TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chế biến sâu mở cánh cửa cho nông sản Việt ra thế giới

Ngày đăng: 21 | 02 | 2020

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, trong 10 năm trở lại đây, công nghiệp chế biến, nông, lâm, thủy sản của nước ta đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7 - 8%/năm. Việc đẩy mạnh chế biến sâu sẽ giúp nông sản Việt vượt nhiều rào cản, chinh phục thị trường.

30.000 tỷ đồng đầu tư cho chế biến

Với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7 - 8%/năm, hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có khả năng đảm bảo chế biến, bảo quản khoảng 130 – 140 triệu tấn nguyên liệu nông lâm thủy sản/năm. 

Hiện đã có trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu; ngoài ra còn có hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình làm nhiệm vụ sơ chế, chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa.

Trong 3 năm 2017 - 2019 đã có gần 40 dự án đầu tư với số vốn hơn 30.000 tỷ đồng (được khởi công/khánh thành). Tuy vậy vẫn còn một số ngành hàng khâu chế biến, bảo quản còn yếu và thiếu chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng như ngành hàng rau quả và thịt.

Đáng chú ý, trong thời gian qua, việc tổ chức sản xuất, liên kết giữa sản xuất – chế biến – tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị bước đầu được hình thành ở một số ngành, lĩnh vực mang lại hiệu quả tích cực, giúp cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững và ổn định. 

Cụ thể, 100% các doanh nghiệp ngành mía đường có liên kết và hợp đồng bao tiêu mía nguyên liệu (trên 90% sản lượng của nhà máy) cho nông dân tạo ra sự ổn định cho nông dân trồng mía và đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy.

Một số doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến lúa gạo xuất khẩu: đã thực hiện mô hình liên kết với nông dân, hợp tác xây dựng cánh đồng lớn và bao tiêu lúa cho bà con nông dân.

Đối với ngành hàng rau quả, cà phê, chăn nuôi, cá tra, chè, các công ty chế biến lớn đều liên kết với các HTX và dựng mô hình sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu đầu vào đến người tiêu dùng; mở rộng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, đầu tư các nhà máy chế biến công nghệ hiện đại và xuất khẩu sản phẩm.

Tuy vậy, theo ông Tiến, việc tổ chức liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ còn lỏng lẻo, chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Ngoài một số mô hình liên kết doanh nghiệp "đầu tàu" với nông dân theo chuỗi giá trị đạt hiệu quả tốt, thực tế vẫn còn quá ít chuỗi liên kết hoàn chỉnh.

Đa số chuỗi ở khâu đầu vẫn là thu gom của nhiều hộ nông dân, doanh nghiệp thông qua hệ thống thương lái, chi phí trung gian lớn, không tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp.

Tháo gỡ nút thắt về đất đai

Để công nghiệp chế biến nông sản phát triển mạnh, theo Thứ trưởng Tiến, cần đa dạng hóa thị trường nhất là phát triển các thị trường tiềm năng, thị trường "ngách", trong đó quan tâm đặc biệt đến thị trường trọng tâm, trọng điểm của nông sản Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản...; xây dựng chiến lược, đề án phát triển thị trường cho các sản phẩm nông sản chủ lực quốc gia.

Coi trọng phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, là thị trường tiềm năng với trên 110 triệu người tiêu dùng vào năm 2030 và là giải pháp để hỗ trợ thị trường xuất khẩu.

Tổ chức sản xuất nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến: Trên cơ sở thị trường tiêu thụ (bao gồm: thị phần, thị hiếu, giá cả), thực hiện việc rà soát quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, có tính đến những tác động của biến đổi khí hậu để xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo đủ nguyên liệu cho cơ sở chế biến đạt công suất thiết kế.

Phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản:  Gắn kết chế biến với việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo 3 nhóm sản phẩm.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư vào chế biến, bảo quản nông sản đã ban hành, tập trung đầu tư mạnh để phát triển sản xuất, chế biến những ngành hàng nông lâm thuỷ sản còn nhiều dư địa về thị trường mà Việt Nam có lợi thế và những ngành hàng mà tỷ lệ nông sản được đưa vào chế biến còn thấp như: các loại rau quả, thịt, trứng…

Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại, chế biến sâu nông sản hàng hóa, tạo giá trị gia tăng cao, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm.

Tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào công nghiệp chế biến nông sản nhằm tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh liên kết với nguồn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.  

Nghiên cứu, thực hiện cơ chế, chính sách phát triển nhân lực phục vụ công nghiệp chế biến nông sản, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại bền vững ngành nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế.

"Đặc biệt, cần hoàn thiện chính sách về đất đai, xây dựng khung pháp lý và có chính sách hỗ trợ giao dịch đất nông nghiệp; cho phép mua, thuê lại đất của nông dân để doanh nghiệp đầu tư vào vùng chuyên canh nông sản hàng hóa" - ông Tiến nói.

Theo Nông thôn này nay

NỘI DUNG KHÁC

Gỡ “rào cản” tích tụ ruộng đất

4-11-2019

Theo TS TRẦN CÔNG THẮNG, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, thị trường đất đai nông nghiệp còn nhiều tồn tại, thiếu bàn đạp cơ chế cho tích tụ ruộng đất.

Chế biến nông sản Việt Nam: Tích cực gỡ khó để lọt top 10 thế giới

21-2-2020

Bộ NNPTNT đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đưa công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam đứng trong 10 nước hàng đầu thế giới. Việt Nam sẽ trở thành trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp và thị trường tiêu thụ.

Phát triển chăn nuôi bền vững và đảm bảo an toàn dịch bệnh

20-2-2020

Việt Nam là nước xếp thứ 5 trong tốp 10 quốc gia và khu vực sản xuất thịt lợn nhiều nhất với sản lượng móc hàm đạt 2,8 triệu tấn/năm (số liệu năm 2018), sau Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Brazil, Nga.

Các doanh nghiệp "đổ" 30.000 tỷ đồng đầu tư vào chế biến nông sản

20-2-2020

Công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam đã có sự bứt tốc và thay đổi lớn trong những năm gần đây khi có tới 40 dự án đầu tư với số vốn hơn 30.000 tỷ đồng được khởi công xây dựng và khánh thành trong 3 năm gần đây.

EVFTA: Nông sản Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn gắt gao

17-2-2020

Hiệp định thương mại tự do sẽ mở rộng cửa thị trường Liên Hiệp Châu Âu (EU) cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nông sản. Nhưng vấn đề là các doanh nghiệp và nông gia Việt Nam có đáp ứng được các tiêu chuẩn rất gắt gao của các nước châu Âu hay không?

Đưa Việt Nam thành trung tâm chế biến và logistics nông sản

18-2-2020

Chế biến nông sản sẽ được Bộ NN-PTNT tập trung đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm đưa nước ta thành trung tâm chế biến và logistics nông sản toàn cầu vào 2030.

Nghị viện Châu Âu thông qua EVFTA

12-2-2020

Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) vừa được Nghị viện châu Âu thông qua ngày 12/2.

Phân tích giá trái cây Trung Quốc trong năm 2020

12-2-2020

Thị trường trái cây Trung Quốc khá bất ổn trong năm 2019. Trong nửa đầu năm 2019, tình trạng nguồn cung trái cây giảm mạnh, trong khi nhu cầu ổn định nên cầu vượt cung trên thị trường. Trong nửa cuối năm 2019, nguồn cung phục hồi và giá nhanh chóng quay trở lại mức cũ. Giá trái cây Trung Quốc dự báo duy trì ở mức thấp trong nửa đầu năm 2020.

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một thế lực nông sản toàn cầu

6-2-2020

Việt Nam đang theo đuổi tham vọng trở thành một thế lực nông sản toàn cầu vào năm 2030, theo Nghị quyết 53/NQ-CP của chính phủ. Nghị quyết này đặt ra mục tiêu Việt Nam phải hướng đến top 15 nước có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới và là một trung tâm toàn cầu cho logistics và chế biến nông sản.

Ngành chế biến nông sản đón nhận làn sóng đầu tư mạnh

10-2-2020

Các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư mạnh vào ngành chế biến nông sản trong những năm gần đây, giúp ngành này phát triển bền vững và thích ứng hiệu quả với các thiên tai và dịch bệnh.

Bình tĩnh gỡ khó rau quả ùn ứ, tái cấu trúc thị trường

12-2-2020

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh do nCoV gây ra, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị doanh nghiệp cũng như người dân hết sức bình tĩnh cùng tìm giải pháp tháo gỡ.

Khởi động dự án: “Mạng lưới nghiên cứu và tư vấn chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Việt Nam (NARDT)”

20-12-2019

Sáng ngày 20/12/2019 tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) tổ chức hội thảo khởi động Dự án: “Mạng lưới nghiên cứu và tư vấn chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Việt Nam (NARDT)”.