TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cơ hội việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nữ ĐBSCL còn thấp

Ngày đăng: 26 | 12 | 2019

Ngày 26/12, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT (IPSARD) phối hợp cùng Cơ quan hỗ trợ phát triển Australia (AusAid) đã tổ chức Hội thảo “Việc làm cho phụ nữ nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): Cơ hội và thách thức”.

Báo cáo nghiên cứu của IPSARD nhận định, mặc dù ĐBSCL rất giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, chế biến, du lịch và tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động nữ, nhưng hiện khu vực này đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ biến đổi khí hậu, việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ mục đích khác...kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới đời sống, việc làm của người dân khu vực nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là đối với lao động nữ.

Nếu như tỷ lệ nữ tham gia lao động trên tổng số lao động cả nước trong năm 2018 là 47,8%, thì con số này tại vùng ĐBSCL chiếm đến 65,7%. Mặc dù vậy, thu nhập bình quân của lao động nữ trong lĩnh vực nông lâm thủy sản lại thấp hơn của nam giới và khoảng cách đang có xu hướng ngày càng nới rộng với mức chênh lệch từ 1,3 triệu đồng/người/tháng năm 2010 lên đến 1,43 triệu đồng/người/tháng. Không những vậy, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nữ tại vùng ĐBSCL cũng luôn cao hơn nam giới, với tỷ lệ tương ứng trong năm 2018 là 3,57% so với 2,02% và 2,84% so với 2,78%.

Theo IPSARD, trong thời gian qua, hàng loạt các chính sách về đào tạo và việc làm cho lao động nữ cả nước nói chung và lao động nữ ĐBSCL nói riêng đã được ban hành. Cụ thể như Quyết định số 2351/QĐ - TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011 - 2020; đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2020” cùng các đề án đào tạo lao động và hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp, khả năng tiếp cận nguồn lực sản xuất, cơ hội đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nữ ĐBSCL vẫn thấp toàn diện so với mặt bằng chung của cả nước.

Do đó, IPSARD khuyến nghị, thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ việc làm cho lao động nữ, nhất là thông qua chính sách hỗ trợ các DN khu vực ĐBSCL sử dụng nhiều lao động nữ hơn. Cùng với đó, cần tăng cường hơn nữa lồng ghép nội dung bình đẳng giới để quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nữ khu vực nông thôn ĐBSCL thông qua các chương trình quốc gia về giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, khuyến khích đào tạo nghề, tạo việc làm cho nữ lao động, nhất là lao động nữ lớn tuổi; ưu tiêng cho vay vốn giải quyết công ăn việc làm đối với các dự án tạo nhiều việc làm cho lao động nữ nông thôn từ Quỹ quốc gia về việc làm.

Nguồn: http://tapchithue.com.vn/van-hoa-xa-hoi/158-van-hoa-xa-hoi/17249-co-hi-vic-lam-chuyn-di-ngh-nghip-cho-lao-dng-n-dbscl-con-thp.html

NỘI DUNG KHÁC

Nâng cao giá trị nông sản - Chưa tương xứng tiềm năng

24-12-2019

Ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, những mặt hàng xuất khẩu truyền thống như: lúa gạo, hạt điều, cà phê, thủy sản... từng bước thâm nhập thị trường quốc tế.

Giữ danh tiếng nông sản Việt: Giống tốt thôi chưa đủ!

23-12-2019

Niềm vui với ST25 - gạo ngon nhất thế giới - đến cùng với chuyện buồn sau mùa dịch tả heo châu Phi và thời sự xâm ngập mặn ở ĐBSCL. Nhà nông lại đau đáu với chuyện cây giống, con giống và làm sao sống khỏe trên mảnh đất của mình.

Bộ NN&PTNT hoàn thành 6 nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử

23-12-2019

Trong năm 2020, Bộ NN&PTNT tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành, xây dựng Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ NN&PTNT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Sức bật mới đầu tư vào nông nghiệp

23-12-2019

Năm 2019, đã có 17 dự án đầu tư vào nông nghiệp với tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng được khánh thành, đi vào hoạt động.

Nông nghiệp Việt đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2020 đạt hơn 42 tỷ USD

23-12-2019

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2019 của cả nước dự kiến đạt 41,3 tỷ USD, tăng khoảng 3,5% so với với năm 2018.

Bộ NN-PTNT không cấp hạn ngạch nhập khẩu thịt lợn

23-12-2019

Bộ NN&PTNT khẳng định, Bộ không cấp định mức (quota) nhập khẩu thịt lợn, cũng như bất kỳ động vật, sản phẩm động vật.

Ngành nông nghiệp nỗ lực vượt khó

20-12-2019

Dịch bệnh gây thiệt hại chưa từng có trong ngành chăn nuôi; hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản đối mặt với những biến động gây bất lợi lớn. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đã khép lại năm 2019 với kết quả hoàn thành và vượt chỉ tiêu theo kế hoạch.

Thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng phỏng vấn kỳ xét tuyển viên chức năm 2019

1-11-2019

Thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng phỏng vấn kỳ xét tuyển viên chức năm 2019

Thông báo kế hoạch kiểm tra sát hạch

31-10-2019

Thông báo kế hoạch kiểm tra sát hạch

Thông báo kết quả kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển

30-10-2019

Thông báo kết quả kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển

Siết chặt quản lý chất lượng trái cây xuất khẩu

19-12-2019

Theo Cục Bảo vệ thực vật, thời gian qua, công tác đàm phán tháo gỡ rào cản về kiểm dịch thực vật để mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan.

Những dấu ấn chỉ đạo, điều hành nổi bật của Bộ NNPTNT năm 2019 (2)

18-12-2019

Năm 2019, ngành nông nghiệp đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức, nhiều mặt hàng xuất khẩu bị thu hẹp, song bằng các giải pháp "xoay trục", ngành nông nghiệp vẫn kịp cán đích với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt trên 41,3 tỷ đồng với sự tăng trưởng ngoạn mục của ngành xuất khẩu gỗ.