TIN TỨC-SỰ KIỆN

5 dấu ấn đáng nhớ của nông sản Việt trong năm 2019

Ngày đăng: 20 | 01 | 2020

Hạt gạo ngon nhất thế giới; Mỹ công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam; lần đầu tiên sữa tươi Việt được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc... là những dấu ấn mà ngành nông nghiệp xác lập trong bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn.

1. Việt Nam có gạo ngon nhất thế giới

Những ngày cuối năm 2019, tin vui đến với ngành lúa gạo Việt Nam khi gạo ST25 của Việt Nam đã được trao giải “Gạo ngon nhất thế giới” sau khi xuất sắc vượt qua những đối thủ đáng gờm như Thái Lan, Campuchia tại cuộc thi World’s Best Rice. Ngay sau đó, cha đẻ của giống gạo này, Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua đã được nhận bằng khen của Bộ NNPTNT, giống gạo ST25 cũng được công nhận đặc cách trong những ngày cuối năm 2019.

Đây có thể là tín hiệu vui cho ngành lúa gạo khi trong năm 2019, bức tranh phát triển của ngành có phần u ám khi không giữ được đà tăng trưởng như 2018, khối lượng xuất khẩu tăng 4,8% nhưng giá trị thu về lại giảm 9,4%  so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo Việt Nam xuất khẩu cũng thấp hơn các đối thủ, có thời điểm còn tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 12 năm trở lại đây. Lượng gạo xuất sang Trung Quốc (thị trường trọng điểm của Việt Nam) lại sụt giảm tới 67%.

Thừa nhận xuất khẩu gạo gặp khó, song, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận xét doanh nghiệp, nông dân chuyển dịch thị trường rất tốt. Đặc biệt, xuất khẩu gạo đã mở rộng thị trường, tìm được đường sang châu Mỹ. Việc ST25 được công nhận là “Gạo ngon nhất thế giới” có thể mở ra cơ hội để xây dựng thương hiệu gạo của Việt Nam.

2. Cá tra Việt ngang cơ Mỹ

Năm 2019 ngành thủy sản cũng đón nhận tin vui sau những khó khăn về mặt thị trường khiến xuất khẩu cá tra giảm, giá cá tra nguyên liệu xuống thấp nên nông dân thua lỗ. Ngày 31/10, Mỹ chính thức công nhận hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) cá da trơn của Việt Nam tương đương với Mỹ.

Đây là điều chưa từng có, bởi từ trước đến nay vấn đề liên quan đến ATTP luôn là rào cản khiến nông sản Việt khó đặt chân vào được những thị trường khó tính.

Đáng chú ý, hệ thống kiểm soát ATTP cá da trơn của Việt Nam được Mỹ đánh giá đạt mức cao nhất (80%) so với tỷ lệ ủng hộ dành cho Trung Quốc (57%) và Thái Lan (40%).

Theo ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT), hệ thống kiểm soát ATTP của Mỹ là hệ thống khắt khe nhất thế giới, thậm chí còn đánh giá khắt khe hơn cả khối châu Âu.

Nhưng, cuối cùng Mỹ cũng đã chính thức công nhận hệ thống kiểm soát ATTP cá da trơn của Việt Nam tương đương với họ. Điều này sẽ là cơ hội để cá tra Việt thâm nhập sâu vào thị trường Mỹ cũng như tiếp cận nhiều thị trường khó tính khác.

3. Sữa tươi xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc

Giữa tháng 10/2019, lễ công bố sữa Việt Nam được chính thức xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc theo Nghị định thư ký giữa hai nước, đánh dấu bước ngoặt của ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của Việt Nam, một ngành được đánh giá không có nhiều lợi thế về giống, đồng cỏ, công nghệ nhưng những năm trở lại đây đã phát triển vượt bậc, tạo nên một kỳ tích về ngành công nghiệp chăn nuôi và chế biến sữa hiện đại so với khu vực và thế giới.

Đánh giá về sự kiện này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, Trung Quốc là thị trường lớn với dân số hơn 1,42 tỷ người, thu nhập trung bình hơn 10.000 USD/người/năm, nhu cầu nhập khẩu nông thủy sản lên tới 160 tỷ USD/năm tập trung vào nhóm các sản phẩm rau quả tươi 9-10 tỷ USD, thủy sản và sản phẩm thủy sản 8-10 tỷ USD, thịt và sữa 9-10 tỷ USD, gạo 2-2,5 tỷ USD.

Những lô sữa chính ngạch đầu tiên xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của ngành nông nghiệp Việt Nam. Qua đó, chứng tỏ chất lượng nông sản Việt có thể đáp ứng được những yêu cầu cao nhất.

4. Lâm sản lên “ngôi vương”

Thời điểm cuối năm 2019, ngành nông nghiệp lại đón thêm một tin vui khi xuất khẩu lâm sản thiết lập kỷ lục mới, thu về 11 tỷ USD, tăng gần 105% so với kế hoạch. Đáng chú ý, trong đó xuất siêu tới gần 8 tỷ USD. Với kết quả trên, ngành lâm nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng như kỳ vọng của vị tư lệnh ngành Nguyễn Xuân Cường là trở thành một trong hai ngành hàng bệ đỡ cho tăng trưởng nông nghiệp năm 2019.

Sau 14 năm phát triển, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 châu Á và đứng đầu ASEAN về xuất khẩu gỗ và lâm sản. Sản phẩm gỗ nước ta cũng có mặt tại 120 thị trường.

5. Xây dựng nông thôn mới vượt mục tiêu

Năm 2019, sau hành trình gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cả nước có 4.665 xã (chiếm 52,4% - vượt mục tiêu đề ra) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới tăng 827 xã (9,3%) so với cuối năm 2018. Bình quân cả nước đạt 15,32 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí. Thu nhập của người dân tăng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm.

Cả nước có 109 đơn vị cấp huyện của 41 tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 8 địa phương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Nông sản Việt Nam cần hạn chế xuất khẩu thô

29-10-2019

Trong nhiều năm qua, công nghiệp chế biến đã làm nâng cao giá trị hàng nông sản Việt Nam, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chế biến nông sản (CBNS) chưa tương xứng với tiềm năng, nông sản vẫn chủ yếu xuất khẩu (XK) thô, giá trị gia tăng thấp. Điều này đòi hỏi cần có những giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp CBNS phát triển.

Hợp tác phát triển chuỗi giá trị thực phẩm tại Việt Nam

17-1-2020

Sản xuất nông nghiệp là lợi thế, tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển mới với yêu cầu cao hơn, ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ dừng lại ở sản xuất mà bao gồm cả gia công chế biến...

IPSARD gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp đón xuân Canh Tý 2020

14-1-2020

Trong không khí đầu năm 2020 và chuẩn bị đón xuân Canh Tý, ngày 14/01 tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) tổ chức gặp mặt tri ân các cán bộ hưu trí.

Trái cây Việt Nam đã đủ sức thâm nhập nhiều thị trường khó tính

13-1-2020

Gần đây, nhiều trái cây Việt liên tục được cấp phép XK vào những thị trường khó tính. Tín hiệu vui này hứa hẹn khả năng thúc đẩy XK trái cây bền vững.

"Bệ phóng" nào để ngành nông nghiệp bứt phá trong năm 2020?

13-1-2020

Năm 2019 được xem là năm nhiều sóng gió đối với ngành Nông nghiệp và PTNT. Tuy nhiên, toàn ngành đã nỗ lực bám sát thực tiễn, vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những thắng lợi ghi dấu trên thị trường quốc tế và trong nước.

Năm 2020, doanh nghiệp tư nhân sẽ “nghĩ lớn” để bứt phá

10-1-2020

Nếu không có những doanh nghiệp tiên phong dám “nghĩ lớn”, liệu Việt Nam có được những công trình mang đẳng cấp quốc tế hay không? Triển vọng của khối kinh tế tư nhân sẽ nằm ở chính sự dám nghĩ, dám làm và sự dấn thân không mệt mỏi.

Hội nghị Cán bộ công chức, viên chức và người lao động năm 2019

9-1-2020

Ngày 08/01/2020, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức, viên chức và người lao động năm 2019. Hội nghị đón nhận sự tham dự đầy đủ của Lãnh đạo Viện, toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động đang công tác, làm việc tại các Phòng ban, Trung tâm, Bộ môn trực thuộc Viện.

Lợi thế và khó khăn từ EVFTA dưới góc nhìn doanh nghiệp

9-1-2020

Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã mở ra cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên cộng đồng doanh nghiệp vẫn cần nỗ lực hơn nữa để tận dụng lợị thế từ hiệp định này.

10 nhiệm vụ, giải pháp nông nghiệp 2020

7-1-2020

Sáng 7/1, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị bàn kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01 ngày 1/1/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp bền vững năm 2020.

Ngành Nông nghiệp bắt tay vào việc ngay những ngày đầu năm mới

1-1-2020

Những khó khăn, thách thức, đặc biệt là ứng phó với hạn mặn trong vụ Đông xuân 2019-2020 đòi hỏi ngành Nông nghiệp sẽ phải bắt tay triển khai ứng phó ngay những ngày đầu năm mới 2020.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững

7-1-2020

Những tiền đề trong năm 2019 là điều kiện quan trọng để toàn ngành nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập, giá trị gia tăng bền vững trong năm 2020 và những năm tới.

"Chưa bao giờ DN đầu tư nông nghiệp lại lớn như bây giờ"

2-1-2020

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bản thân DN đã nhìn thấy tiềm năng, lợi nhuận trong lĩnh vực nông nghiệp, mặt khác, 63 tỉnh thành, tỉnh nào cũng liên tục mời gọi đầu tư, xúc tiến đầu tư nông nghiệp tạo thành sức mạnh, sức hút cho khu vực này.