TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hướng đi mới cho lao động nông thôn: đào tạo phải gắn với việc làm

Ngày đăng: 28 | 11 | 2006

Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, hiện 80% lao động nông thôn chưa được đào tạo nghề. Theo dự kiến, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi giai đoạn 2006-2010 trong cả nước sẽ là 331.430ha, cũng đồng nghĩa sẽ có 2,5 triệu ND mất việc.

 Kỳ I: Những lớp học ở thôn, xóm

Chồng là cán bộ xã, vợ là ND. "ND" đi học lớp chăn nuôi thú y thấy hay quá về khoe với "cán bộ". Nhân lúc rảnh việc, "cán bộ" "lỉnh" xuống cùng "ND" nghe giảng bài. Sau khoá học cả hai vợ chồng đồng lòng "cắm" sổ đỏ vay vốn để áp dụng kiến thức đã học vào nuôi lợn.

Nghe câu chuyện của chị Nguyễn Thị Hoa- giáo viên Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm của Hội ND tỉnh Hải Dương về khoá đào tạo chăn nuôi thú y tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, chúng tôi xuống tận nơi để "mục sở thị" xem thực hư thế nào. Tiếp chúng tôi, từ ông chủ tịch, ông bí thư đến các hộ dân đều hỉ hả: "Chưa đầy 1 năm, chăn nuôi lợn đã trở thành nghề chính của xã. ND đầu tư bạc tỷ để mở rộng sản xuất".

70 tuổi vẫn... chống gậy đến lớp

Để phục vụ cho việc xây dựng khu công nghiệp, gần 213ha đất nông nghiệp ở Lai Vu phải giao lại cho các nhà máy, xí nghiệp. Hơn 1.060 hộ dân bỗng dưng thành vô sản, không đất đai, không nghề nghiệp. Nhiều hộ vì quá bức xúc, không chịu nhận tiền đền bù. Họ cho rằng chính cán bộ cấp huyện, cấp tỉnh đã gây nên... "cơ sự" này. ND biểu tình, gây rối, tẩy chay các đoàn công tác của cán bộ tỉnh, cán bộ huyện về xã. Nhưng "riêng cán bộ Hội ND được bà con ưu ái đặc biệt. Mọi người đem chuối, đem ổi ra, nhất quyết bắt cán bộ phải nhận. Nhờ lớp học nghề cả đấy"- ông Đúc cho hay.

Giữa năm 2005, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ việc làm Hội ND Hải Dương mở lớp dạy nghề chăn nuôi thú ý tại Lai Vu. Ban đầu chẳng mấy người thiết tha đi học. Bà con nghi ngờ người tổ chức lớp học có ý đồ gì. Nhưng khi đội ngũ giáo viên cùng lỉnh kỉnh những cám, thuốc thú y về xã, bà con mới bớt e dè. Số người đăng ký tham gia lớp học tăng dần từ hơn 20 lên gần 50 người, một số ND ở xã bên cạnh cũng sang xin học. Học viên nhỏ tuổi nhất là cô học sinh mới tốt nghiệp phổ thông. Học viên lớn tuổi nhất xấp xỉ 70.

Với phương pháp vừa học kiến thức mới, vừa tranh thủ phát huy kinh nghiệm của học viên, học đến đâu thực hành ngay đến đó, suốt khoá học không có học viên nào bỏ học giữa chừng hay nghỉ học không lý do. Sau gần 2 tháng, các thao tác về tiêm phòng dịch đến phối giống, đỡ đẻ cho lợn, mọi người đều có thể làm thành thạo. Chị Nguyễn Thị Bích - một học viên cho biết: "Tôi nuôi lợn nái đã hàng chục năm nay. Vậy mà, khi lợn con đi phân trắng tôi hết cách chữa. Tham gia lớp học này, cô giáo chỉ cho phương pháp chữa trị cực kỳ đơn giản, cho lợn uống nước vôi trong. Kinh nghiệm này đã giúp tôi đỡ thiệt hại 5-7 triệu đồng mỗi năm đấy".

Tranh thủ giờ nghỉ giải lao giữa hai buổi học, bà con còn mời giáo viên đến tận nhà để giúp tìm bệnh cho... đàn lợn, đàn gà nhà mình. Khoá học 2 tháng, giáo viên và học viên đã coi nhau như người nhà. Hôm bế giảng lớp, có học viên tiếc rẻ: "Nếu khoá học kéo dài vài tháng nữa, tôi sẽ gọi đứa con gái đang đi làm may về để học".

Sẵn sàng trả học phí

Ông Bùi Ngọc Lợi- Chủ tịch UBND xã Lai Vu phấn khởi thông báo: "Sau khoá học, 100% học viên đều đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Lối sản xuất manh mún theo kiểu tận dụng bèo rau có sẵn cũng được bỏ hẳn. Nếu như trước đây, mỗi năm, cả xã chỉ xuất hơn 4.000 con lợn thịt thì hiện nay, con số này đã lên tới gần 15.000 con".

Ông Chủ tịch Hội ND xã Lai Vu cũng tỏ ra phấn chấn không kém. Sau khoá học này, thông qua Hội ND, UBND tỉnh cho các hộ nuôi lợn vay 2 tỷ đồng để mở rộng sản xuất, đồng thời hỗ trợ 1 phần kinh phí xây dựng hầm biogas. Sau 1 năm, xã đã có hơn 300 hộ xây được hầm. Chị Bùi Thị Sinh - một trong những "cựu" học viên của lớp chăn nuôi thú y cho hay: "Vợ chồng tôi "cắm" sổ đỏ vay vốn ngân hàng để nuôi lợn. Năm 2005, tôi thu lãi 25 triệu đồng".

Thấy "hàng xóm" sau khoá học chăn nuôi làm ăn hiệu quả, nhiều hộ đã làm đơn đề nghị Hội ND tiếp tục mở thêm khoá học mới. Thậm chí bà con sẵn sàng trả học phí để được học. Bà Hoa cho biết: "Dù kinh phí không còn nhưng chúng tôi vẫn mời giáo viên, đưa dụng cụ thực hành về để mở lớp thứ 2 tại Lai Vu. Trong 1 ngày mà hơn 50 hộ đã đến đăng ký học".

NỘI DUNG KHÁC

Nhà nông và doanh nghiệp: chuyện về những mối lương duyên thất bại

28-11-2006

Nguyên nhân trực tiếp là việc chia sẻ lợi ích giữa nhà nông và doanh nghiệp không công bằng, làm nảy sinh mâu thuẫn và xung đột. Những đổ vỡ trong quan hệ hợp đồng kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp còn liên quan đến năng lực thực hiện hợp đồng và sự hiểu biết lẫn nhau của đôi bên. Đổ vỡ- do đâu?

"Chơi ngông" thành tỷ phú

28-11-2006

Ở miền Đông Nam bộ có một trang trại rộng chừng 17ha, trong đó một phần chỉ dành riêng để nuôi các động vật bò sát, lưỡng thể.

Báo động tình hình an toàn vệ sinh lao động ở nông thôn

28-11-2006

Rõ ràng tình trạng mất vệ sinh an toàn lao động ở nông thôn hiện nay đang trở thành một thực tế báo động. Làm thế nào để có thể kiểm soát được tình hình? Thiết nghĩ, đây là câu hỏi không chỉ của giới khoa học, các nhà quản lý, mà còn là câu hỏi cấp thiết đối với mỗi người dân hiện nay…

Sự thịnh vượng tại đáy tháp

28-11-2006

Ngày 18 tháng 10 năm 2006, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã tổ chức hội thảo “Phát triển phân khúc thị trường dành cho người có thu nhập thấp” tại VCCI. Thị trường người nghèo với tiềm năng gần 4 tỷ người tiêu dùng, nền tảng của kim tự tháp thế giới, là một thị trường ít được các doanh nghiệp quan tâm trong khi phân khúc thị trường này đem lại những lợi nhuận khổng lồ. Hội thảo đã giới thiệu khái niệm cơ bản về mô hình phân khúc đáy kim tự tháp (BOP) và một số trường hợp điển hình tại Việt Nam.

Quảng Bình: Chương trình 134 đạt thấp, vì sao ?

27-11-2006

Trong quá trình thực hiện Chương trình 134 tại Quảng Bình, ngoài vấn đề nhà ở, các mục tiêu hỗ trợ khác đều đạt tỷ lệ thấp so với chỉ tiêu: Ðất sản xuất đạt 21%, nước sinh hoạt đạt 36%, đất ở: không thực hiện.

Quản lý, sử dụng ODA : Thay đổi căn bản

27-11-2006

Nghị định 131/2006/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vừa mới ban hành hứa hẹn mang lại một sự thay đổi căn bản về quản lý và sử dụng vốn ODA.

Giá đường sẽ rẻ hơn

27-11-2006

Trong đàm phán để đi đến cam kết với WTO, VN đã thành công trong việc tiếp tục duy trì các biện pháp bảo hộ ngành mía đường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong những năm tới người tiêu dùng sẽ không còn phải ăn đường giá cao và sẽ có nhiều khó khăn cho nhà sản xuất mía đường.

Ấn Độ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu hạt tiêu Sri Lanka

27-11-2006

Ấn Độ đã áp dụng những hạn chế về khối lượng hạt tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka theo Hiệp định tự do thương mại giữa hai nước. Tổng khối lượng tiêu nhập khẩu theo Hiệp định sẽ hạn chế ở mức 2500 tấn mỗi năm bắt đầu từ ngày 1/4 năm này tới 31/3 năm sau.

VN - điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

27-11-2006

VN chắc chắn đón được nhiều làn sóng đầu tư mới từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông... Đại diện cho 600 doanh nghiệp trong các nền kinh tế APEC đã khẳng định như vậy tại

Tăng trưởng nhưng chưa thực sự bền vững

27-11-2006

Cho dù chúng ta đã phần nào nâng được chuẩn nghèo lên do Trung Quốc, Ấn Độ vươn lên rất mạnh, nhưng hiện tại châu Á vẫn còn tới 700 triệu người thu nhập dưới 2 USD". Phát biểu tại hội nghị cấp cao CEO của APEC, Tổng thư ký UNCTAD Supachai đưa ra lời khuyến cáo.

Hà Nội: Chuyển 530ha đất nông nghiệp sang đất phát triển đô thị

27-11-2006

Ngày 20/11, Bộ Xây dựng có công văn số 2458/BXD- KTQH về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch phục vụ phát triển đô thị trên địa bàn TP Hà Nội. Theo ý kiến của Bộ Xây dựng, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QÐ-TTg ngày 20/6/1998 là cơ sở để TP quản lý, đầu tư xây dựng đô thị, thực hiện, đến nay đã được hơn 8 năm.