TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thế mạnh Việt lập kỷ lục, chứng tỏ sức mạnh, vượt Thái Lan

Ngày đăng: 02 | 03 | 2020

Trong khi hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu gặp khó trong những tháng đầu 2020 thì xuất khẩu gạo lại bất ngờ tăng mạnh. Thế mạnh tỷ USD của Việt Nam dự báo vượt cả Thái Lan.

Toàn cầu tăng dự trữ, gạo Việt lập kỷ lục về giá

Theo báo cáo Tổng quan ngành hàng Lúa gạo tháng 1/2020 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo niên vụ 2019-2020 tại nhiều quốc gia sẽ giảm mạnh. Đặc biệt, Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến ​​sẽ sụt giảm sản lượng gạo lớn, dự kiến ​​giảm 1,8 triệu tấn xuống còn 146,7 triệu tấn (Trung Quốc) và giảm 1,4 triệu tấn, xuống 115 triệu tấn (Ấn Độ) do diện tích giảm. Đây là hai quốc gia sản xuất gạo lớn nhất thế giới, chiếm hơn một nửa sản lượng gạo toàn cầu.

Tương tự, lượng gạo của Mỹ dự báo sẽ giảm gần 1,2 triệu tấn, chủ yếu do khu vực trồng lúa phía Nam có diện tích khai thác thấp .

Tiêu thụ gạo toàn cầu dự báo đạt kỷ lục 493,8 triệu tấn, chỉ giảm 0,2 triệu tấn so với dự báo tháng 11 nhưng cao hơn 1% so với một năm trước đó. Các kho dự trữ toàn cầu sẽ ở mức kỷ lục 177,8 triệu tấn, tăng 4,6 triệu tấn so với một năm trước trong niên vụ 2019-2020.

Đáng chú ý, Việt Nam là một trong số ít những nước có thế mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo sản lượng dự báo tăng mạnh khi bước vào vụ thu hoạch lớn. Ngành gạo Việt Nam có thể tăng khối lượng xuất khẩu với giá cả cạnh tranh.

Giá gạo Việt Nam xuất khẩu đạt mức cao kỷ tục kể từ cuối năm 2018 đến nay 

Thống kê mới nhất từ Bộ NN-PTNT cho thấy, xuất khẩu gạo hai tháng đầu năm 2020 đạt 890.000 tấn (tăng 27% so với cùng kỳ năm 2019), giá trị xuất khẩu đạt 410 triệu USD (tăng 32,6%).

Đáng nói, giá gạo 5% tấm tại Việt Nam tăng vọt lên 380 USD/tấn, mức cao kỷ lục kể từ tháng 12/2018. Gạo IR 50404 loại 5% tấm tăng từ 30-40 USD/tấn, nhưng không có gạo để bán.

Tại thị trường trong nước, giá lúa gạo cũng có chiều hướng tăng. Hiện các doanh nghiệp trong vùng ĐBSCL mua lúa ướt tại ruộng với giá dao động 4.400-5.400 đồng/kg, cao hơn đầu vụ 300-500 đồng/kg; chỉ có giống lúa IR50404 tiêu thụ thị trường nội địa là giá thấp, khoảng 4.400 đồng/kg. Trong đó, giá lúa hạt dài cao hơn lúa thường 300-800 đồng/kg.

Giá lúa thu mua tại kho của doanh nghiệp 5.400-6.400 đồng/kg, cao hơn mức bán lúa tươi tại ruộng của nông dân bình quân 1.000 đồng/kg. Nhiều thương lái, doanh nghiệp đã đến tận ruộng của nông dân đặt cọc và ký hợp đồng bao tiêu lúa dài với giá 5.000-5.200 đồng/kg.

Cơ hội vàng cho gạo Việt xuất khẩu

Trao đổi với PV. VietNamNet về triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm nay, GS.TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia trong ngành lúa gạo, nhận định, bức tranh xuất khẩu gạo của nước ta năm nay dự báo sẽ tốt, tăng cả lượng và giá.

Theo GS. Võ Tòng Xuân, ngành nông nghiệp nói chung và gạo nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Thời tiết thuận lợi sản lượng sẽ tăng và ngược lại. Theo đó, Thái Lan - nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới - đang chịu thiệt hại lớn do hạn mặn. Sản lượng gạo của nước này giảm gần 2 triệu tấn. Philippines, Indonesia đang thiếu gạo và phải nhập khẩu khối lượng rất lớn từ Việt Nam.

Trong khi Việt Nam cũng đang bị hạn mặn, song chỉ diện tích nhỏ khoảng 28.000 ha lúa bị ảnh hưởng. Thế nên, nguồn cung gạo của Việt Nam rất dồi dào, chưa kể hai vụ lúa trước đó của nước ta đều trúng mùa, sản lượng tăng mạnh.

Xuất khẩu gạo Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong năm nay

Đặc biệt, Việt Nam đang có lợi thế là sở hữu những giống lúa ngắn ngày, trồng cho thu hoạch nhanh, chất lượng gạo tốt. Thế nên, chúng ta có thể sản xuất 2-3 vụ/năm.

“Dù có 10 triệu ha diện tích trồng lúa nhưng Thái Lan lại rất sợ lợi thế này của Việt Nam. Bởi giống lúa của họ là giống dài ngày, chỉ canh tác được 1 vụ, trong khi nước ta canh tác được 2-3 vụ”, ông Xuân chia sẻ.

Cũng theo ông Xuân, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, lây lan nhanh trên thế giới, nhu cầu dự trữ gạo tại các nước, đặc biệt là Trung Quốc sẽ tăng lên. Do đó, gạo Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Chưa kể, so với Thái Lan và Ấn Độ - hai đối thủ của gạo Việt, giá gạo xuất khẩu của chúng ta thấp hơn nên có lợi thế cạnh tranh, giành lại thị phần ở những thị trường lớn.

Mới đây, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan Charoen Laothamatat cũng nhận định, năm nay, Việt Nam có thể soán ngôi Thái Lan về xuất khẩu gạo trong bối cảnh thị trường đang cạnh tranh vô cùng gay gắt, chi phí sản xuất gạo của Thái Lan ngày càng cao, tỷ giá đồng bath biến động và hạn hán đang đe dọa. Vì thế, năm 2020, Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan chỉ đặt mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn, mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua.

Trên thực tế, việc Việt Nam soán ngôi xuất khẩu gạo thứ hai thế giới của Thái Lan là hoàn toàn có cơ sở. Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định, năm 2020 xuất khẩu gạo của Việt Nam có nhiều triển vọng do tác động tích cực của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cũng như yếu tố cung cầu của thị trường thế giới có sự thay đổi.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết, theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), bên cạnh thuế nhập khẩu, Việt Nam và EU sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số ít mặt hàng có xuất xứ từ bên kia, trong đó có nhiều hàng hóa là thế mạnh của Việt Nam. Điển hình, một số loại gạo được áp hạn ngạch 40.000 tấn, sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

Rõ ràng đây là cơ hội vàng cho xuất khẩu gạo Việt, bởi xưa nay nhiều mặt hàng gạo xuất sang thị trường EU phải chịu thuế nhập khẩu từ 5-45%, thậm chí một số nước trong khối áp mức thuế lên tới 100%, ông Hải cho hay.

Theo Vietnamnet

NỘI DUNG KHÁC

Thời Co-vid 19, những nông sản này vẫn xuất khẩu đều, thu tỷ đô

27-2-2020

Virus corona (Covid - 19) đang hoành hành ở Hàn Quốc, Trung Quốc khiến nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng, xuất khẩu nông sản của Việt Nam cũng không ngoại lệ khi việc thông quan qua các cửa khẩu bị kiểm soát chặt hơn. Tuy vậy, vẫn có những mặt hàng nông sản gia tăng kim ngạch xuất khẩu, không bị tác động nhiều bởi Covid - 19.

Nhiều doanh nghiệp Việt đạt thỏa thuận xuất nhập khẩu nông sản khi thăm Mỹ

27-2-2020

Các doanh nghiệp Việt - Mỹ ký kết nhiều văn bản liên quan xuất nhập khẩu nông sản khi đoàn công tác Bộ NN-PTNT đến làm việc tại bang Nebraska, Mỹ.

Năm 2019: vui cho tất cả, ngoại trừ nông dân

27-2-2020

Xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 đạt các kết quả ấn tượng, giữa bối cảnh tăng trưởng xuất khẩu âm của nhiều nền kinh tế lớn. Tất cả đều hân hoan trước kết quả này, trừ người nông dân. Xuất khẩu năm 2019 của Việt Nam đạt 263,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018, và thặng dư thương mại đạt 9,9 tỷ USD, là năm thặng dư thương mại thứ 4 liên tiếp và vượt qua mọi kỳ vọng. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành chung vui kết quả này.

Thị trường đất nông nghiệp: Cần cơ chế gì?

25-2-2020

63% hộ nông dân có diện tích đất nhỏ hơn 0,5 ha , 26% có từ 0,5 - 2 ha, ngoài ra, có những hộ nông dân sở hữu nhiều mảnh đất nhỏ, rải rác gây ra hạn chế bất cập trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Vì vậy, cần thể chế thúc đẩy thị trường đất nông nghiệp là vấn đề được đặt ra.

EVFTA - Đường đi để DN Việt tạo “thế” và “lực”

21-2-2020

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam bước vào thị trường EU rộng lớn.

Chế biến sâu mở cánh cửa cho nông sản Việt ra thế giới

21-2-2020

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, trong 10 năm trở lại đây, công nghiệp chế biến, nông, lâm, thủy sản của nước ta đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7 - 8%/năm. Việc đẩy mạnh chế biến sâu sẽ giúp nông sản Việt vượt nhiều rào cản, chinh phục thị trường.

Gỡ “rào cản” tích tụ ruộng đất

4-11-2019

Theo TS TRẦN CÔNG THẮNG, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, thị trường đất đai nông nghiệp còn nhiều tồn tại, thiếu bàn đạp cơ chế cho tích tụ ruộng đất.

Chế biến nông sản Việt Nam: Tích cực gỡ khó để lọt top 10 thế giới

21-2-2020

Bộ NNPTNT đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đưa công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam đứng trong 10 nước hàng đầu thế giới. Việt Nam sẽ trở thành trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp và thị trường tiêu thụ.

Phát triển chăn nuôi bền vững và đảm bảo an toàn dịch bệnh

20-2-2020

Việt Nam là nước xếp thứ 5 trong tốp 10 quốc gia và khu vực sản xuất thịt lợn nhiều nhất với sản lượng móc hàm đạt 2,8 triệu tấn/năm (số liệu năm 2018), sau Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Brazil, Nga.

Các doanh nghiệp "đổ" 30.000 tỷ đồng đầu tư vào chế biến nông sản

20-2-2020

Công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam đã có sự bứt tốc và thay đổi lớn trong những năm gần đây khi có tới 40 dự án đầu tư với số vốn hơn 30.000 tỷ đồng được khởi công xây dựng và khánh thành trong 3 năm gần đây.

EVFTA: Nông sản Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn gắt gao

17-2-2020

Hiệp định thương mại tự do sẽ mở rộng cửa thị trường Liên Hiệp Châu Âu (EU) cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nông sản. Nhưng vấn đề là các doanh nghiệp và nông gia Việt Nam có đáp ứng được các tiêu chuẩn rất gắt gao của các nước châu Âu hay không?

Đưa Việt Nam thành trung tâm chế biến và logistics nông sản

18-2-2020

Chế biến nông sản sẽ được Bộ NN-PTNT tập trung đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm đưa nước ta thành trung tâm chế biến và logistics nông sản toàn cầu vào 2030.