TIN TỨC-SỰ KIỆN

Báo động tình hình an toàn vệ sinh lao động ở nông thôn

Ngày đăng: 28 | 11 | 2006

Rõ ràng tình trạng mất vệ sinh an toàn lao động ở nông thôn hiện nay đang trở thành một thực tế báo động. Làm thế nào để có thể kiểm soát được tình hình? Thiết nghĩ, đây là câu hỏi không chỉ của giới khoa học, các nhà quản lý, mà còn là câu hỏi cấp thiết đối với mỗi người dân hiện nay…

Hiện nay, tình trạng môi trường vệ sinh lao động nông thôn bị ô nhiễm, độc hại đang là vấn đề rất bức xúc. Môi trường nước, không khí chịu ảnh hưởng nặng nề của các loại thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV). Người dân sau khi phun thuốc, các dụng cụ pha chế, thậm chí, cả nửa bình phun còn thừa, đều đổ cả ra ao hồ đồng ruộng, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước và các động - thực vật thủy sinh khác. Hiện nay, cơ sở hạ tầng để bảo quản các TBVTV ở nông thôn còn thiếu và yếu. Chẳng hạn, ở Hậu Giang, có tới 90% số cửa hàng buôn bán TBVTV không có kho chuyên dụng mà chủ yếu được trưng bày, cất giữ, bày bán ngay tại nơi sinh hoạt của gia đình. 100% số nông dân được hỏi đều trả lời rằng, họ đã vứt bao bì đựng TBVTV sau khi sử dụng ngay ra bờ ruộng, đường đi. Họ xem đó là một loại rác thải như bao loại rác thải thông thường khác mà không lường hết được tính chất độc hại nguy hiểm với môi trường của nó.

Môi trường độc hại, ô nhiễm ảnh hưởng trước tiên đến sức khỏe của người nông dân. Qua kiểm tra sức khoẻ, có tới 30,2% số người lao động bị mắc các bệnh về da, trên 32% mắc các bệnh về đường hô hấp, 10% bị mắc các chứng do ô nhiễm tiếng ồn, còn lại là các bệnh về xương, khớp, đường ruột, mắt... Với tốc độ phát triển nông nghiệp như hiện nay, số lượng người lao động nông thôn bị ảnh hưởng sức khỏe bởi hóa chất cũng tăng lên đáng kể. Theo thống kê chưa đầy đủ, cứ 100.000 lao động nông thôn thì có 1.710 người bị ảnh hưởng về sức khoẻ do sử dụng TBVTV. Song điều đáng lưu ý là những con số của các tổ chức và các cơ quan khoa học nêu ra về tình trạng mất vệ sinh an toàn lao động chỉ là bề nổi, chúng ta không nên căn cứ duy nhất vào đó để hoạch định các chính sách an toàn lao động cho người dân.

Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng đó? Trước hết là vì các máy móc phục vụ nông nghiệp phần lớn đã cũ kỹ, lại của nhiều nước khác nhau (Trung Quốc, Nhật, Liên Xô...), chiếm khoảng 50% tổng số phương tiện kỹ thuật. Các máy tự chế tạo không qua đăng kiểm chiếm 10%. Song nguyên nhân căn bản nhất là nhân tố con người. Người lao động sử dụng các loại máy móc trên hầu như không trang bị bảo hộ lao động cho mình. Cộng thêm vào đó là sự thiếu ý thức, thiếu tự giác, thiếu tinh thần trách nhiệm với cộng đồng của từng cá nhân. Lối làm ăn tư duy manh mún, tản mạn, mạnh ai nấy làm vốn dĩ là một tâm lý tiểu nông cố hữu cũng góp phần quan trọng làm nên tình trạng tai nạn và mất vệ sinh lao động nông thôn hiện nay. Ví như chuyện dùng điện làm hàng rào chống trộm, ngăn chuột không phá mạ, hay để bắt cá đã gây nên không ít cái chết oan uổng thương tâm ở nông thôn. Tất cả là do sự kém hiểu biết, dân trí thấp, không tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh an toàn lao động.

Bức tranh toàn cảnh về thực trạng vệ sinh lao động ở nông thôn hiện nay cũng phản ánh một nghịch lý là: Trong khi quá trình ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ngày càng rộng rãi thì công tác tuyên truyền phổ biến các qui định, qui phạm an toàn vệ sinh lao động nông thôn đến với người dân lại chưa được các cơ quan quản lý quan tâm đúng mức. Số liệu thực tế cho thấy, có 68% nông dân không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc với các hóa chất thực vật; 90% người lao động không nắm được cách thức sử dụng máy móc nông nghiệp, 28% không hiểu biết về sử dụng điện.

Rõ ràng tình trạng mất vệ sinh an toàn lao động ở nông thôn hiện nay đang trở thành một thực tế báo động. Làm thế nào để có thể kiểm soát được tình hình? Thiết nghĩ, đây là câu hỏi không chỉ của giới khoa học, các nhà quản lý, mà còn là câu hỏi cấp thiết đối với mỗi người dân hiện nay. Tuy nhiên, để trả lời nó không phải ngày một ngày hai mà cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và quan trọng là sự phối hợp tích cực của mỗi người dân vì lợi ích của cả cộng đồng. Con người luôn là trung tâm của sự phát triển, chúng ta không nên vì những lợi ích trước mắt mà quên đi nhân tố con người. Máy móc, kỹ thuật do con người tạo ra là để phục vụ tốt hơn các nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Song ngược lại, nó cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta nếu chúng ta không tự ý thức được những việc mình làm./.

 

Theo VOV

NỘI DUNG KHÁC

Sự thịnh vượng tại đáy tháp

28-11-2006

Ngày 18 tháng 10 năm 2006, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã tổ chức hội thảo “Phát triển phân khúc thị trường dành cho người có thu nhập thấp” tại VCCI. Thị trường người nghèo với tiềm năng gần 4 tỷ người tiêu dùng, nền tảng của kim tự tháp thế giới, là một thị trường ít được các doanh nghiệp quan tâm trong khi phân khúc thị trường này đem lại những lợi nhuận khổng lồ. Hội thảo đã giới thiệu khái niệm cơ bản về mô hình phân khúc đáy kim tự tháp (BOP) và một số trường hợp điển hình tại Việt Nam.

Quảng Bình: Chương trình 134 đạt thấp, vì sao ?

27-11-2006

Trong quá trình thực hiện Chương trình 134 tại Quảng Bình, ngoài vấn đề nhà ở, các mục tiêu hỗ trợ khác đều đạt tỷ lệ thấp so với chỉ tiêu: Ðất sản xuất đạt 21%, nước sinh hoạt đạt 36%, đất ở: không thực hiện.

Quản lý, sử dụng ODA : Thay đổi căn bản

27-11-2006

Nghị định 131/2006/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vừa mới ban hành hứa hẹn mang lại một sự thay đổi căn bản về quản lý và sử dụng vốn ODA.

Giá đường sẽ rẻ hơn

27-11-2006

Trong đàm phán để đi đến cam kết với WTO, VN đã thành công trong việc tiếp tục duy trì các biện pháp bảo hộ ngành mía đường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong những năm tới người tiêu dùng sẽ không còn phải ăn đường giá cao và sẽ có nhiều khó khăn cho nhà sản xuất mía đường.

Ấn Độ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu hạt tiêu Sri Lanka

27-11-2006

Ấn Độ đã áp dụng những hạn chế về khối lượng hạt tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka theo Hiệp định tự do thương mại giữa hai nước. Tổng khối lượng tiêu nhập khẩu theo Hiệp định sẽ hạn chế ở mức 2500 tấn mỗi năm bắt đầu từ ngày 1/4 năm này tới 31/3 năm sau.

VN - điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

27-11-2006

VN chắc chắn đón được nhiều làn sóng đầu tư mới từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông... Đại diện cho 600 doanh nghiệp trong các nền kinh tế APEC đã khẳng định như vậy tại

Tăng trưởng nhưng chưa thực sự bền vững

27-11-2006

Cho dù chúng ta đã phần nào nâng được chuẩn nghèo lên do Trung Quốc, Ấn Độ vươn lên rất mạnh, nhưng hiện tại châu Á vẫn còn tới 700 triệu người thu nhập dưới 2 USD". Phát biểu tại hội nghị cấp cao CEO của APEC, Tổng thư ký UNCTAD Supachai đưa ra lời khuyến cáo.

Hà Nội: Chuyển 530ha đất nông nghiệp sang đất phát triển đô thị

27-11-2006

Ngày 20/11, Bộ Xây dựng có công văn số 2458/BXD- KTQH về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch phục vụ phát triển đô thị trên địa bàn TP Hà Nội. Theo ý kiến của Bộ Xây dựng, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QÐ-TTg ngày 20/6/1998 là cơ sở để TP quản lý, đầu tư xây dựng đô thị, thực hiện, đến nay đã được hơn 8 năm.

Hướng đi mới cho lao động nông thôn: đào tạo phải gắn với việc làm (

27-11-2006

Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, hiện 80% lao động nông thôn chưa được đào tạo nghề. Theo dự kiến, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi giai đoạn 2006-2010 trong cả nước sẽ là 331.430ha, cũng đồng nghĩa sẽ có 2,5 triệu ND mất việc.

Hướng đi mới cho lao động nông thôn: Đào tạo phải gắn với việc làm (Kỳ II)

27-11-2006

Kỳ II: Vừa có nghề, vừa có việc làm "Mời những nghệ nhân, những người giỏi nghề ở địa phương trực tiếp đào tạo nghề, đồng thời hỗ trợ thêm vốn để những nghệ nhân này mở rộng sản xuất để thu hút lao động". Đây là con đường ngắn nhất mà Hội ND đã làm nhằm giúp ND vừa có nghề mới, vừa có thu nhập ngay.

Công ty làm ruộng", tại sao không?

27-11-2006

Từ lâu, vợ chồng tôi đã có một ước mơ là thành lập một công ty TNHH chuyên về nghề làm ruộng", ông Phạm Văn Yết, 52 tuổi, ở phường Vạn Phúc, thị xã Hà Đông (Hà Tây) - người có hơn 30 mẫu ruộng thổ lộ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.