TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hướng đi mới cho lao động nông thôn: đào tạo phải gắn với việc làm (

Ngày đăng: 27 | 11 | 2006

Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, hiện 80% lao động nông thôn chưa được đào tạo nghề. Theo dự kiến, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi giai đoạn 2006-2010 trong cả nước sẽ là 331.430ha, cũng đồng nghĩa sẽ có 2,5 triệu ND mất việc.

 

Zoom Picture

Kỳ I: Những lớp học ở thôn, xóm

Chồng là cán bộ xã, vợ là ND. "ND" đi học lớp chăn nuôi thú y thấy hay quá về khoe với "cán bộ". Nhân lúc rảnh việc, "cán bộ" "lỉnh" xuống cùng "ND" nghe giảng bài. Sau khoá học cả hai vợ chồng đồng lòng "cắm" sổ đỏ vay vốn để áp dụng kiến thức đã học vào nuôi lợn.

Nghe câu chuyện của chị Nguyễn Thị Hoa- giáo viên Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm của Hội ND tỉnh Hải Dương về khoá đào tạo chăn nuôi thú y tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, chúng tôi xuống tận nơi để "mục sở thị" xem thực hư thế nào. Tiếp chúng tôi, từ ông chủ tịch, ông bí thư đến các hộ dân đều hỉ hả: "Chưa đầy 1 năm, chăn nuôi lợn đã trở thành nghề chính của xã. ND đầu tư bạc tỷ để mở rộng sản xuất".

70 tuổi vẫn... chống gậy đến lớp

Để phục vụ cho việc xây dựng khu công nghiệp, gần 213ha đất nông nghiệp ở Lai Vu phải giao lại cho các nhà máy, xí nghiệp. Hơn 1.060 hộ dân bỗng dưng thành vô sản, không đất đai, không nghề nghiệp. Nhiều hộ vì quá bức xúc, không chịu nhận tiền đền bù. Họ cho rằng chính cán bộ cấp huyện, cấp tỉnh đã gây nên... "cơ sự" này. ND biểu tình, gây rối, tẩy chay các đoàn công tác của cán bộ tỉnh, cán bộ huyện về xã. Nhưng "riêng cán bộ Hội ND được bà con ưu ái đặc biệt. Mọi người đem chuối, đem ổi ra, nhất quyết bắt cán bộ phải nhận. Nhờ lớp học nghề cả đấy"- ông Đúc cho hay.

Giữa năm 2005, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ việc làm Hội ND Hải Dương mở lớp dạy nghề chăn nuôi thú ý tại Lai Vu. Ban đầu chẳng mấy người thiết tha đi học. Bà con nghi ngờ người tổ chức lớp học có ý đồ gì. Nhưng khi đội ngũ giáo viên cùng lỉnh kỉnh những cám, thuốc thú y về xã, bà con mới bớt e dè. Số người đăng ký tham gia lớp học tăng dần từ hơn 20 lên gần 50 người, một số ND ở xã bên cạnh cũng sang xin học. Học viên nhỏ tuổi nhất là cô học sinh mới tốt nghiệp phổ thông. Học viên lớn tuổi nhất xấp xỉ 70.

Với phương pháp vừa học kiến thức mới, vừa tranh thủ phát huy kinh nghiệm của học viên, học đến đâu thực hành ngay đến đó, suốt khoá học không có học viên nào bỏ học giữa chừng hay nghỉ học không lý do. Sau gần 2 tháng, các thao tác về tiêm phòng dịch đến phối giống, đỡ đẻ cho lợn, mọi người đều có thể làm thành thạo. Chị Nguyễn Thị Bích - một học viên cho biết: "Tôi nuôi lợn nái đã hàng chục năm nay. Vậy mà, khi lợn con đi phân trắng tôi hết cách chữa. Tham gia lớp học này, cô giáo chỉ cho phương pháp chữa trị cực kỳ đơn giản, cho lợn uống nước vôi trong. Kinh nghiệm này đã giúp tôi đỡ thiệt hại 5-7 triệu đồng mỗi năm đấy".

Tranh thủ giờ nghỉ giải lao giữa hai buổi học, bà con còn mời giáo viên đến tận nhà để giúp tìm bệnh cho... đàn lợn, đàn gà nhà mình. Khoá học 2 tháng, giáo viên và học viên đã coi nhau như người nhà. Hôm bế giảng lớp, có học viên tiếc rẻ: "Nếu khoá học kéo dài vài tháng nữa, tôi sẽ gọi đứa con gái đang đi làm may về để học".

Sẵn sàng trả học phí

Ông Bùi Ngọc Lợi- Chủ tịch UBND xã Lai Vu phấn khởi thông báo: "Sau khoá học, 100% học viên đều đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Lối sản xuất manh mún theo kiểu tận dụng bèo rau có sẵn cũng được bỏ hẳn. Nếu như trước đây, mỗi năm, cả xã chỉ xuất hơn 4.000 con lợn thịt thì hiện nay, con số này đã lên tới gần 15.000 con".

Ông Chủ tịch Hội ND xã Lai Vu cũng tỏ ra phấn chấn không kém. Sau khoá học này, thông qua Hội ND, UBND tỉnh cho các hộ nuôi lợn vay 2 tỷ đồng để mở rộng sản xuất, đồng thời hỗ trợ 1 phần kinh phí xây dựng hầm biogas. Sau 1 năm, xã đã có hơn 300 hộ xây được hầm. Chị Bùi Thị Sinh - một trong những "cựu" học viên của lớp chăn nuôi thú y cho hay: "Vợ chồng tôi "cắm" sổ đỏ vay vốn ngân hàng để nuôi lợn. Năm 2005, tôi thu lãi 25 triệu đồng".

Thấy "hàng xóm" sau khoá học chăn nuôi làm ăn hiệu quả, nhiều hộ đã làm đơn đề nghị Hội ND tiếp tục mở thêm khoá học mới. Thậm chí bà con sẵn sàng trả học phí để được học. Bà Hoa cho biết: "Dù kinh phí không còn nhưng chúng tôi vẫn mời giáo viên, đưa dụng cụ thực hành về để mở lớp thứ 2 tại Lai Vu. Trong 1 ngày mà hơn 50 hộ đã đến đăng ký học".

NỘI DUNG KHÁC

Hướng đi mới cho lao động nông thôn: Đào tạo phải gắn với việc làm (Kỳ II)

27-11-2006

Kỳ II: Vừa có nghề, vừa có việc làm "Mời những nghệ nhân, những người giỏi nghề ở địa phương trực tiếp đào tạo nghề, đồng thời hỗ trợ thêm vốn để những nghệ nhân này mở rộng sản xuất để thu hút lao động". Đây là con đường ngắn nhất mà Hội ND đã làm nhằm giúp ND vừa có nghề mới, vừa có thu nhập ngay.

Công ty làm ruộng", tại sao không?

27-11-2006

Từ lâu, vợ chồng tôi đã có một ước mơ là thành lập một công ty TNHH chuyên về nghề làm ruộng", ông Phạm Văn Yết, 52 tuổi, ở phường Vạn Phúc, thị xã Hà Đông (Hà Tây) - người có hơn 30 mẫu ruộng thổ lộ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

FAO cảnh báo nguy cơ suy kiệt đất trồng trọt

27-11-2006

Báo cáo của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực LHQ (FAO) cho biết việc sử dụng ngụồn nước ngầm nhiễm thạch tín trong nông nghiệp có thể dẫn đến hiện tượng làm suy kiệt đất trồng trọt, giảm năng suất cây trồng và tăng dư lượng thạch tín trong rau quả.

Khả năng xuất hiện El Nino ở nước ta cao đến 92%

27-11-2006

Nếu cách đây 1 tháng, Trung tâm Nghiên cứu khí tượng khí hậu dự báo khả năng xuấtt hiện El Nino là 80% thì đến nay các cơ quan chuyên môn về dự báo khí hậu, thời tiết thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đều cho rằng khả năng xuất hiện El Nino vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007 là rất cao, có thể đạt tới 92%.

Năm nay, FDI có thể đạt kỷ lục

27-11-2006

Những số liệu mới nhất cho thấy thu hút FDI trong năm 2006 của Việt Nam có thể đạt kỷ lục kể từ khi Luật Đầu tư được ban hành vào năm 1987.

Để VN bay lên: Góc nhìn từ một chuyên gia quốc tế

27-11-2006

"Về dài hạn, một đất nước sẽ không trở nên cường thịnh chỉ với việc may áo sơ-mi và vặn bu-lông đinh ốc. Việt Nam cần phải cạnh tranh trực diện với Trung Quốc và Ấn Độ trong các lĩnh vực công nghệ, nghiên cứu, và phát minh" - Ý kiến của ông Thomas J. Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard.

Nếu có nền kinh tế thị trường hoàn hảo, sẽ chặn được tăng giá cuối năm

27-11-2006

Nếu thỏa thuận về tăng giá giữa Tập đoàn Than và Khoáng sản với ngành điện, xi-măng, giấy, phân bón được Chính phủ chấp nhận thì từ 1-1-2007, xi-măng, điện, than sẽ có bảng giá mới và nhiều khả năng hàng loạt các mặt hàng, dịch vụ sẽ tăng giá theo. Dưới đây là nhận định của ông Nguyễn Khánh Long, Viện trưởng Viện Nghiên cứu KH thị trường giá cả chung quanh vấn đề này.

Phải trưng cầu ý kiến nhân dân khi quy hoạch đô thị và nông thôn

27-11-2006

Đó là quy định trong Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22.11 do Chính phủ ban hành.

Nhiều cơ chế mới về lao động

27-11-2006

Trở lại sau thời gian tổ chức Hội nghị APEC, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI bắt đầu chương trình biểu quyết, thông qua luật theo kế hoạch. Trong ngày 21/11, 3 đạo luật tạo cơ chế mới về vấn đề lao động là Luật Dạy nghề, Luật Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động đã lần lượt được thông qua với đa số phiếu tán thành.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu tại Việt Nam

24-11-2006

Cuộc Họp Ban tư vấn dự án VIE/61/64 lần thứ 8 đã diễn ra tại khách sạn Bảo Sơn ngày 22 tháng 11 năm 2006. Tại cuộc họp, giám đốc dự án ông Ngô Văn Thoan đã báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện dự án trong thời gian qua và kế hoạch phát triển dự án thời gian tới.

Thương mại điện tử khu vực-thế giới: Thành công của TMĐT Trung Quốc

22-11-2006

Alibaba.com - hình mẫu E-Commerce thành công Cuối thập niên 90, được một vài người bạn giới thiệu, Sol Kee Chung, giám đốc điều hành hãng sản xuất quần áo Fuka, Hàn Quốc đã có một quyết định quan trọng khi chính thức đưa địa chỉ web cùng các hình ảnh giới thiệu sản phẩm của công ty lên mạng Internet. Và chỉ chưa đầy hai năm sau, quyết định này của Fuka đã chứng tỏ sự đúng đắn của mình khi hãng có thêm hàng nghìn khách hàng từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Và đối tác được Fuka lựa chọn trong những bước đi chập chững đầu tiên gia nhập kỷ nguyên thương mại điện tử toàn cầu là mạng Alibaba.com.

Bộ môn kinh tế tài nguyên và môi trường - hướng tới sự phát triển bền vững

13-11-2006

Được thành lập mới vào đầu năm 2006, cùng góp phần vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học chung của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện các chức năng nghiên cứu khoa học, thông tin, tư vấn và chuyển giao công nghệ.