TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thủ tướng: An ninh lương thực là vấn đề hết sức hệ trọng trong bất ổn toàn cầu

Ngày đăng: 18 | 03 | 2020

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự trữ lương thực, ổn định trong mọi điều kiện là rất quan trọng, đây là mặt hàng chính yếu, đừng coi thường, đừng cho đây không phải vấn đề chiến lược.

Đừng coi thường vấn đề về an ninh lương thực

Ngày 18/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”.

Tại hội nghị, Thủ tướng nhắc lại sự việc vừa qua khi xuất hiện ca nhiễm COVID-19, "thị trường nhốn nháo, nhất là có việc người dân mua lương thực, mì tôm dự trữ" và khi đó, Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo các công ty lương thực bảo đảm cung ứng, mở cửa bán lương thực đến 23h đêm cho người dân, trong tình huống đó, "không có nguồn thì làm sao bảo đảm được".

Thủ tướng nhấn mạnh rằng dự trữ lương thực, ổn định trong mọi điều kiện là rất quan trọng, đây là mặt hàng chính yếu, "đừng coi thường, đừng cho đây không phải vấn đề chiến lược".

Chúng ta sống trong kỉ nguyên 4.0, tương tác với thế giới ảo, nhưng chúng ta không được "ảo". An ninh lương thực luôn luôn và mãi mãi là vấn đề hết sức hệ trọng đối với mọi quốc gia, nhất là trong điều kiện bất ổn chính trị, an ninh phi truyền thống, dịch bệnh xảy ra trên thế giới. Do đó, câu nói của cha ông "phi nông bất ổn" cần được quán triệt trong tình hình mới.

Thủ tướng cho biết từ các ý kiến tại Hội nghị, các cơ quan chức năng sẽ xây dựng dự thảo văn bản trình Bộ Chính trị về an ninh lương thực thời gian tới và trình Quốc hội một dự thảo nghị quyết về vấn đề này.

Nhiều thành tựu trong sản xuất lương thực

Phát biểu tại hội nghị Thủ tướng cho rằng nông nghiệp nói chung, đặc biệt sản xuất lương thực của nước ta đã đạt nhiều thành tựu lớn, toàn diện. 

Từ một nước thiếu ăn, đến nay, bình quân lương thực đầu người của Việt Nam đã đạt 525 kg và là một trong những nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới. Việt Nam có loại gạo được bình chọn là ngon nhất thế giới.

Cụ thể sau 10 năm thực hiện, 12 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra, trong đó đáng chú ý diện tích đất lúa cả nước năm 2018 đạt trên 4,159 triệu ha (vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết là 3,76 triệu ha); sản lượng lúa năm 2019 đạt 43,4 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 41-43 triệu tấn); xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,34 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 4 triệu tấn).

Giai đoạn 2009-2019, thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn đã tăng 4,3 lần, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn thu hẹp từ 2,1 lần xuống còn 1,8 lần.

Nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao đạt 2,61%/năm. Năng suất lúa của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và gấp 1,5 lần so với Ấn Độ; năng suất cà phê cao gấp 1,5 lần so với Brazil, gấp 3 lần so với Colombia, Indonesia; năng suất hồ tiêu gấp 3 lần so với Indonesia và 1,3 lần của Ấn Độ; năng suất cá tra bình quân đạt 209 tấn/ha, cao nhất thế giới...

Giá trị và sản lượng nhiều nông sản đều tăng mạnh, giai đoạn 2009-2019, lương thực bình quân đầu người tăng từ 497 kg/năm lên trên 525 kg/năm; sản lượng rau quả tăng trưởng nhanh 80,5%, từ 9,75 triệu tấn lên 17,6 triệu tấn; sản lượng trái cây tăng từ 6 triệu tấn lên 12,6 triệu tấn.

Xuất khẩu hàng nông sản được tiếp tục đẩy mạnh, có 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD/năm, bình quân mỗi năm xuất khẩu khoảng 5-7 triệu tấn gạo. Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được đầu tư phát triển; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo.

Việt Nam có khả năng đảm bảo tự cung lương thực với sản lượng lương thực bình quân tính trên đầu người ở mức tương đối cao, đứng thứ 6 trên thế giới.

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa bền vững nên qui hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương không ổn định, có tình trạng "được mùa - mất giá", giải cứu nông sản.

Ngoài ra thể chế, cơ chế chính sách về đất đai còn bất cập, dẫn đến sản xuất nông nghiệp nhiều nơi vẫn còn nhỏ lẻ; chưa đáp ứng được đòi hỏi về tích tụ, tập trung ruộng đất, đang là "nút thắt" lớn nhất cho sản xuất hàng hóa, qui mô lớn, đáp ứng tiêu chuẩn cao của quốc tế.

Đồng thời tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất lương thực, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

NỘI DUNG KHÁC

Đang nhận góp ý cho Bộ tiêu chí chứng nhận Cà phê Việt Nam chất lượng cao

1-4-2020

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Viện CS-CL) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đây là một dạng tiêu chuẩn tự nguyện có mục tiêu dài hạn là nâng cao chất lượng và giá trị cà phê Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Siêu thị, cửa hàng cam kết cung cấp đủ hàng hóa, người dân mua thực phẩm tích trữ giảm rõ rệt

14-3-2020

Cục quản lí thị trường các tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát, kiểm tra, xử lí, nghiêm cấm đầu cơ hàng hóa, găm hàng, tự tăng giá bất hợp pháp để thu lợi nhuận cao.

Bộ Công Thương khẳng định hàng hóa sẽ luôn được cung ứng đầy đủ, kể cả trong bối cảnh dịch bệnh

17-3-2020

Nguồn cung hàng hóa thiết yếu như gạo, thịt, rau quả, thuốc chữa bệnh...tại các siêu thị, chợ trên cả nước đều tăng số lượng dự trữ, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá.

Ngành nông nghiệp lên phương án chuẩn bị cho nhu cầu lương thực, thực phẩm sau dịch COVID-19

16-3-2020

Sau dịch bệnh bao giờ cũng có nhu cầu lương thực, thực phẩm lớn, có thể nói là nhu cầu bùng nổ, vì vậy, cần chuẩn bị để có nguồn hàng hóa cung ứng cho thị trường.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

12-3-2020

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 7/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Gỡ nút thắt cơ giới hóa: Cơ hội đổi mới tư duy làm nông nghiệp

12-3-2020

Có thể khẳng định, việc thực hiện cơ giới hóa đã làm thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, thay thế phương pháp sản xuất thủ công bằng tiến bộ khoa học, từng bước tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp, tăng năng suất lao động...

Bộ NN-PTNT thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19

12-3-2020

Bộ NN-PTNT đã xác định những nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong điều kiện dịch Covid-19.

Hạn hán nặng – ĐBSCL thông báo tình trạng khẩn cấp

12-3-2020

Hạn hán kéo dài tại Việt Nam, cộng với tình hình xâm mặn lấn sâu trên diện rộng, đã đẩy 5 tỉnh tại vựa gạo của Việt Nam phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. “Hạn hán và xâm mặn năm 2020 có tính chất nghiêm trọng vượt xa những gì chúng tôi chứng kiến 4 năm trước”, theo ông Nguyễn Thiện Pháp, lãnh đạo Chi cục nước tỉnh Tiền Giang, một trong những tỉnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại ĐBSCL.

Thủ tướng chỉ thị tổ chức nuôi tái đàn heo thành công, không để dịch bệnh tái phát

10-3-2020

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành, địa phương tập trung các nguồn lực để tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh cúm gia cầm, lỡ mồm long móng, dịch tả heo châu Phi.

FAO: Giá lương thực thế giới tháng 2 giảm lần đầu tiên trong 4 tháng vì virus corona

10-3-2020

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết giá thực phẩm trên thế giới giảm trong tháng 2 sau 4 tháng tháng liên tiếp vì giá dầu thực vật xuất khẩu giảm mạnh khi virus corona bùng phát dấy lên lo ngại nhu cầu sẽ chậm lại.

Bộ Công Thương lên phương án cân đối nguồn cung thịt heo ứng phó COVID-19

10-3-2020

Tăng cường nguồn cung hàng hóa, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, trong đó có thịt heo là một trong những phương án điều tiết nguồn hàng của Bộ Công Thương.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo tập trung bình ổn giá trong nước

10-3-2020

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo tập trung bình ổn giá trong nước