TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giá đường sẽ rẻ hơn

Ngày đăng: 27 | 11 | 2006

Trong đàm phán để đi đến cam kết với WTO, VN đã thành công trong việc tiếp tục duy trì các biện pháp bảo hộ ngành mía đường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong những năm tới người tiêu dùng sẽ không còn phải ăn đường giá cao và sẽ có nhiều khó khăn cho nhà sản xuất mía đường.

Zoom Picture
Theo các chuyên gia, giá đường sẽ giảm dần trong những năm tới. Trong ảnh: mua bán đường ở chợ Trần Chánh Chiếu, Q.5, TP.HCM - Ảnh: MINH ĐỨC

Giá đường sẽ giảm dần

Từ đầu tháng 10-2006 đến nay, giá đường bán ra tại các nhà máy liên tục giảm và đứng ở mức thấp, hiện chỉ còn 7.000-7.600 đồng/kg tùy loại. So với thời điểm “sốt giá” trong năm nay, giá đường đã giảm 4.000-5.000 đồng/kg. Với mức giá này, đường nội địa đã “đánh bật” đường nhập lậu từng tràn ngập khu vực phía Nam trong thời gian qua.

Những nước sản xuất đường lớn trên thế giới vẫn đang trợ giá cho người trồng mía thông qua hình thức bảo hộ xuất khẩu đường làm cho giá đường thế giới rẻ và dưới giá thành sản xuất.

Trong đó, các nước thuộc khối Liên minh châu Âu (EU) thực hiện chính sách bảo hộ xuất khẩu đường với mức hỗ trợ lên đến 744 USD/tấn. Từ tháng 6-2006, mức hỗ trợ này mới được cắt giảm xuống còn 622 USD/tấn và còn 426 USD/tấn vào năm 2012. Chính sách này gây khó khăn cho những nhà sản xuất ở các nước không có điều kiện trợ giá cho người sản xuất mía đường.

Tuy nhiên, giá đường trong nước hiện vẫn cao hơn nhiều so với mức giá đường bình quân của thế giới. Giá đường thế giới bình quân 350-370 USD/tấn, tính ra chỉ 5.500-5.600 đồng/kg. Do Nhà nước bảo hộ ngành đường bằng thuế suất nhập cao và hạn ngạch nhập khẩu nên đường nhập khẩu vào VN rất hạn chế. Tuy nhiên, “người tiêu dùng sẽ không còn phải ăn đường giá cao trong những năm tới...” - ông Lê Văn Tam, chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN, cho biết.

Theo các nhà sản xuất và kinh doanh đường, những năm tới sẽ không còn xảy ra những cơn “sốt giá” như thời gian qua, nguyên nhân là do nguồn cung đường trong nước rất dồi dào, bên cạnh đó còn có đường nhập khẩu, chưa kể sản phẩm đường nhập khẩu chính ngạch.

Trong cam kết gia nhập WTO của VN, đến năm 2012 VN sẽ cắt giảm 85% mức thuế nhập khẩu đường, cao nhất chỉ còn 6%. Tuy nhiên, trước mắt giá đường sẽ bị tác động bởi lộ trình giảm thuế của Khu vực Tự do mậu dịch ASEAN (AFTA). Theo đó, từ năm 2007 VN giảm thuế nhập khẩu đường còn 30%, sau đó giảm thêm và chỉ còn 5% vào năm 2010.

Khó cho nhà sản xuất

Theo ông Nguyễn Thành Long - giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ, giá thành đường sản xuất trong nước cao hơn giá đường thế giới một phần là do qui mô sản xuất nhỏ, lẻ. Tại khu vực ĐBSCL hiện nay, hầu hết diện tích mía của nông dân chỉ ở qui mô 1-2ha nên không thể áp dụng cơ giới hóa mà chủ yếu sử dụng lao động thủ công làm giá thành sản phẩm bị đẩy lên rất nhiều. Qui mô sản xuất nhỏ nên nông dân cũng không có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ, vì vậy năng suất mía không cao, chỉ khoảng 50-70 tấn mía/ha. Tại khu vực miền Đông Nam bộ, theo bà Phạm Thị Sum - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đường Biên Hòa, giá thành sản xuất mía cũng cao ngất ngưởng, lên tới 20 triệu đồng/ha. Mặc dù khu vực miền Đông Nam bộ có lợi thế là giao thông thuận lợi nhưng khá đông người trồng mía ở đây đều phải... thuê đất.

Một trở ngại nữa là công nghiệp chế biến đường VN chủ yếu là những nhà máy đường công suất nhỏ, lại phân bố không đều so với vùng nguyên liệu. Tại ĐBSCL hiện có 8-9 nhà máy đường, các nhà máy cùng có chung vùng nguyên liệu nên phải tranh giành, đẩy giá mua mía lên cao hoặc rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu.

Hỗ trợ người trồng mía

Ông Nguyễn Thành Long tính toán với năng suất mía khoảng 70 tấn/ha, nếu lợi nhuận của người trồng mía đạt mức 100 đồng/kg, thu nhập ròng của người trồng mía chỉ đạt 7 triệu đồng/ha cho một năm sản xuất, không thể sống được. “Những hộ trồng mía với diện tích nhỏ, lẻ sẽ không thể tồn tại trong thời gian tới...” - ông Long khẳng định.

Hiện nhiều nước là thành viên WTO vẫn áp dụng chính sách bảo hộ ngành mía đường. Trong khi đó, theo nhiều doanh nghiệp, người nông dân và các doanh nghiệp mía đường VN vẫn phải tự xoay xở, các địa phương chưa có chính sách gì hỗ trợ nông dân trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi, giao thông để nâng cao năng suất mía và thuận lợi cho vận chuyển nguyên liệu. Đây là một bất lợi lớn cho ngành mía đường VN khi VN gia nhập WTO.

Theo các chuyên gia, việc hỗ trợ nông dân sau khi VN gia nhập WTO là có thể thực hiện được. Trong cam kết với WTO, VN được phép duy trì hỗ trợ không quá 10% giá trị sản lượng, chưa kể một khoản hỗ trợ khác khoảng 4.000 tỉ đồng/ năm.

“Trong năm tới, mức thuế nhập khẩu đường vẫn còn ở mức cao, chưa kể hạn ngạch bắt buộc phải nhập khẩu theo cam kết chỉ có 55.000 tấn đường, nhà sản xuất đường và nông dân trồng mía chưa gặp khó khăn gì nhiều. Nhưng nếu không chuẩn bị từ bây giờ, hàng loạt nhà máy và nông dân trồng mía sẽ không thể tồn tại về lâu dài...” - ông Long nhận định.
HẢI ĐĂNG

NỘI DUNG KHÁC

Ấn Độ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu hạt tiêu Sri Lanka

27-11-2006

Ấn Độ đã áp dụng những hạn chế về khối lượng hạt tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka theo Hiệp định tự do thương mại giữa hai nước. Tổng khối lượng tiêu nhập khẩu theo Hiệp định sẽ hạn chế ở mức 2500 tấn mỗi năm bắt đầu từ ngày 1/4 năm này tới 31/3 năm sau.

VN - điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

27-11-2006

VN chắc chắn đón được nhiều làn sóng đầu tư mới từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông... Đại diện cho 600 doanh nghiệp trong các nền kinh tế APEC đã khẳng định như vậy tại

Tăng trưởng nhưng chưa thực sự bền vững

27-11-2006

Cho dù chúng ta đã phần nào nâng được chuẩn nghèo lên do Trung Quốc, Ấn Độ vươn lên rất mạnh, nhưng hiện tại châu Á vẫn còn tới 700 triệu người thu nhập dưới 2 USD". Phát biểu tại hội nghị cấp cao CEO của APEC, Tổng thư ký UNCTAD Supachai đưa ra lời khuyến cáo.

Hà Nội: Chuyển 530ha đất nông nghiệp sang đất phát triển đô thị

27-11-2006

Ngày 20/11, Bộ Xây dựng có công văn số 2458/BXD- KTQH về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch phục vụ phát triển đô thị trên địa bàn TP Hà Nội. Theo ý kiến của Bộ Xây dựng, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QÐ-TTg ngày 20/6/1998 là cơ sở để TP quản lý, đầu tư xây dựng đô thị, thực hiện, đến nay đã được hơn 8 năm.

Hướng đi mới cho lao động nông thôn: đào tạo phải gắn với việc làm (

27-11-2006

Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, hiện 80% lao động nông thôn chưa được đào tạo nghề. Theo dự kiến, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi giai đoạn 2006-2010 trong cả nước sẽ là 331.430ha, cũng đồng nghĩa sẽ có 2,5 triệu ND mất việc.

Hướng đi mới cho lao động nông thôn: Đào tạo phải gắn với việc làm (Kỳ II)

27-11-2006

Kỳ II: Vừa có nghề, vừa có việc làm "Mời những nghệ nhân, những người giỏi nghề ở địa phương trực tiếp đào tạo nghề, đồng thời hỗ trợ thêm vốn để những nghệ nhân này mở rộng sản xuất để thu hút lao động". Đây là con đường ngắn nhất mà Hội ND đã làm nhằm giúp ND vừa có nghề mới, vừa có thu nhập ngay.

Công ty làm ruộng", tại sao không?

27-11-2006

Từ lâu, vợ chồng tôi đã có một ước mơ là thành lập một công ty TNHH chuyên về nghề làm ruộng", ông Phạm Văn Yết, 52 tuổi, ở phường Vạn Phúc, thị xã Hà Đông (Hà Tây) - người có hơn 30 mẫu ruộng thổ lộ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

FAO cảnh báo nguy cơ suy kiệt đất trồng trọt

27-11-2006

Báo cáo của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực LHQ (FAO) cho biết việc sử dụng ngụồn nước ngầm nhiễm thạch tín trong nông nghiệp có thể dẫn đến hiện tượng làm suy kiệt đất trồng trọt, giảm năng suất cây trồng và tăng dư lượng thạch tín trong rau quả.

Khả năng xuất hiện El Nino ở nước ta cao đến 92%

27-11-2006

Nếu cách đây 1 tháng, Trung tâm Nghiên cứu khí tượng khí hậu dự báo khả năng xuấtt hiện El Nino là 80% thì đến nay các cơ quan chuyên môn về dự báo khí hậu, thời tiết thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đều cho rằng khả năng xuất hiện El Nino vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007 là rất cao, có thể đạt tới 92%.

Năm nay, FDI có thể đạt kỷ lục

27-11-2006

Những số liệu mới nhất cho thấy thu hút FDI trong năm 2006 của Việt Nam có thể đạt kỷ lục kể từ khi Luật Đầu tư được ban hành vào năm 1987.

Để VN bay lên: Góc nhìn từ một chuyên gia quốc tế

27-11-2006

"Về dài hạn, một đất nước sẽ không trở nên cường thịnh chỉ với việc may áo sơ-mi và vặn bu-lông đinh ốc. Việt Nam cần phải cạnh tranh trực diện với Trung Quốc và Ấn Độ trong các lĩnh vực công nghệ, nghiên cứu, và phát minh" - Ý kiến của ông Thomas J. Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard.

Nếu có nền kinh tế thị trường hoàn hảo, sẽ chặn được tăng giá cuối năm

27-11-2006

Nếu thỏa thuận về tăng giá giữa Tập đoàn Than và Khoáng sản với ngành điện, xi-măng, giấy, phân bón được Chính phủ chấp nhận thì từ 1-1-2007, xi-măng, điện, than sẽ có bảng giá mới và nhiều khả năng hàng loạt các mặt hàng, dịch vụ sẽ tăng giá theo. Dưới đây là nhận định của ông Nguyễn Khánh Long, Viện trưởng Viện Nghiên cứu KH thị trường giá cả chung quanh vấn đề này.