TIN TỨC-SỰ KIỆN

Lợi thế và khó khăn từ EVFTA dưới góc nhìn doanh nghiệp

Ngày đăng: 09 | 01 | 2020

Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã mở ra cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên cộng đồng doanh nghiệp vẫn cần nỗ lực hơn nữa để tận dụng lợị thế từ hiệp định này.

Hiệp định thương mại mậu dịch tự do EVFTA có hiệu lực đã giúp các ngành xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam xóa bỏ tới trên 99% thuế quan vào thị trường EU. Trong đó các mặt hàng như; đồ gỗ, da giầy, túi xách, chế tạo máy, dệt may ...được hưởng lợi lớn, điều này giúp hàng hóa của Việt Nam chiếm ưu thế hơn khi đẩy tăng giá trị cạnh tranh về sản phẩm vào thị trường khu vực.

Luồng gió mới

Không chỉ có xuất khẩu mà ở chiều ngược lại, về lĩnh vực nhập khẩu doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội lớn để tiếp cận, mua bán nguồn hàng hoá có chất lượng tốt với mức giá phù hợp từ EU như: các sản phẩm về máy cắt, máy chế tạo dùng trong chế biến và sản xuất công nghiệp...Lợi ích này không chỉ giúp các thương nhân Việt Nam được nhập hàng từ nguồn gốc đảm bảo mà nó còn làm tăng mẫu mã chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Bên cạnh đó, với việc thực thi từ các cam kết kèm theo, các vấn đề về cải cách thể chế, chính sách pháp luật, môi trường kinh doanh cũng có những thay đổi rõ rệt. Đặc biệt về các nguyên tắc trong phát triển thương mại được đẩy lên một tầm cao mới. Qua đó cho thấy Việt Nam sẽ là nước chiếm ưu thế hơn về sức mạnh thu hút đầu tư trong thời gian tới.

Nhận định về những lợi ích trên ông Phan Văn Phương- Giám đốc phụ trách xuất khẩu của Tập đoàn TBS Group cho biết, nhìn chung cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đều được hưởng lợi thế từ các Hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái bình dương CPTPP.

"Những thuận lợi này đến với nền kinh tế của Việt Nam từ vài năm trước do dòng dịch chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc đến các quốc gia có lực lượng lao động trẻ và chi phí rẻ hơn như Việt Nam, Indonesia, Bangladesh…Do vậy dòng dịch chuyển này vẫn sẽ tăng mạnh trong nhiều năm tới" - ông Phương nói.

Thách thức cần vượt qua

Song hành với những cơ hội thì thách từ EVFTA với các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nhỏ. Theo các cam kết kèm theo thì yêu cầu về quy tắc nguồn gốc xuất xứ cũng rất chặt chẽthông thường các mặt hàng muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU hoặc Việt Nam). Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc các nước trong ASEAN. Thêm vào đó là các yêu cầu bắt buộc về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường...của EU rất khắt khe và không dễ để đáp ứng.

Ngoài những trở ngại trên thì Việt Nam còn gặp nhiều vô vàn khó khăn về nguồn lao động. Theo ông Phương do quá trình dịch chuyển sản xuất, các công ty nước ngoài cũng tăng dần làn sóng đầu tư vào Việt Nam và kéo theo việc cạnh tranh lao động giữa các ngành nghề trở lên thiếu cục bộ. Trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ trong các ngành sản xuất đòi hỏi kỹ thuật cũng trở lên thiếu ở mức báo động trong lĩnh vực sản xuất điện tử, viễn thông, công nghiệp xe hơi…

"Ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến cho dòng dịch chuyển này xảy ra nhanh hơn, với các mô hình sản xuất thu hút nguồn lao động ổn định phục vụ ngành may, da giày, túi xách cũng rất khó tuyển" - ông Phương nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Khắc Tâm - Giám đốc Công ty May mặc xuất khẩu Hải Phòng nói,  mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa, dịch vụ từ EU đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khó khăn hơn ngay tại sân nhà. Đây sẽ là một thách thức lớn, vì các doanh nghiệp EU có lợi thế hơn hẳn về năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trường cũng như khả năng tận dụng các FTA. Do vậy Chính phủ mở cửa thu hút đầu tư nhưng cần có lộ trình phù hợp, đặc biệt đối với những nhóm sản phẩm nhạy cảm như thực phẩm và mặt hàng tiêu dùng.

Trước những khó khăn trên, nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong cải cách sản xuất, sản phẩm và tiếp cận thị trường. Quan sát hình thức kinh doanh của khối doanh nghiệp FDI ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, ngoài những lợi thế về vốn thì họ còn đầu tư rất lớn về công nghệ và đặc biệt là họ đầu tư cho R&D (lĩnh vực đóng góp vào chuỗi giá trị gia tăng và chủ động tìm kiếm đơn hàng cho nhà máy sản xuất).

Theo đại diện phụ trách xuất khẩu của Tập đoàn TBS Group thì chiến lược của TBS hiện nay cũng đã đầu tư mạnh cho R&D và xét trên mặt bằng tổng thể thì các doanh nghiệp trong nước chưa chú trọng cho lĩnh vực này. Do đó để hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu và nhằm được hưởng lợi tối đa từ các Hiệp định thương mại thì doanh nghiệp Việt Nam không còn cách nào khác là buộc phải đầu tư cho công nghệ và cho R&D.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

NỘI DUNG KHÁC

10 nhiệm vụ, giải pháp nông nghiệp 2020

7-1-2020

Sáng 7/1, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị bàn kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01 ngày 1/1/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp bền vững năm 2020.

Ngành Nông nghiệp bắt tay vào việc ngay những ngày đầu năm mới

1-1-2020

Những khó khăn, thách thức, đặc biệt là ứng phó với hạn mặn trong vụ Đông xuân 2019-2020 đòi hỏi ngành Nông nghiệp sẽ phải bắt tay triển khai ứng phó ngay những ngày đầu năm mới 2020.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững

7-1-2020

Những tiền đề trong năm 2019 là điều kiện quan trọng để toàn ngành nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập, giá trị gia tăng bền vững trong năm 2020 và những năm tới.

"Chưa bao giờ DN đầu tư nông nghiệp lại lớn như bây giờ"

2-1-2020

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bản thân DN đã nhìn thấy tiềm năng, lợi nhuận trong lĩnh vực nông nghiệp, mặt khác, 63 tỉnh thành, tỉnh nào cũng liên tục mời gọi đầu tư, xúc tiến đầu tư nông nghiệp tạo thành sức mạnh, sức hút cho khu vực này.

2019: Một năm đầy sóng gió của xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc

2-1-2020

2019 đánh dấu một năm đầy sóng gió đối với trái cây xuất khẩu của Việt Nam khi thị trường Trung Quốc - nơi tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam, siết chặt việc nhập khẩu qua đường tiểu ngạch và qui định dán nhãn, đóng gói.

Thị trường là khâu quyết định tăng trưởng của ngành nông nghiệp năm 2020

2-1-2020

Năm 2020, việc nâng cao kĩ năng, năng lực ứng phó với các tình huống xảy ra được coi là giải pháp thường trực cần hướng tới. Đặc biệt việc phát triển thị trường là khâu quyết định tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Năm 2020, nhiều mặt hàng sẽ hồi phục tăng trưởng

2-1-2020

Năm 2019, do những yếu tố bất lợi, giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng nông nghiệp quan trọng sụt giảm đáng kể. Bước vào năm 2020, nhiều mặt hàng có khả năng sẽ hồi phục, tăng trưởng trở lại.

Những điểm sáng nổi bật của ngành NN trong năm “sóng gió”

31-12-2019

Năm 2019, ngoài đối mặt với “sóng gió”, thách thức về năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, ngành nông nghiệp còn chịu tác động lớn của nhiều yếu tố dịch bệnh, thị trường, biến đổi khí hậu...

Cơ hội việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nữ ĐBSCL còn thấp

26-12-2019

Ngày 26/12, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT (IPSARD) phối hợp cùng Cơ quan hỗ trợ phát triển Australia (AusAid) đã tổ chức Hội thảo “Việc làm cho phụ nữ nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): Cơ hội và thách thức”.

Nâng cao giá trị nông sản - Chưa tương xứng tiềm năng

24-12-2019

Ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, những mặt hàng xuất khẩu truyền thống như: lúa gạo, hạt điều, cà phê, thủy sản... từng bước thâm nhập thị trường quốc tế.

Giữ danh tiếng nông sản Việt: Giống tốt thôi chưa đủ!

23-12-2019

Niềm vui với ST25 - gạo ngon nhất thế giới - đến cùng với chuyện buồn sau mùa dịch tả heo châu Phi và thời sự xâm ngập mặn ở ĐBSCL. Nhà nông lại đau đáu với chuyện cây giống, con giống và làm sao sống khỏe trên mảnh đất của mình.

Bộ NN&PTNT hoàn thành 6 nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử

23-12-2019

Trong năm 2020, Bộ NN&PTNT tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành, xây dựng Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ NN&PTNT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.