TIN TỨC-SỰ KIỆN

Công ty làm ruộng", tại sao không?

Ngày đăng: 27 | 11 | 2006

Từ lâu, vợ chồng tôi đã có một ước mơ là thành lập một công ty TNHH chuyên về nghề làm ruộng", ông Phạm Văn Yết, 52 tuổi, ở phường Vạn Phúc, thị xã Hà Đông (Hà Tây) - người có hơn 30 mẫu ruộng thổ lộ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

 

Zoom Picture

Được phong là "người nhiều ruộng nhất miền Bắc", ông Yết dự kiến sẽ quy tụ được cả đội ngũ kỹ sư nông nghiệp chỉ để làm một việc: trồng lúa. Cái công ty ấy sẽ làm thay đổi hẳn cách nghĩ, cách làm của nông dân miền bắc: không phải trồng lúa nhỏ lẻ mà là "sản xuất lúa" ở quy mô lớn.

"Cả đời tôi chỉ thích... gom ruộng"

Ông Yết hóm hỉnh nói một câu khái quát về đời mình như vậy. Cuối những năm 1989-1990 cùng với nghề dệt sợi tơ tằm ở Vạn Phúc được khôi phục, cũng là lúc hàng trăm hộ dân ở đây bắt đầu bỏ ruộng chuyển sang làm nghề.

Hợp tác xã (HTX) Vạn Phúc lúc bấy giờ cũng đành bất lực nhìn những thửa ruộng vốn màu mỡ biến thành những bãi cỏ hoang. "Mỗi lần đi thăm đồng, nhìn thấy những thửa ruộng bị bỏ hoang, tôi tiếc vô cùng" - ông Yết kể lại.

Ngay trong vụ chiêm xuân năm 1990, ông đã đến HTX Vạn Phúc xin được nhận thầu các khu ruộng bị bỏ hoang. "Nhã ý" của ông ngay lập tức được HTX đồng ý, ông được sản xuất lúa trên những thửa ruộng ấy mà chỉ cần trả tiền thủy lợi phí, không mất tiền thuê ruộng.

Sau khi cải tạo xong số ruộng mới nhận về trong vụ đầu tiên, đến các vụ tiếp theo, vụ nào ông cũng nhận thêm một vài mẫu. Tới năm 1994, ông đã sở hữu tới hơn 10 mẫu.

Ông Yết cho biết: "Hồi đầu không có máy móc nên tất cả các công việc từ cày, bừa, cấy, hái chúng tôi đều phải làm thủ công hết. Ruộng nhiều, làm không xuể, vụ nào tôi cũng phải thuê tới 30-40 người làm thêm. Do giá nhân công đắt, thóc thu về không đủ trả công, suốt 4-5 vụ đầu tiên tôi luôn bị thua lỗ, mỗi vụ 5-7 triệu đồng".

Thấy cách làm của mình không ổn, ông vào tận miền Nam để học hỏi cách làm ruộng ở đây và ông đã phát hiện ra, sở dĩ ông liên tục bị thua lỗ là do sử dụng quá nhiều lao động thủ công, chưa áp dụng máy móc vào đồng ruộng.

Ngay trong năm đó, ông đã làm một việc mà rất nhiều người dân trong làng cho là... điên, đó là bán miếng đất rộng gần 100m2 của mình với giá trên 60 triệu đồng để sắm 2 chiếc máy cày, 2 chiếc máy tuốt lúa, 3 máy bơm nước mini.

Có hệ thống máy móc hoàn chỉnh, số lượng nhân công cần thuê đã giảm từ 30-40 người xuống chỉ còn 8-10 người/vụ, thời vụ cũng được bảo đảm, do đó năng suất đã tăng lên rõ rệt.

Kể từ vụ chiêm xuân năm 1995, việc làm ruộng của ông bắt đầu cho lợi nhuận đáng kể. Tới năm 2004-2005 ông tiếp tục nhận thêm hơn 20 mẫu nữa và số ruộng mà ông sở hữu hiện đã lên đến 32 mẫu và được các nhà khoa học quản lý nông nghiệp đánh giá là người có nhiều ruộng nhất miền Bắc.

Ước mơ lập một công ty...

Với số ruộng khổng lồ trên, ông Yết đã tự lập cho mình một bài toán kinh tế rất đơn giản để tính lợi nhuận mà mình thu được như một doanh nhân thực thụ. Ông tính: trung bình một vụ, trả thủy lợi phí hết 21,5kg thóc, chi phí cho nhân công, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hết 90kg nữa, số còn lại sẽ là lợi nhuận thu được.

Ông Yết cho biết: "Thông thường, vụ chiêm xuân cho lãi nhiều hơn, vì với năng suất từ 200-210kg, mỗi vụ tôi cũng thu được 70-80 triệu đồng, còn vụ mùa do năng suất giảm chỉ còn 170-180kg, chi phí lại nhiều hơn, nên chỉ lãi chừng 20-30 triệu đồng".

Hiện tại, ông Yết vẫn tiếp tục nhận thêm ruộng và bày tỏ mong muốn thành lập một công ty trồng lúa với đội ngũ kỹ sư phục vụ cho việc vận hành, sửa chữa các loại máy móc, nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ giống, thuốc bảo vệ thực vật mới...

Bên cạnh đó là một "đội quân" thợ làm ruộng chuyên nghiệp, sẵn sàng tham gia làm ruộng thuê cho tất cả các địa phương xung quanh từ gieo mạ, cày bừa, đến cấy và thu hoạch lúa.

Theo ông Yết, sở dĩ bà con nông dân ở miền bắc cấy lúa đa số bị thua lỗ là vì ngoài việc không hạch toán được giá trị kinh tế, bà con còn chưa biết ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, quy mô manh mún, nhỏ lẻ nên tốn rất nhiều công lao động.

Cũng chính vì lẽ đó mà trong nhiều năm gần đây nông dân ngày càng tỏ ra thờ ơ với việc trồng lúa. Nhất là ở các khu vực gần đô thị đang có xu hướng bỏ ruộng hàng loạt. Chưa biết dự định thành lập công ty làm ruộng của ông có thành hiện thực không, nhưng bằng cách làm của riêng mình ông Yết đã mở ra một cách làm ruộng nhiều triển vọng cho ngành trồng lúa ở đây.

Các cánh đồng của ông Yết còn là "điểm đến" của các nhà khoa học mỗi khi có các cuộc trình diễn một công nghệ máy móc, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... mới. Gần đây nhất, ông đã được Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch chọn để thử nghiệm chiếc máy cấy 8 hàng lần đầu tiên xuất hiện ở miền Bắc.

Với kinh nghiệm làm ruộng của mình, trung bình mỗi năm ông được các doanh nghiệp, viện nghiên cứu mời đi "công cán" tới hàng chục lần ở khắp các tỉnh trong cả nước để hướng dẫn mô hình vận hành các loại máy móc mới cho bà con nông dân.

(Theo Nông thôn ngày nay)

NỘI DUNG KHÁC

FAO cảnh báo nguy cơ suy kiệt đất trồng trọt

27-11-2006

Báo cáo của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực LHQ (FAO) cho biết việc sử dụng ngụồn nước ngầm nhiễm thạch tín trong nông nghiệp có thể dẫn đến hiện tượng làm suy kiệt đất trồng trọt, giảm năng suất cây trồng và tăng dư lượng thạch tín trong rau quả.

Khả năng xuất hiện El Nino ở nước ta cao đến 92%

27-11-2006

Nếu cách đây 1 tháng, Trung tâm Nghiên cứu khí tượng khí hậu dự báo khả năng xuấtt hiện El Nino là 80% thì đến nay các cơ quan chuyên môn về dự báo khí hậu, thời tiết thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đều cho rằng khả năng xuất hiện El Nino vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007 là rất cao, có thể đạt tới 92%.

Năm nay, FDI có thể đạt kỷ lục

27-11-2006

Những số liệu mới nhất cho thấy thu hút FDI trong năm 2006 của Việt Nam có thể đạt kỷ lục kể từ khi Luật Đầu tư được ban hành vào năm 1987.

Để VN bay lên: Góc nhìn từ một chuyên gia quốc tế

27-11-2006

"Về dài hạn, một đất nước sẽ không trở nên cường thịnh chỉ với việc may áo sơ-mi và vặn bu-lông đinh ốc. Việt Nam cần phải cạnh tranh trực diện với Trung Quốc và Ấn Độ trong các lĩnh vực công nghệ, nghiên cứu, và phát minh" - Ý kiến của ông Thomas J. Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard.

Nếu có nền kinh tế thị trường hoàn hảo, sẽ chặn được tăng giá cuối năm

27-11-2006

Nếu thỏa thuận về tăng giá giữa Tập đoàn Than và Khoáng sản với ngành điện, xi-măng, giấy, phân bón được Chính phủ chấp nhận thì từ 1-1-2007, xi-măng, điện, than sẽ có bảng giá mới và nhiều khả năng hàng loạt các mặt hàng, dịch vụ sẽ tăng giá theo. Dưới đây là nhận định của ông Nguyễn Khánh Long, Viện trưởng Viện Nghiên cứu KH thị trường giá cả chung quanh vấn đề này.

Phải trưng cầu ý kiến nhân dân khi quy hoạch đô thị và nông thôn

27-11-2006

Đó là quy định trong Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22.11 do Chính phủ ban hành.

Nhiều cơ chế mới về lao động

27-11-2006

Trở lại sau thời gian tổ chức Hội nghị APEC, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI bắt đầu chương trình biểu quyết, thông qua luật theo kế hoạch. Trong ngày 21/11, 3 đạo luật tạo cơ chế mới về vấn đề lao động là Luật Dạy nghề, Luật Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động đã lần lượt được thông qua với đa số phiếu tán thành.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu tại Việt Nam

24-11-2006

Cuộc Họp Ban tư vấn dự án VIE/61/64 lần thứ 8 đã diễn ra tại khách sạn Bảo Sơn ngày 22 tháng 11 năm 2006. Tại cuộc họp, giám đốc dự án ông Ngô Văn Thoan đã báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện dự án trong thời gian qua và kế hoạch phát triển dự án thời gian tới.

Thương mại điện tử khu vực-thế giới: Thành công của TMĐT Trung Quốc

22-11-2006

Alibaba.com - hình mẫu E-Commerce thành công Cuối thập niên 90, được một vài người bạn giới thiệu, Sol Kee Chung, giám đốc điều hành hãng sản xuất quần áo Fuka, Hàn Quốc đã có một quyết định quan trọng khi chính thức đưa địa chỉ web cùng các hình ảnh giới thiệu sản phẩm của công ty lên mạng Internet. Và chỉ chưa đầy hai năm sau, quyết định này của Fuka đã chứng tỏ sự đúng đắn của mình khi hãng có thêm hàng nghìn khách hàng từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Và đối tác được Fuka lựa chọn trong những bước đi chập chững đầu tiên gia nhập kỷ nguyên thương mại điện tử toàn cầu là mạng Alibaba.com.

Bộ môn kinh tế tài nguyên và môi trường - hướng tới sự phát triển bền vững

13-11-2006

Được thành lập mới vào đầu năm 2006, cùng góp phần vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học chung của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện các chức năng nghiên cứu khoa học, thông tin, tư vấn và chuyển giao công nghệ.