TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hạn hán nặng – ĐBSCL thông báo tình trạng khẩn cấp

Ngày đăng: 12 | 03 | 2020

Hạn hán kéo dài tại Việt Nam, cộng với tình hình xâm mặn lấn sâu trên diện rộng, đã đẩy 5 tỉnh tại vựa gạo của Việt Nam phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. “Hạn hán và xâm mặn năm 2020 có tính chất nghiêm trọng vượt xa những gì chúng tôi chứng kiến 4 năm trước”, theo ông Nguyễn Thiện Pháp, lãnh đạo Chi cục nước tỉnh Tiền Giang, một trong những tỉnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại ĐBSCL.

Ảnh minh họa

Toàn bộ diện tích trồng cây ăn trái tại tỉnh Tiền Hiang, khoảng 80.000ha đang đứng trước rủi ro lớn, trong khi 24.000ha trồng lúa đang đạt năng suất thấp hơn trung bình, ông Pháp cho biết thêm việc sử dụng nước thượng nguồn sông Mekong bởi các nước gồm Trung Quốc, Lào, và Thái Lan càng làm tình trạng khô hạn thêm nghiêm trọng.

ĐBSCL sản xuất hơn một nửa sản lượng gạo cả nước, cho tới nay đã có hơn 33.000ha đất trồng lúa bị thiệt hại và gần 70.000 hộ gia đình hứng chịu cảnh thiếu nước, theo đài truyền hình Việt Nam đưa tin, dẫn nguồn dữ liệu mới nhất từ Cục Quản lý Tài nguyên Nước cho hay.

Độ mặn 4gram/1l sẽ tiếp tục lan rộng tại ĐBSCL, xâm mặn lấn vào tới 110km tại một số vùng cửa sông chính trong tháng 3, theo báo cáo từ Viện Nghiên cứu các nguồn lực nước tại thành phố Hồ Chí Minh, tức là sâu hơn từ 3 – 5km so với năm 2016. Một đợt xâm mặn nghiêm trọng khác được dự báo sẽ diễn ra trong thời gian tới, khi các luồng nước sông Mekông vẫn ở mức thấp, ước tính thấp hơn 20% so với năm 2016, theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy sản trung ương cho hay. Thiếu mưa cộng với sử dụng nước tăng tại các nhánh sông, có thể càng khiến hạn hán và xâm mặn thêm nghiêm trọng và kéo dài, theo ông Hoàng Phúc Lâm, phó giám đốc trung tâm cho hay.

Chính phủ ước tính hạn hán và xâm mặn sẽ tác động tới 362.000ha đất trồng lúa và 136.000ha đất trồng cây ăn quả, trong khi hơn 120.000 hộ gia đình hứng chịu tình trạng thiếu nước. Tính tới tháng 3, xâm mặn đã chạm tới hơn một nửa số huyện của 10 trên 12 tỉnh thành khu vực ĐBSCL. Hạn hán kéo dài tại ĐBSCL năm 2016 gây thiệt hại 8.900 tỷ đồng, tương đơng 384 triệu USD, với 250.000ha đất lúa, 130.000ha đất trồng trọt và 30.000ha đất trồng cây ăn trái bị thiệt hại, theo nguồn tin VnExpress. Đợt hạn hán năm 2016 được cho là đợt hạn hán tồi tệ nhất tại ĐBSCL, với hơn 17 triệu dân, kể từ khi dữ liệu được ghi nhận vào năm 1926. Trong khi ĐBSCL là vùng vựa lúa của Việt Nam, loại nông sản này được sản xuất trên khắp Việt Nam – nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan.

Theo South China Morning Post

NỘI DUNG KHÁC

Thủ tướng chỉ thị tổ chức nuôi tái đàn heo thành công, không để dịch bệnh tái phát

10-3-2020

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành, địa phương tập trung các nguồn lực để tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh cúm gia cầm, lỡ mồm long móng, dịch tả heo châu Phi.

FAO: Giá lương thực thế giới tháng 2 giảm lần đầu tiên trong 4 tháng vì virus corona

10-3-2020

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết giá thực phẩm trên thế giới giảm trong tháng 2 sau 4 tháng tháng liên tiếp vì giá dầu thực vật xuất khẩu giảm mạnh khi virus corona bùng phát dấy lên lo ngại nhu cầu sẽ chậm lại.

Bộ Công Thương lên phương án cân đối nguồn cung thịt heo ứng phó COVID-19

10-3-2020

Tăng cường nguồn cung hàng hóa, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, trong đó có thịt heo là một trong những phương án điều tiết nguồn hàng của Bộ Công Thương.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo tập trung bình ổn giá trong nước

10-3-2020

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo tập trung bình ổn giá trong nước

Triển khai 3 mục tiêu lớn thúc đẩy thương mại nông sản Việt - Mỹ

4-3-2020

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT) chia sẻ về kết quả chuyến công tác của Bộ NN-PTNT đến Mỹ vừa mới kết thúc.

'Khoảng lặng' vùng nguyên liệu nông sản

3-3-2020

Quy hoạch vùng nguyên liệu nông sản còn những “khoảng lặng” nếu nhìn vào tình trạng rớt giá, giải cứu như hiện nay. Việc kết nối doanh nghiệp với nông dân và nông dân kết nối với nhau, giải quyết bài toán chế biến ở vùng nguyên liệu lại được đặt ra.

Nền tảng phát triển NN hiện đại, bền vững: Gỡ nút thắt cơ giới hóa

3-3-2020

Nông nghiệp Việt Nam còn nhiều tiềm năng, có thể làm giàu từ nông nghiệp, tuy vậy, lãng phí và thất thoát trong các khâu chế biến, thu hoạch, bảo quản còn khá cao. Nguyên nhân có nhiều nhưng do cơ giới hóa còn thấp là chủ yếu.

Thế mạnh Việt lập kỷ lục, chứng tỏ sức mạnh, vượt Thái Lan

2-3-2020

Trong khi hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu gặp khó trong những tháng đầu 2020 thì xuất khẩu gạo lại bất ngờ tăng mạnh. Thế mạnh tỷ USD của Việt Nam dự báo vượt cả Thái Lan.

Thời Co-vid 19, những nông sản này vẫn xuất khẩu đều, thu tỷ đô

27-2-2020

Virus corona (Covid - 19) đang hoành hành ở Hàn Quốc, Trung Quốc khiến nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng, xuất khẩu nông sản của Việt Nam cũng không ngoại lệ khi việc thông quan qua các cửa khẩu bị kiểm soát chặt hơn. Tuy vậy, vẫn có những mặt hàng nông sản gia tăng kim ngạch xuất khẩu, không bị tác động nhiều bởi Covid - 19.

Nhiều doanh nghiệp Việt đạt thỏa thuận xuất nhập khẩu nông sản khi thăm Mỹ

27-2-2020

Các doanh nghiệp Việt - Mỹ ký kết nhiều văn bản liên quan xuất nhập khẩu nông sản khi đoàn công tác Bộ NN-PTNT đến làm việc tại bang Nebraska, Mỹ.

Năm 2019: vui cho tất cả, ngoại trừ nông dân

27-2-2020

Xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 đạt các kết quả ấn tượng, giữa bối cảnh tăng trưởng xuất khẩu âm của nhiều nền kinh tế lớn. Tất cả đều hân hoan trước kết quả này, trừ người nông dân. Xuất khẩu năm 2019 của Việt Nam đạt 263,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018, và thặng dư thương mại đạt 9,9 tỷ USD, là năm thặng dư thương mại thứ 4 liên tiếp và vượt qua mọi kỳ vọng. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành chung vui kết quả này.

Thị trường đất nông nghiệp: Cần cơ chế gì?

25-2-2020

63% hộ nông dân có diện tích đất nhỏ hơn 0,5 ha , 26% có từ 0,5 - 2 ha, ngoài ra, có những hộ nông dân sở hữu nhiều mảnh đất nhỏ, rải rác gây ra hạn chế bất cập trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Vì vậy, cần thể chế thúc đẩy thị trường đất nông nghiệp là vấn đề được đặt ra.