TIN TỨC-SỰ KIỆN

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang EU phải sử dụng chứng thư điện tử

Ngày đăng: 27 | 03 | 2020

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU thông tin, Ủy ban Sức khỏe và An toàn thực phẩm của EU (DGSANTE) vừa có thông báo gấp về chứng thư xuất khẩu sang EU trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) và EU đang phong tỏa biên giới.

Theo đó, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi, DGSANTE khuyến cáo sử dụng nền tảng TRACES (https://webgate.ec.europa.eu/tracesnt/ecas-login) cho các chứng thư về vệ sinh và kiểm dịch thực vật của động vật, thực vật đối với các sản phẩm được xuất khẩu sang EU.

Đối với các quốc gia không sử dụng TRACES, doanh nghiệp cần đảm bảo cung cấp chứng thư gốc kèm với các lô hàng trong phương tiện vận chuyển. Trong trường hợp chứng thư gốc không thể gửi kèm lô hàng, DGSANTE sẽ đề xuất với các Trạm kiểm soát biên giới tại EU chấp nhận các bản sao giấy chứng thư đáp ứng các điều kiện cụ thể.

Bản scan giấy chứng thư gốc được gửi bằng email, từ hòm thư thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp Trung ương của nước sở tại đến hòm thư của Trạm kiểm soát biên giới tại EU của điểm nhập cảnh tại EU, được cung cấp tại các trang web sau: Đối với động vật và sản phẩm động vật là https://ec.europa.eu/food/animals/vet-border-control/bip-contacts_en.

Đối với thực phẩm và thức ăn có nguồn gốc phi động vật là https://ec.europa.eu/food/safe/official_controls/legislation/imports/non-animal_en.

Đối với cây trồng và sản phẩm thực vật là https://ec.europa.eu/food/safe/official_controls/legislation/imports/plants_en.

Giấy chứng thư gốc được gửi đến Trạm kiểm soát biên giới tại EU sớm nhất có thể về mặt kỹ thuật, khi các hạn chế được đề cập ở trên đã được xem xét hoặc dỡ bỏ đáng kể.

Trong trường hợp có vấn đề phát sinh, cơ quan kiểm tra của EU sẽ liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU để cùng xác nhận.

Nguồn: Congthuong.vn

NỘI DUNG KHÁC

Lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL: Vụ đông xuân 2020 được mùa, dư lúa gạo

27-3-2020

Về chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo, tại Hội nghị trực tuyến sơ kết sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2019 - 2020 triển khai kế hoạch vụ hè thu, thu đông, mùa năm 2020 tại các tỉnh, thành Nam Bộ, đại diện nhiều địa phương kiến nghị, Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT đề xuất với Chính phủ xem xét lại chủ trương này.

Giải bài toán giảm giá thịt lợn: Vừa nhập khẩu vừa tái đàn

27-3-2020

Bất chấp các chỉ đạo, khuyến nghị, kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT về việc áp dụng các biện pháp giảm giá thịt lợn, song hơn 1 tháng qua giá lợn hơi vẫn neo ở mức cao, từ 75.000 - 85.000 đồng/kg. Điều này khiến miếng thịt lợn đến tay người tiêu dùng hầu như không giảm, dao động từ 130.000 - 200.000 đồng/kg tùy loại.

Dịch COVID-19: Nhiều nước dừng xuất khẩu lương thực, đe dọa nguồn cung toàn cầu

25-3-2020

Một số nước đang thực thi các biện pháp bảo đảm nguồn cung lương thực trong nước tại thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, hãng tin Bloomberg cho biết.

FAO: Phong tỏa, mua sắm hoảng loạn có thể đẩy thế giới vào tình trạng lạm phát giá thực phẩm

25-3-2020

Các nhà phân tích tại FAO cho biết thế giới hiện có nguồn cung ngũ cốc, hạt có dầu ở mức cao nhưng hành vi mua sắm hoảng loạn của các nhà nhập khẩu lớn có thể đẩy giá ngũ cốc, hạt có dầu lên cao không kiểm soát. Giá dầu giảm sẽ gây thiệt hại cho các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô. Các nhà chế biến ngũ cốc không dự đoán được về nhu cầu thực khi tiêu dùng tại các nhà hàng suy giảm.

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc ấm dần sau cao điểm dịch COVID-19 ở Vũ Hán

25-3-2020

Theo Bộ NN&PTNT, sau giai đoạn cao điểm bị dịch Covid-19 ở Vũ Hán, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc ấm dần, dự báo sẽ phục hồi vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 tới, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm.

Bộ NN&PTNT: Tái đàn an toàn sinh học, tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm

25-3-2020

Ngoài việc tập trung chỉ đạo tái đàn heo theo hướng đảm bảo an toàn sinh học, Bộ NN&PTNT còn đang đẩy mạnh, kết nối với các doanh nghiệp tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước.

Hoạt động thương mại khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đang dần khôi phục

24-3-2020

Bộ Công Thương cho biết đến nay, hoạt động thương mại tại khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đã và đang dần khôi phục. Tuy nhiên, năng lực thông quan tại các cửa khẩu vẫn còn hạn chế, nhân lực tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu còn thiếu.

Thế giới còn rất nhiều thực phẩm, chỉ không ở nơi đang cần đến

23-3-2020

Các kho lạnh trên toàn cầu đang chất đầy thực phẩm, những phần thịt lợn cắt sẵn, những bánh phô mai to tướng và hàng triệu bao gạo. Nhưng khi virus corona tấn công các hoạt động logistics, câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để tất cả số thực phẩm này thực sự đến được nơi cần đến?

Nông sản tiếp tục lâm nguy

23-3-2020

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) bùng phát mạnh ở trong nước đã tạo nên tâm lí e ngại của các nhà kho chuyên thu mua trái cây. Điều này, có thể đẩy ngành hàng cây ăn trái tiếp tục rơi vào thế cần 'giải cứu' như vừa xảy ra.

Tăng tốc sản xuất, đợi thị trường bùng nổ sau dịch Covid-19

19-3-2020

Không thể phủ nhận, dịch Covid-19 đã và đang phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, dịch viêm phổi cấp do virus corona (Covid-19) chắc chắn sẽ có những tác động lớn đến sản xuất, xuất khẩu nông sản, nhưng nông dân, doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị sẵn cơ hội đợi thị trường bùng nổ sau dịch.

Thế giới cần 3,7 triệu tấn gạo, tăng tốc ở vụ lúa hè thu, thu đông

19-3-2020

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tích trữ lương thực của người dân tăng cao, dự báo nhu cầu lúa thế giới tăng 3,7 triệu tấn trong khi sản lượng có thể giảm 2,7 triệu tấn. Trong bối cảnh đó, Bộ NNPTNT đang tính đến phương án tăng thêm diện tích sản xuất lúa thu đông.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu nông sản Việt Nam trong 2 tháng đầu năm

19-3-2020

Nông sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam giữ mức tăng trưởng khả quan trong tháng 2/2020. Trong đó, Trung Quốc là thị trường giảm hơn 22% về giá trị xuất khẩu nhưng vẫn là thị trường lớn nhất của hàng nông sản.