TIN TỨC-SỰ KIỆN

Những dấu ấn chỉ đạo, điều hành nổi bật của Bộ NNPTNT năm 2019 (2)

Ngày đăng: 18 | 12 | 2019

Năm 2019, ngành nông nghiệp đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức, nhiều mặt hàng xuất khẩu bị thu hẹp, song bằng các giải pháp "xoay trục", ngành nông nghiệp vẫn kịp cán đích với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt trên 41,3 tỷ đồng với sự tăng trưởng ngoạn mục của ngành xuất khẩu gỗ.

Báo điện tử Dân Việt đăng tải tiếp về các dấu ấn chỉ đạo, điều hành của Bộ NNPTNT trong năm 2019.

3. Công tác mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản được chú trọng, kịp thời giải quyết các vướng mắc để thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường truyền thống và mở rộng thêm đối với các thị trường có tiềm năng. Thặng dư thương mại nông lâm thủy sản tăng cao

Năm 2019, mặc dù khó khăn về thị trường, các mặt hàng nông sản giảm giá từ 10 - 15%, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) ước đạt 41,3 tỷ USD, tăng khoảng 3,5% so với với năm 2018, riêng lĩnh vực lâm nghiệp đạt trên 11 tỷ USD, tăng gần 20%.

Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục so với năm 2018. Tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD; trong đó có 5 mặt hàng trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; cà phê; hạt điều).

Bộ NNPTNT đã chỉ đạo các đơn vị tích cực đàm phán để có thêm các loại quả tươi có giá trị cao xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc...; đồng thời, thúc đẩy xuất khẩu thịt gà chế biến đi Nhật Bản; xuất khẩu lợn sữa vào Malaysia, Hồng Kông; xuất khẩu mật ong đi EU, Hoa Kỳ.

Lô sữa đầu tiên được xuất vào Trung Quốc trong tháng 10/2019, hoàn thành đàm phán với cơ quan có thẩm quyền của Hồng Kông (Trung Quốc) để xuất khẩu thịt lợn mảnh đông lạnh, thịt gà chế biến và tổ yến sang Hồng Kông.

Đối với lĩnh vực thủy sản, Mỹ đã công nhận tương đương đối với mặt hàng các da trơn Việt Nam, giảm thuế nhập khẩu cá tra, tôm từ nước ta vào Mỹ hầu hết ở mức 0%;

Trung Quốc đã chấp thuận nhập khẩu chính ngạch 48 loài thủy sản sống và 128 loại sản phẩm thủy sản sơ chế, chế biến từ Việt Nam.

Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, việc phê chuẩn và triển khai thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT và tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đã mang lại nhiều cơ hội cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Theo ông Hà Công Tuấn- Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT: "Xác định ứng dụng công nghệ cao vào chuỗi từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ là giải pháp căn cơ để phát triển nhanh nền nông nghiệp; giảm thiểu rủi ro của biến đổi khí hậu, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT ứng dụng nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ cao đẩy mạnh công tác dự báo thị trường, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản; Trung tâm tin học, hàng tháng đều có tập hợp đánh giá về thị trường".

4. Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ba trục sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm

Thực hiện đồng bộ các giải pháp theo ba trục sản phẩm: Nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia; Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; Nhóm sản phẩm địa phương (OCOP), tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Nhiều sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng KHCN cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như tôm, cá tra, sản phẩm gỗ…; rất nhiều vùng nuôi trồng, nhiều nhà máy chế biến sản phẩm công nghệ cao đã đi vào hoạt động và đang phát huy hiệu quả; ở nhóm sản phẩm OCOP kết hợp truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ đa dạng, phong phú, chất lượng, mẫu mã bao bì đẹp, truy xuất được nguồn gốc.

Ở cấp quốc gia, đến nay đã có 03 khu NNƯDCNC được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Hậu Giang, Phú Yên và Bạc Liêu); 08 Khu đang trong quá trình hoàn thiện đề án. Cấp địa phương, có 09 vùng NNUDCNC nuôi trồng thủy sản, trồng hoa, lúa, chuối được địa phương công nhận; 124 khu sản xuất NNƯDCNC do doanh nghiệp đầu tư được UBND cấp tỉnh thành lập; và 45 Doanh nghiệp nông nghiệp được công nhận là doanh nghiệp NNUDCNC.

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Những dấu ấn chỉ đạo, điều hành nổi bật của Bộ NNPTNT năm 2019 (1)

18-12-2019

Năm 2019, nông nghiệp nước ta tiếp tục hội nhập sâu hơn, đồng thời đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, hiệu quả thấp, sức cạnh tranh nông sản hàng hóa còn yếu, lại chịu tác động lớn bởi dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm và lan rộng trên cả nước, gây thiệt hại chưa từng có đối với ngành chăn nuôi... Tuy nhiên, Bộ NNPTNT đã có những điều hành, chỉ đạo kịp thời để "về đích" với nhiều chỉ tiêu nổi bật.

Tăng 430.000 tấn thực phẩm để "đắp" cho sản lượng thịt lợn thiếu

19-12-2019

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, hơn 430.000 tấn thực phẩm tăng so với năm 2018 một mặt phục vụ duy trì đà tăng trưởng của ngành, một mặt bù đắp một phần thiếu hụt thịt lợn do bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã làm gần 6 triệu con lợn bị tiêu hủy, tương đương 340.000 tấn thịt lợn.

Nhiều giải pháp bình ổn giá thịt lợn những tháng cuối năm

19-12-2019

Cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm các hoạt động đầu cơ, ép giá, tung tin thất thiệt... gây mất ổn định thị trường mặt hàng thịt lợn.

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang EU

19-12-2019

EU là một thị trường rất lớn của rau quả thế giới, nhưng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU còn rất khiêm tốn.

WB: Triển vọng kinh tế Việt Nam những năm tới rất tích cực

18-12-2019

Đánh giá kinh tế Việt Nam đạt những kết quả ấn tượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chững lại, WB nhận định, với mức tăng trưởng khoảng 6,5% trong những năm tới đây, triển vọng phát triển của kinh tế Việt Nam là rất tích cực.

Chuỗi cung ứng nghiệp dư, nông sản Việt khó ”lên hạng” chuyên nghiệp

18-12-2019

Xuất khẩu nông lâm thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, với kim ngạch hơn 40 tỷ USD năm 2018. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, giá trị lợi nhuận của ngành thu về chưa cao bởi thiếu chuỗi logistics phục vụ theo quá trình tích hợp...

HỘI THẢO “TÍN DỤNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP TẠI INDONESIA, MYANMAR VÀ VIỆT NAM”

6-12-2019

Trong bối cảnh nhiều hộ nông dân nhỏ có nhu cầu vay vốn nhưng khó tiếp cận được nguồn vốn, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) và Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI) đồng tổ chức hội thảo với chủ đề "Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp tại Indonesia, Myanmar và Việt Nam". Hội thảo nhằm chia sẻ thông tin về cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp tại Indonesia, Myanmar và Việt Nam như là một giải pháp cải thiện tiếp cận tín dụng cho hộ nông dân nhỏ.

Xuất khẩu nông sản đối mặt với nhiều thách thức mới

9-12-2019

Xây dựng được vùng nguyên liệu sẽ là cơ sở giải quyết được các khâu tiếp theo trong chuỗi giá trị, nâng cao giá trị của nông sản xuất khẩu.

Đâu là giải pháp để công ty nông, lâm nghiệp dẫn dắt NN phát triển?

6-12-2019

Để phát triển các công ty nông - lâm nghiệp một cách thực sự bền vững, hiệu quả, theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, phải có cơ chế chính sách khơi thông và giải pháp quản lý thật sự chặt chẽ, hiệu quả các nguồn lực đất đai, tài nguyên rừng,...

Xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững

13-12-2019

Tại buổi đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với nông dân lần thứ hai, nhiều vấn đề “nóng” của nông dân được nêu ra đã được Thủ tướng và các thành viên Chính phủ giải đáp.

Kỷ lục mới của nông, lâm, thủy sản: Xuất khẩu đạt 41,3 tỷ USD

16-12-2019

Mặc dù khó khăn về thị trường, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm từ 10 - 15%, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2019 dự kiến đạt 41,3 tỷ USD, tăng khoảng 3,5% so với năm 2018. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục 9,9 tỷ USD, cao hơn 1,12 tỷ USD so với năm 2018.

Gần 2.800 DN nông nghiệp thành lập mới, thêm nhiều chuỗi liên kết nông sản

16-12-2019

Số liệu cập nhật mới từ Bộ NN&PTNT cho thấy, số doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản thành lập mới trong năm 2019 là 2.756 doanh nghiệp, tăng 25,3% so với năm 2018, nâng tổng số doanh nghiệp nông nghiệp lên 12.581 doanh nghiệp.