TIN TỨC-SỰ KIỆN

FAO: Phong tỏa, mua sắm hoảng loạn có thể đẩy thế giới vào tình trạng lạm phát giá thực phẩm

Ngày đăng: 25 | 03 | 2020

Các nhà phân tích tại FAO cho biết thế giới hiện có nguồn cung ngũ cốc, hạt có dầu ở mức cao nhưng hành vi mua sắm hoảng loạn của các nhà nhập khẩu lớn có thể đẩy giá ngũ cốc, hạt có dầu lên cao không kiểm soát. Giá dầu giảm sẽ gây thiệt hại cho các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô. Các nhà chế biến ngũ cốc không dự đoán được về nhu cầu thực khi tiêu dùng tại các nhà hàng suy giảm.

Phong tỏa và mua sắm hoảng loạn do đại dịch virus corona có thể đẩy thế giới tới tình trạng lạm phát giá thực phẩm mặc dù nguồn cung ngũ cốc thiết yếu và các loại hạt có dầu tại các nước xuất khẩu lớn vẫn dồi dào, theo một nhà phân tích  kinh tế và nông nghiệp tại FAO cho hay. Các nước giàu nhất thế giới đang đổ khoản cứu trợ chưa từng thấy vào nền kinh tế toàn cầu do số ca virus corona tăng nhanh chóng tại châu Âu và Mỹ, với số lượng người chết tại Ý đã vượt Trung Quốc – nơi khởi phát virus corona.

Với hơn 270.000 người nhiễm bệnh và hơn 11.000 người chết trên toàn cầu, đại dịch này đang gây áp lực cho toàn thế giới và được so sánh với các giai đoạn đen tối như Thế chiến II và đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. “Các nước nhập khẩu lớn như các nhà xay xát lẫn chính phủ đều đang mua sắm hoảng loạn và tạo ra một cuộc khủng hoảng”, theo Abdolreza Abbassian, nhà kinh tế học cấp cao tại FAO. “Đây không phải là vấn đề nguồn cung mà là sự thay đổi hành vi liên quan đến an ninh lương thực. Sẽ thế nào nếu những nhà nhập khẩu lớn nghĩ rằng họ không thể nhận được các lô hàng lúa mì hoặc gạo vào tháng 5 hoặc 6? Điều này có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng nguồn cung thực phẩm toàn cầu”.

Người tiêu dùng trên khắp thế giới, từ Singapore tới Mỹ, đều xếp hàng tại các siêu thị những tuần gần đây để mua tích trữ, từ gạo cho tới nước rửa tay và giấy vệ sinh.

Giá lúa mì tương lai tham chiếu trên thị trường Chicago tăng hơn 6% trong tuần này, mức tăng mạnh nhất trong 9 tháng, trong khi giá gạo Thái Lan – nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thếg giới – tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2013. Ngành ngũ cốc Pháp đang gặp rất nhiều khó khăn để có thể tìm đủ số lượng xe tải và nhân sự giúp các nhà máy và cảng hoạt động trước cơn hoảng loạn mua bột mì và pasta trùng hợp với đợt xuất khẩu lúa mỳ tăng cao. CÁc lệnh hạn chế do một số nước EU đặt ra trong vận chuyển xuyên biên giới với các nước thành viên khác để ngăn ngừa đại dịch cũng đang làm gián đoạn các nguồn cung thực phẩm.

Tuy nhiên, tồn kho lúa mỳ cuối kì trên toàn cầu vào thời điểm tháng 6 sắp tới ước tăng lên 287,14 triệu tấn, tăng từ 277,57 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2019, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Tồn kho gạo toàn cầu dự báo tăng lên 182,3 triệu tấn, so với mức 175,3 triệu tấn trong cùng kỳ so sánh.

Thực phẩm ở đúng nơi cần đến

Logistics có vẻ là vấn đề toàn cầu lớn nhất hiện nay. “Khoảng 140 triệu tấn ngô được dùng để sản xuất ethanol tại Mỹ và một phần dùng cho thực phẩm, xét tới tình hình giá dầu giảm như hiện nay”, theo Ole Houe, giám đốc dịch vụ tư vấn tại IKON Commodities. “Nỗi lo lớn hiện nay là có nguồn cung thực phẩm đúng nơi đúng lúc”.

Những người mua tại châu Á đang trong trạng thái án binh bất động trong tuần này do tình hình thị trường bi quan. “Chúng tôi không chắc chắn về nhu cầu. Thị trường sẽ ra sao vào tháng 6 hoặc tháng 7?”, theo một quản lý mua tai Singapore cho một nhà máy xay xát có các cơ sở sản xuất trên khắp Đông Nam Á cho hay. “Kinh doanh nhà hàng suy yếu nghiêm trọng và nhu cầu đang giảm nhẹ hiện nay”. Các nhà nhập khẩu lúa mỳ châu Á, bao gồm nước nhập khẩu lớn nhất khu vực là Indonesia, đang mua các lô hàng lớn từ khu vực biển Đen giữa bối cảnh dư cung toàn cầu.

Các nước xuất khẩu dầu mỏ tại Trung Đông, cũng là các nước nhập khẩu ngũ cốc ròng, có thể gặp vấn đề tài chính nghiêm trọng khi giá dầu giảm hơn 60% trong năm 2020. “Các nước xuất khẩu dầu lửa” đổi lấy ngoại tệ để nhập khẩu thực phẩm sẽ suy yếu trong năm nay khi giá dầu lẫn các đồng tiền giảm giá”, theo ông Abbassian của FAO cho hay. “Kéo theo đó là năng lực triển khai các chính sách thúc đẩy nền kinh tế cũng yếu đi”.

Theo Reuters

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc ấm dần sau cao điểm dịch COVID-19 ở Vũ Hán

25-3-2020

Theo Bộ NN&PTNT, sau giai đoạn cao điểm bị dịch Covid-19 ở Vũ Hán, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc ấm dần, dự báo sẽ phục hồi vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 tới, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm.

Bộ NN&PTNT: Tái đàn an toàn sinh học, tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm

25-3-2020

Ngoài việc tập trung chỉ đạo tái đàn heo theo hướng đảm bảo an toàn sinh học, Bộ NN&PTNT còn đang đẩy mạnh, kết nối với các doanh nghiệp tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước.

Hoạt động thương mại khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đang dần khôi phục

24-3-2020

Bộ Công Thương cho biết đến nay, hoạt động thương mại tại khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đã và đang dần khôi phục. Tuy nhiên, năng lực thông quan tại các cửa khẩu vẫn còn hạn chế, nhân lực tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu còn thiếu.

Thế giới còn rất nhiều thực phẩm, chỉ không ở nơi đang cần đến

23-3-2020

Các kho lạnh trên toàn cầu đang chất đầy thực phẩm, những phần thịt lợn cắt sẵn, những bánh phô mai to tướng và hàng triệu bao gạo. Nhưng khi virus corona tấn công các hoạt động logistics, câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để tất cả số thực phẩm này thực sự đến được nơi cần đến?

Nông sản tiếp tục lâm nguy

23-3-2020

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) bùng phát mạnh ở trong nước đã tạo nên tâm lí e ngại của các nhà kho chuyên thu mua trái cây. Điều này, có thể đẩy ngành hàng cây ăn trái tiếp tục rơi vào thế cần 'giải cứu' như vừa xảy ra.

Tăng tốc sản xuất, đợi thị trường bùng nổ sau dịch Covid-19

19-3-2020

Không thể phủ nhận, dịch Covid-19 đã và đang phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, dịch viêm phổi cấp do virus corona (Covid-19) chắc chắn sẽ có những tác động lớn đến sản xuất, xuất khẩu nông sản, nhưng nông dân, doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị sẵn cơ hội đợi thị trường bùng nổ sau dịch.

Thế giới cần 3,7 triệu tấn gạo, tăng tốc ở vụ lúa hè thu, thu đông

19-3-2020

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tích trữ lương thực của người dân tăng cao, dự báo nhu cầu lúa thế giới tăng 3,7 triệu tấn trong khi sản lượng có thể giảm 2,7 triệu tấn. Trong bối cảnh đó, Bộ NNPTNT đang tính đến phương án tăng thêm diện tích sản xuất lúa thu đông.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu nông sản Việt Nam trong 2 tháng đầu năm

19-3-2020

Nông sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam giữ mức tăng trưởng khả quan trong tháng 2/2020. Trong đó, Trung Quốc là thị trường giảm hơn 22% về giá trị xuất khẩu nhưng vẫn là thị trường lớn nhất của hàng nông sản.

Thủ tướng: An ninh lương thực là vấn đề hết sức hệ trọng trong bất ổn toàn cầu

18-3-2020

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự trữ lương thực, ổn định trong mọi điều kiện là rất quan trọng, đây là mặt hàng chính yếu, đừng coi thường, đừng cho đây không phải vấn đề chiến lược.

Đang nhận góp ý cho Bộ tiêu chí chứng nhận Cà phê Việt Nam chất lượng cao

1-4-2020

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Viện CS-CL) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đây là một dạng tiêu chuẩn tự nguyện có mục tiêu dài hạn là nâng cao chất lượng và giá trị cà phê Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Siêu thị, cửa hàng cam kết cung cấp đủ hàng hóa, người dân mua thực phẩm tích trữ giảm rõ rệt

14-3-2020

Cục quản lí thị trường các tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát, kiểm tra, xử lí, nghiêm cấm đầu cơ hàng hóa, găm hàng, tự tăng giá bất hợp pháp để thu lợi nhuận cao.

Bộ Công Thương khẳng định hàng hóa sẽ luôn được cung ứng đầy đủ, kể cả trong bối cảnh dịch bệnh

17-3-2020

Nguồn cung hàng hóa thiết yếu như gạo, thịt, rau quả, thuốc chữa bệnh...tại các siêu thị, chợ trên cả nước đều tăng số lượng dự trữ, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá.