nghệ. Cán bộ Hội chịu trách nhiệm "tuyển sinh". Cái hay của nghề khắc đá mỹ nghệ là người học không tốn kinh phí mua sắm đồ nghề, chỉ cần yêu nghề, chịu khó theo dõi đường búa, mũi dao của người nghệ nhân là có thể làm ngay được. Ngay sau hôm khai giảng lớp học, hơn 50 lao động địa phương đăng ký tham gia. 3 con trai của ông Củng cũng lần lượt trở lại với nghề. Cậu con trai út vừa tốt nghiệp ĐH Mỹ Thuật nhận chân thiết kế mẫu cho thợ khắc.

Khoá học hơn 2 tháng, hầu hết học viên đều có thể trạm khắc được những sản phẩm đá mỹ nghệ đơn giản bán cho khách du lịch. Những thợ lành nghề hơn có thể làm các sản phẩm lớn, cầu kỳ. Một số học viên còn thành lập xưởng đá riêng. Anh Nguyễn Xuân Quảng, học trò của ông Củng cho biết: "4 anh em tôi đều tham gia học trạm khắc đá mỹ nghệ. Sau khoá học, chúng tôi tự bỏ vốn để lập xưởng riêng. Ban đầu chưa có khách đặt trực tiếp, chúng tôi nhận gia công hàng cho thầy Củng và một số xưởng trong làng".

4 anh em của Quảng đang hoàn thành giai đoạn cuối hai đôi voi phục của Đền Đô. Anh tiết lộ, thu nhập của 1 lao động trong xưởng của anh mới chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng, nhưng những người thợ có tay nghề cao làm trong xưởng của gia đình thầy Củng thu nhập tới hơn 4 triệu đồng, thợ bậc trung là 2,5 triệu đồng/tháng.

Hiện nay, gia đình ông Củng đã thành lập được 2 xưởng trạm khắc đá mỹ nghệ, thu hút hơn 30 lao động địa phương vào làm việc và tạo việc làm cho hàng chục gia đình vệ tinh khác.

Ông Lê Văn Minh- Chủ tịch Hội ND xã Phụng Châu cho biết: Hiện, tại 10 xưởng sản xuất đã thu hút 100 lao động địa phương, đó là chưa kể rất nhiều lao động ngoại tỉnh như Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa.

Đào tạo gắn với phát triển làng nghề

Theo ông Lều Vũ Điều-Giám đốc Trung tâm Dạy nghề T.Ư Hội NDVN, Hà Tây chỉ là một trong hàng chục tỉnh thành công với mô hình truyền nghề cho ND. Với ưu thế, học viên không phải chi phí học nghề, không phải đi xa, trong thời gian học có thể kiếm được tiền, sau khi học xong có việc làm, thu nhập, loại hình đào tạo nghề này đang thu hút nhiều lao động nông thôn tham gia. Không chỉ giúp ND có nghề, cách làm này còn khôi phục, giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của địa phương.

Ông Điều dẫn chứng, tại Bắc Giang, Hội ND đã có "chuyên đề" truyền nghề cho ND trên 30 tuổi. Hội trực tiếp liên hệ với các cơ sở mây, giang đan, thêu ren... ký hợp đồng bao tiêu hàng cho ND và đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hỗ trợ các nghệ nhân giỏi ở làng. Sau khoá học, Hội tổ chức cho họ tham gia các tổ, nhóm ngành nghề. Tổ trưởng các chi, tổ nhóm này chịu trách nhiệm củng cố tay nghề và thu mua thành phẩm để nhập cho các cơ sở xuất khẩu. Hàng nghìn lao động đã có việc làm, thu nhập ổn định sau các lớp đào tạo nghề do Hội ND tổ chức.

Ở Hà Nam, mấy năm nay, nghề thêu tay đã đem về cho nhiều gia đình hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Tại xã Thanh Hà (Thanh Liêm), Hội đã tổ chức được 7 lớp thêu ren xuất khẩu và mời nghệ nhân, thợ giỏi đi truyền nghề cho các xã bạn. Người đi dạy được trả lương 2-2,5 triệu đồng/tháng. Làng hiện có có 14 doanh nghiệp, 28 tổ hợp sản xuất kinh doanh với 600 thợ thêu chính. 95% số lao động địa phương biết nghề thêu. Thu nhập bình quân từ 600.000- 1 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu từ nghề thêu chiếm 70% tổng thu nhập toàn xã (50-55 tỷ đồng/năm). Bà Nguyễn Thị Bình- Phó Chủ tịch Hội ND Hà Nam cho hay: "Cùng với các chương trình dạy nghề, chúng tôi thực hiện song song các chương trình hỗ trợ vốn, máy móc thiết bị cho ND. Những cá nhân, tổ hợp nhận các chương trình hỗ trợ đều phải cam kết đào tạo nghề, giải quyết việc làm lao động địa phương".

Kỳ 1

X. Mai (Theo Báo NTNN

NỘI DUNG KHÁC

Hướng đi mới cho lao động nông thôn: đào tạo phải gắn với việc làm

28-11-2006

Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, hiện 80% lao động nông thôn chưa được đào tạo nghề. Theo dự kiến, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi giai đoạn 2006-2010 trong cả nước sẽ là 331.430ha, cũng đồng nghĩa sẽ có 2,5 triệu ND mất việc.

Nhà nông và doanh nghiệp: chuyện về những mối lương duyên thất bại

28-11-2006

Nguyên nhân trực tiếp là việc chia sẻ lợi ích giữa nhà nông và doanh nghiệp không công bằng, làm nảy sinh mâu thuẫn và xung đột. Những đổ vỡ trong quan hệ hợp đồng kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp còn liên quan đến năng lực thực hiện hợp đồng và sự hiểu biết lẫn nhau của đôi bên. Đổ vỡ- do đâu?

"Chơi ngông" thành tỷ phú

28-11-2006

Ở miền Đông Nam bộ có một trang trại rộng chừng 17ha, trong đó một phần chỉ dành riêng để nuôi các động vật bò sát, lưỡng thể.

Báo động tình hình an toàn vệ sinh lao động ở nông thôn

28-11-2006

Rõ ràng tình trạng mất vệ sinh an toàn lao động ở nông thôn hiện nay đang trở thành một thực tế báo động. Làm thế nào để có thể kiểm soát được tình hình? Thiết nghĩ, đây là câu hỏi không chỉ của giới khoa học, các nhà quản lý, mà còn là câu hỏi cấp thiết đối với mỗi người dân hiện nay…

Sự thịnh vượng tại đáy tháp

28-11-2006

Ngày 18 tháng 10 năm 2006, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã tổ chức hội thảo “Phát triển phân khúc thị trường dành cho người có thu nhập thấp” tại VCCI. Thị trường người nghèo với tiềm năng gần 4 tỷ người tiêu dùng, nền tảng của kim tự tháp thế giới, là một thị trường ít được các doanh nghiệp quan tâm trong khi phân khúc thị trường này đem lại những lợi nhuận khổng lồ. Hội thảo đã giới thiệu khái niệm cơ bản về mô hình phân khúc đáy kim tự tháp (BOP) và một số trường hợp điển hình tại Việt Nam.

Quảng Bình: Chương trình 134 đạt thấp, vì sao ?

27-11-2006

Trong quá trình thực hiện Chương trình 134 tại Quảng Bình, ngoài vấn đề nhà ở, các mục tiêu hỗ trợ khác đều đạt tỷ lệ thấp so với chỉ tiêu: Ðất sản xuất đạt 21%, nước sinh hoạt đạt 36%, đất ở: không thực hiện.

Quản lý, sử dụng ODA : Thay đổi căn bản

27-11-2006

Nghị định 131/2006/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vừa mới ban hành hứa hẹn mang lại một sự thay đổi căn bản về quản lý và sử dụng vốn ODA.

Giá đường sẽ rẻ hơn

27-11-2006

Trong đàm phán để đi đến cam kết với WTO, VN đã thành công trong việc tiếp tục duy trì các biện pháp bảo hộ ngành mía đường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong những năm tới người tiêu dùng sẽ không còn phải ăn đường giá cao và sẽ có nhiều khó khăn cho nhà sản xuất mía đường.

Ấn Độ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu hạt tiêu Sri Lanka

27-11-2006

Ấn Độ đã áp dụng những hạn chế về khối lượng hạt tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka theo Hiệp định tự do thương mại giữa hai nước. Tổng khối lượng tiêu nhập khẩu theo Hiệp định sẽ hạn chế ở mức 2500 tấn mỗi năm bắt đầu từ ngày 1/4 năm này tới 31/3 năm sau.

VN - điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

27-11-2006

VN chắc chắn đón được nhiều làn sóng đầu tư mới từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông... Đại diện cho 600 doanh nghiệp trong các nền kinh tế APEC đã khẳng định như vậy tại

Tăng trưởng nhưng chưa thực sự bền vững

27-11-2006

Cho dù chúng ta đã phần nào nâng được chuẩn nghèo lên do Trung Quốc, Ấn Độ vươn lên rất mạnh, nhưng hiện tại châu Á vẫn còn tới 700 triệu người thu nhập dưới 2 USD". Phát biểu tại hội nghị cấp cao CEO của APEC, Tổng thư ký UNCTAD Supachai đưa ra lời khuyến cáo.