TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ngành chế biến nông sản đón nhận làn sóng đầu tư mạnh

Ngày đăng: 10 | 02 | 2020

Các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư mạnh vào ngành chế biến nông sản trong những năm gần đây, giúp ngành này phát triển bền vững và thích ứng hiệu quả với các thiên tai và dịch bệnh.

Theo Bộ NNPTNT, ngành chế biến nông sản tăng trưởng hàng năm 5 – 7% trong giai đoạn 2013 – 2018, và giá trị xuất khẩu chiếm tổng cộng 65% tổng giá trị sản xuất chế biến. Việt Nam hiện có 7.500 cơ sở chế biến và bảo quản nông sản, phục vụ các hoạt động xuất khẩu. Năm 2018 – 2019 có tới 30 dự án xây dựng chế biến nông sản trị giá khoảng 1 tỷ USD đã được khởi động và rất nhiều trong số này đã bắt đầu đi vào hoạt động.

Vào cuối năm 2019, tập đoàn Intimex đã khởi công nhà máy cà phê hòa tan trị giá 30 triệu USD, được trang bị công nghệ hiện đại và công suất hàng năm 4.000 tấn. “Thông qua dự án này, chúng tôi đặt mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, cải thiện khả năng cạnh tranh và giá trị của cà phê Việt Nam, và đi theo hướng xuất khẩu bền vững”, theo chủ tịch Intimex Đỗ Hà Nam. Ông Nam cho hay tập đoàn có kế hoạch tăng công suất hàng năm của nhà máy lên 20.000 tấn trong năm 2020, với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD. Các doanh nghiệp khác cũng đang mở rộng công suất hoạt động trong lĩnh vực này, bao gồm CTCP Phúc Sinh, tập đoàn TH, CTCP Masan Meatlife, tập đoàn Vina T&T, tập đoàn Việt Úc và công ty TNHH San Hà.

Giá các sản phẩm nông sản chế biến dự báo tăng 7 – 8% hàng năm đến năm 2030, theo ông Nguyễn Quốc Toản, cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Chế biến Nông sản thuộc Bộ NNPTNT. Các sản phẩm chế biến sâu và có giá trị gia tăng cao sẽ chiếm từ 30% trở lên và hơn một nửa cơ sở chế biến nông sản sẽ được trang bị các công nghệ hiện đại nhất, ông cho biết. Ngoài đầu tư vào các công nghệ chế biến hiện đại, các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về quản lý và giám sát an toàn thực phẩm. Ông Toản cho hay nông nghiệp sẽ ngày một phát triển nếu nhận thêm các khoản đầu tư vào công nghệ chế biến sâu, khuyến nghị các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu dùng nông sản. Bên cạnh đó, cần phải cải thiện chất lượng đào tạo nhân sự, tập trung vào khoa học công nghệ, nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Theo VNA

NỘI DUNG KHÁC

Bình tĩnh gỡ khó rau quả ùn ứ, tái cấu trúc thị trường

12-2-2020

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh do nCoV gây ra, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị doanh nghiệp cũng như người dân hết sức bình tĩnh cùng tìm giải pháp tháo gỡ.

Khởi động dự án: “Mạng lưới nghiên cứu và tư vấn chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Việt Nam (NARDT)”

20-12-2019

Sáng ngày 20/12/2019 tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) tổ chức hội thảo khởi động Dự án: “Mạng lưới nghiên cứu và tư vấn chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Việt Nam (NARDT)”.

Công điện khẩn về phòng chống dịch cúm gia cầm

3-2-2020

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các cấp tập trung hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp phòng dịch...

Nông sản "khóc" do virus Corona: Tức tốc tìm, mở rộng thị trường

4-2-2020

Chiều 3/2, Bộ NNPTNT họp khẩn về tình hình thương mại nông sản trước ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Không tái cơ cấu theo liên kết chuỗi thì nếu không “khóc” vì virus Corona, chúng ta cũng sẽ “khóc” vì những tác động khác...

Họp khẩn xuất khẩu nông sản giữa dịch virus corona

3-2-2020

Dân Việt - Chiều 3/2, Bộ NNPTNT tổ chức họp khẩn về tình hình thương mại nông sản trước ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona dự kiến sẽ đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Xuất khẩu khó do virus Corona: Ngày mai Bộ NNPTNT, Công Thương họp khẩn

2-2-2020

Ảnh hưởng của dịch viêm phổi do virus Corona, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc gặp khó. Trong ngày mai, mùng 3/2, hai bộ NNPTNT, Công Thương cũng sẽ họp bàn với 6 tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, các hiệp hội để thúc đẩy thương mại nông sản.

Xuất khẩu gặp khó vì corona: Ưu tiêu lưu giữ bảo quản nông sản

31-1-2020

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần chủ động lưu giữ, bảo quản chuyển hướng xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước.

Nông sản Việt "mất đường" sang Trung Quốc vì virus corona

1-2-2020

Hàng trăm xe container trái cây vận chuyển sang Trung Quốc buộc phải quay đầu trở về vì các cửa khẩu tạm thời đóng để ngăn ngừa dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra.

Đầu tư mạnh vào nông nghiệp: Các “đại gia” toan tính gì?

31-1-2020

Việc các “ông lớn” liên tiếp bắt tay nhau đem đến kỳ vọng về những “con sếu” đang “gọi đàn” đầu tư vào nông nghiệp, giúp nâng tầm nông sản Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Nông nghiệp tuần hoàn: Biến những thứ tưởng bỏ đi thành... “vàng”

20-1-2020

Nông nghiệp tuần hoàn dường như là khái niệm khá mới mẻ với nhiều người, nhưng thực tế chính là tận dụng những thứ tưởng như bỏ đi như thân cây ngô, đậu, lạc, bã sắn, bã mía, vỏ trấu… để làm thành phân bón, thức ăn chăn nuôi. Tại những mô hình nông nghiệp tuần hoàn, người ta gần như không phải bỏ đi thứ gì, ngược lại còn bắt rác thải “đẻ” ra tiền.

Vượt qua 'khó khăn kép'

20-1-2020

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời phỏng vấn Báo Nông nghiệp Việt Nam, nhìn lại sản xuất nông nghiệp 2019 và một số định hướng, mục tiêu của ngành năm 2020.

5 dấu ấn đáng nhớ của nông sản Việt trong năm 2019

20-1-2020

Hạt gạo ngon nhất thế giới; Mỹ công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam; lần đầu tiên sữa tươi Việt được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc... là những dấu ấn mà ngành nông nghiệp xác lập trong bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn.