TIN TỨC-SỰ KIỆN

Quảng Bình: Chương trình 134 đạt thấp, vì sao ?

Ngày đăng: 27 | 11 | 2006

Trong quá trình thực hiện Chương trình 134 tại Quảng Bình, ngoài vấn đề nhà ở, các mục tiêu hỗ trợ khác đều đạt tỷ lệ thấp so với chỉ tiêu: Ðất sản xuất đạt 21%, nước sinh hoạt đạt 36%, đất ở: không thực hiện.

 

Zoom Picture

 Tỉnh Quảng Bình có 3.258 hộ (14.789 khẩu) là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, trong diện thụ hưởng Chương trình 134 của Chính phủ. Theo Ðề án của UBND tỉnh, 2.568 hộ cần hỗ trợ đất sản xuất; đất ở: 1.121 hộ; nhà ở: 2.675 hộ, và nước sinh hoạt là: 2.270 hộ. Qua gần hai năm triển khai thực hiện, Chương trình đã góp phần ổn định đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Nhiều hộ từ chỗ du canh, du cư hoặc định cư, du canh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nay đã có cuộc sống ổn định, phần lớn đã khắc phục được cái đói, đẩy lùi cái nghèo, vươn lên khá. Tuy nhiên, với yêu cầu của Chương trình, một số mục tiêu đạt được còn thấp, vẫn chưa thật sự tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội đối với số bà con trong diện thụ hưởng nói riêng và vùng cao, biên giới nói chung.

Vấn đề nhà ở cho đồng bào được tỉnh và các huyện quan tâm đầu tiên, và đây cũng là mục tiêu có tỷ lệ đạt cao nhất: có 2.532 hộ được hỗ trợ (đạt 94,7%). Với mục tiêu này, ngoài ngân sách T.Ư, tỉnh hỗ trợ thêm mỗi nhà ba triệu đồng và cấp kế hoạch 3 m3 gỗ tròn (theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Một số huyện vận động các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức trên địa bàn và nhiều nguồn hỗ trợ khác được hàng trăm triệu đồng, do đó giá trị hỗ trợ mỗi nhà đạt từ 15 đến 20 triệu đồng. Riêng huyện Bố Trạch, ngoài huy động số vốn lớn, huyện còn có sáng kiến trong thiết kế nhà ở, thay vì làm cột bằng gỗ, huyện cho làm cột bằng bê-tông cốt thép, vừa chắc chắn, không bị mối mọt, ẩm mục, vừa giảm lượng gỗ khai thác; mái lợp tôn đỏ, chung quanh thưng bằng ván gỗ chắc chắn, thoáng mát; mẫu nhà vừa mang tính hiện đại vừa giữ được nét bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số. Bố Trạch là huyện duy nhất có khả năng hoàn thành mục tiêu nhà ở vào cuối năm 2006.

Ngoài vấn đề nhà ở, các mục tiêu hỗ trợ khác đạt tỷ lệ thấp so với chỉ tiêu Ðề án: Ðất sản xuất đạt 21%, nước sinh hoạt đạt 36%, đất ở: không thực hiện. Nguyên nhân các chỉ tiêu này đạt thấp, hoặc không thực hiện, theo báo cáo của cơ quan chức năng cho biết: Ðối với đất sản xuất, do địa bàn cư trú của đồng bào rộng, nhiều hộ nằm rải rác ở vùng sâu, vùng xa, đồi núi chia cắt phức tạp; hơn nữa, Quảng Bình là nơi có lượng bom, mìn trong chiến tranh còn sót lại khá lớn, muốn khai hoang, sản xuất phải thực hiện rà phá, mà hoạt động này cần nhiều kinh phí (theo quy định của Chính phủ chỉ có 5 triệu/ha là không đủ). Mặc dù tỉnh đã có chủ trương, kế hoạch rà soát để thu hồi số diện tích các nông, lâm trường chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả để cấp cho bà con, nhưng tiến độ thực hiện còn chậm.

Ðối với nước sinh hoạt cũng tương tự: do bà con sinh sống ở vùng cao, biên giới, điều kiện khai thác nước ngọt rất khó khăn, trong lúc ngân sách của tỉnh, huyện không thể đáp ứng yêu cầu. Phần lớn các công trình nước tập trung nằm trong kế hoạch đến thời điểm này vẫn chưa được xây dựng. Giải pháp trước mắt của tỉnh là trợ giúp đồng bào mua dụng cụ chứa nước hoặc xây các bể chứa theo từng hộ gia đình. Tuy nhiên, theo chúng tôi đây chỉ là giải pháp tạm thời và không thể duy trì bền vững, nhất là vào mùa khô đối với khu vực miền tây Quảng Bình.

Về đất ở, so với nhiều tỉnh, vấn đề đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn ở Quảng Bình chưa phải là vấn đề bức xúc, vì vậy, việc giải quyết đất ở của đồng bào chỉ thực hiện đối với các hộ được hỗ trợ làm nhà kết hợp với quy hoạch dân cư, tỉnh không giải quyết đất ở đối với các hộ làm nhà nơi ở cũ. Tuy nhiên, nhiều hộ đề nghị sớm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm lâu dài và có điều kiện vay vốn sản xuất, chăn nuôi.

Như vậy, tiến độ thực hiện các mục tiêu thuộc Chương trình 134 ở Quảng Bình còn chậm so với quy định và không thể hoàn thành trong năm 2006, do một số nguyên nhân cơ bản:

Thứ nhất, về kinh phí: Mặc dù, chủ trương của Chính phủ là chỉ hỗ trợ một phần để thực hiện các mục tiêu, nhưng đối với địa phương như Quảng Bình vẫn rất khó, hầu hết các hộ chủ yếu dựa hoàn toàn vào nguồn hỗ trợ của T.Ư, của tỉnh và huyện mà không có sự đóng góp nào, trong lúc ngân sách của tỉnh, huyện không thể đáp ứng yêu cầu. Một số hạng mục đòi hỏi kinh phí lớn như khai hoang đất sản xuất, xây dựng các công trình nước tập trung, khó thực hiện.

Thứ hai, quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế, vướng mắc như thủ tục, quy trình khai thác gỗ phải qua nhiều giai đoạn; công tác quản lý tài chính chưa hợp lý (kinh phí cấp về xã, các hộ còn chậm).

Thứ ba, một số huyện, xã chưa thật sự quan tâm đúng mức; công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện có nơi chưa tập trung, còn lúng túng, vướng mắc; ý thức tự giác của một bộ phận người dân chưa cao, tình trạng trông chờ, ỷ lại khá phổ biến.

Ðể các mục tiêu của Chương trình 134 sớm hoàn thành, có chất lượng và hiệu quả, nguyện vọng của bà con dân tộc thiểu số cũng như lãnh đạo các cấp của tỉnh mong muốn Chính phủ tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện chương trình, đồng thời xem xét điều chỉnh kinh phí cho mỗi mục tiêu, trong đó đáng quan tâm là kinh phí khai hoang đất sản xuất và xây dựng các công trình nước sinh hoạt.
(Nguồn: Nhân Dân)

NỘI DUNG KHÁC

Quản lý, sử dụng ODA : Thay đổi căn bản

27-11-2006

Nghị định 131/2006/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vừa mới ban hành hứa hẹn mang lại một sự thay đổi căn bản về quản lý và sử dụng vốn ODA.

Giá đường sẽ rẻ hơn

27-11-2006

Trong đàm phán để đi đến cam kết với WTO, VN đã thành công trong việc tiếp tục duy trì các biện pháp bảo hộ ngành mía đường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong những năm tới người tiêu dùng sẽ không còn phải ăn đường giá cao và sẽ có nhiều khó khăn cho nhà sản xuất mía đường.

Ấn Độ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu hạt tiêu Sri Lanka

27-11-2006

Ấn Độ đã áp dụng những hạn chế về khối lượng hạt tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka theo Hiệp định tự do thương mại giữa hai nước. Tổng khối lượng tiêu nhập khẩu theo Hiệp định sẽ hạn chế ở mức 2500 tấn mỗi năm bắt đầu từ ngày 1/4 năm này tới 31/3 năm sau.

VN - điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

27-11-2006

VN chắc chắn đón được nhiều làn sóng đầu tư mới từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông... Đại diện cho 600 doanh nghiệp trong các nền kinh tế APEC đã khẳng định như vậy tại

Tăng trưởng nhưng chưa thực sự bền vững

27-11-2006

Cho dù chúng ta đã phần nào nâng được chuẩn nghèo lên do Trung Quốc, Ấn Độ vươn lên rất mạnh, nhưng hiện tại châu Á vẫn còn tới 700 triệu người thu nhập dưới 2 USD". Phát biểu tại hội nghị cấp cao CEO của APEC, Tổng thư ký UNCTAD Supachai đưa ra lời khuyến cáo.

Hà Nội: Chuyển 530ha đất nông nghiệp sang đất phát triển đô thị

27-11-2006

Ngày 20/11, Bộ Xây dựng có công văn số 2458/BXD- KTQH về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch phục vụ phát triển đô thị trên địa bàn TP Hà Nội. Theo ý kiến của Bộ Xây dựng, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QÐ-TTg ngày 20/6/1998 là cơ sở để TP quản lý, đầu tư xây dựng đô thị, thực hiện, đến nay đã được hơn 8 năm.

Hướng đi mới cho lao động nông thôn: đào tạo phải gắn với việc làm (

27-11-2006

Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, hiện 80% lao động nông thôn chưa được đào tạo nghề. Theo dự kiến, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi giai đoạn 2006-2010 trong cả nước sẽ là 331.430ha, cũng đồng nghĩa sẽ có 2,5 triệu ND mất việc.

Hướng đi mới cho lao động nông thôn: Đào tạo phải gắn với việc làm (Kỳ II)

27-11-2006

Kỳ II: Vừa có nghề, vừa có việc làm "Mời những nghệ nhân, những người giỏi nghề ở địa phương trực tiếp đào tạo nghề, đồng thời hỗ trợ thêm vốn để những nghệ nhân này mở rộng sản xuất để thu hút lao động". Đây là con đường ngắn nhất mà Hội ND đã làm nhằm giúp ND vừa có nghề mới, vừa có thu nhập ngay.

Công ty làm ruộng", tại sao không?

27-11-2006

Từ lâu, vợ chồng tôi đã có một ước mơ là thành lập một công ty TNHH chuyên về nghề làm ruộng", ông Phạm Văn Yết, 52 tuổi, ở phường Vạn Phúc, thị xã Hà Đông (Hà Tây) - người có hơn 30 mẫu ruộng thổ lộ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

FAO cảnh báo nguy cơ suy kiệt đất trồng trọt

27-11-2006

Báo cáo của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực LHQ (FAO) cho biết việc sử dụng ngụồn nước ngầm nhiễm thạch tín trong nông nghiệp có thể dẫn đến hiện tượng làm suy kiệt đất trồng trọt, giảm năng suất cây trồng và tăng dư lượng thạch tín trong rau quả.

Khả năng xuất hiện El Nino ở nước ta cao đến 92%

27-11-2006

Nếu cách đây 1 tháng, Trung tâm Nghiên cứu khí tượng khí hậu dự báo khả năng xuấtt hiện El Nino là 80% thì đến nay các cơ quan chuyên môn về dự báo khí hậu, thời tiết thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đều cho rằng khả năng xuất hiện El Nino vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007 là rất cao, có thể đạt tới 92%.

Năm nay, FDI có thể đạt kỷ lục

27-11-2006

Những số liệu mới nhất cho thấy thu hút FDI trong năm 2006 của Việt Nam có thể đạt kỷ lục kể từ khi Luật Đầu tư được ban hành vào năm 1987.