TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kỷ lục mới của nông, lâm, thủy sản: Xuất khẩu đạt 41,3 tỷ USD

Ngày đăng: 16 | 12 | 2019

Mặc dù khó khăn về thị trường, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm từ 10 - 15%, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2019 dự kiến đạt 41,3 tỷ USD, tăng khoảng 3,5% so với năm 2018. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục 9,9 tỷ USD, cao hơn 1,12 tỷ USD so với năm 2018.

Tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD; trong đó có 5 mặt hàng trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; cà phê; hạt điều).

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm nay ghi nhận mức tăng kỷ lục – đạt trên 11 tỷ USD. Ảnh: Q.H

Trong năm 2019, Bộ NN&PTNT đã quyết liệt thực hiện các giải pháp điều chỉnh cơ cấu sản xuất thích ứng, linh hoạt với tình hình để thúc đẩy tăng trưởng các ngành hàng còn dư địa tăng trưởng tốt như: tăng sản lượng rau, cây ăn quả; tăng sản lượng gia cầm, gia súc lớn, trứng gia cầm để đáp ứng thực phẩm thay thế thịt lợn; tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng, đặc biệt là tôm nước lợ và cá tra.

Nhờ vậy, sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác đều tăng mạnh, như thịt gia cầm đạt 1,3 triệu tấn, tăng 15% (tăng 145 nghìn tấn), trứng gia cầm tăng 12% (tăng 1,4 tỷ quả)...

Về thị trường tiêu thụ, lãnh đạo Bộ NN&PTNT luôn quan tâm, chỉ đạo công tác mở thị trường, xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản được chú trọng, kịp thời giải quyết các vướng mắc để thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang các thị trường tuyền thống và mở rộng thêm đối với các thị trường có tiềm năng...

Điểm nổi bật trong công tác xúc tiến thương mại quốc tế là ngành đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong phối hợp với các cơ quan liên quan, các vị Đại sứ để tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại thị trường Trung Quốc, Mỹ theo hướng chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch.

Bộ NN&PTNT đã tích cực đàm phán để có thêm các loại quả tươi có giá trị cao xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc...; đồng thời thúc đẩy xuất khẩu thịt gà chế biến đi Nhật Bản; xuất khẩu lợn sữa vào Malaysia, Hồng Kông; xuất khẩu mật ong đi EU, Hoa Kỳ.

Việt Nam đã xuất lô sữa đầu tiên đi Trung Quốc trong tháng 10/2019, hoàn thành đàm phán với cơ quan có thẩm quyền của Hồng Kông (Trung Quốc) để xuất khẩu thịt lợn mảnh đông lạnh, thịt gà chế biến và tổ yến sang Hồng Kông.

Cá tra Việt Nam vừa được Hoa Kỳ công nhận tương đương về kiểm soát an toàn thực phẩm. Ảnh: V.S

Về thủy sản xuất khẩu, Hoa Kỳ đã chính thức công nhận Việt Nam tương đương về kiểm soát an toàn thực phẩm với cá tra, mở ra triển vọng lớn để các doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu vào Mỹ. Trung Quốc đã chấp thuận nhập khẩu 48 loài thủy sản sống và 128 loại sản phẩm thủy sản sơ chế, chế biến được từ Việt Nam.

Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, việc triển khai thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT và tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mang lại nhiều cơ hội cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 8,0%, vượt kế hoạch đề ra (6,0%). Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ năm nay ghi nhận mức tăng kỷ lục – đạt trên 11 tỷ USD, vượt mục tiêu đề ra.

Để nâng cao hiệu quả và giá trị cho các mặt hàng nông sản, Bộ NN&PTNT và các địa phương luôn quan tâm, thúc đẩy xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất với các doanh nghiệp trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn cả nước đã triển khai xây dựng và phát triển mô hình chuỗi với 1.484 chuỗi (tăng 388 chuỗi so với năm 2018), 2.374 sản phẩm (tăng 948 sản phẩm) và 3.267 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản an toàn thực phẩm theo chuỗi (tăng 93 địa điểm).

Đồng thời, Bộ đã cùng các địa phương, doanh nghiệp đang tiến hành xây dựng các chuỗi liên kết một số sản phẩm chủ lực như: Chuỗi liên kết cá tra ba cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL; Chuỗi liên kết ngành hàng lâm sản chủ lực; Chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo của 10.000 hộ trồng lúa ở vùng ĐBSCL.

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Gần 2.800 DN nông nghiệp thành lập mới, thêm nhiều chuỗi liên kết nông sản

16-12-2019

Số liệu cập nhật mới từ Bộ NN&PTNT cho thấy, số doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản thành lập mới trong năm 2019 là 2.756 doanh nghiệp, tăng 25,3% so với năm 2018, nâng tổng số doanh nghiệp nông nghiệp lên 12.581 doanh nghiệp.

“Làn sóng ngầm” chuyển nhượng đất nông nghiệp

29-11-2019

Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường chuyển nhượng đất nông nghiệp thực sự chưa hình thành nhưng đã có những “làn sóng ngầm” mạnh mẽ, nếu không sớm có hành lang pháp lý thì dễ dẫn đến nhiều tác động xã hội. Hoàn thiện các quy định về tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp đang là một đòi hỏi bức thiết hiện nay...

‘Siết’ truy xuất nguồn gốc đối với nông sản Việt là yêu cầu tất yếu?

29-11-2019

Việc siết chặt về truy xuất nguồn gốc đối với nông sản Việt là lời cảnh báo khi không chỉ thị trường Trung Quốc mà các thị trường khác trên thế giới đều đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với hàng hóa của Việt Nam.

Thông báo kết quả xét tuyển viên chức 2019

20-11-2019

Thông báo kết quả xét tuyển viên chức 2019

Thông báo kế hoạch kiểm tra sát hạch

31-10-2019

Thông báo kế hoạch kiểm tra sát hạch

Doanh nghiệp khát đất, ruộng đồng bỏ hoang, ngóng chính sách tích tụ đất đai

28-11-2019

Bất cập đang diễn ra trong ngành nông nghiệp khi ngày càng nhiều doanh nghiệp, chủ trang trại có nhu cầu diện tích quy mô lớn, tập trung để sản xuất hàng hóa nhưng không có, trong khi hàng nghìn hecta đất ruộng lại bị người dân bỏ hoang. Lý do là các quy định về tích tụ ruộng đất hiện nay có quá nhiều vướng mắc.

Nhập khẩu thịt lợn: Người chăn nuôi lo nhập ồ ạt, mất cơ hội gỡ gạc

27-11-2019

Sau khi biết thông tin Chính phủ có chủ trương cho nhập khẩu thịt lợn để bù lượng thịt bị thiếu hụt trong nước do dịch tả lợn châu Phi, nhiều chủ trang trại chăn nuôi lợn ở các tỉnh thành vô cùng lo lắng. Bà con cho rằng, nếu nhập khẩu thêm thịt lợn vào lúc này sẽ khiến người chăn nuôi gặp khó khăn, lo nhất là các doanh nghiệp sẽ nhập ồ ạt, gây ảnh hưởng tới thị trường.

Thủ tướng đối thoại với nông dân: Gửi gắm tâm tư từ ruộng đồng

26-11-2019

Ngày 10/12/2019, tại TP.Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ trực tiếp đối thoại với nông dân về những vấn đề thiết thực trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hiện, đã có nhiều câu hỏi nông dân cả nước muốn gửi đến Thủ tướng liên quan đến những vấn đề đang “nóng” như: tiêu thụ nông sản, tác động của biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập...

Bùng nổ thị trường thực phẩm chế biến sẵn: 6.000 DN tham gia

25-11-2019

Rất nhiều sản phẩm tưởng chừng như không thể chế biến sẵn nhưng giờ đã có mặt trên quầy kệ đồ hộp, như chân giò hầm, cháo tươi, thịt kho trứng… Sức hấp dẫn của ngành hàng thực phẩm chế biến sẵn (đóng gói, đóng hộp) thể hiện ở con số tăng trưởng liên tục duy trì ở mức 7 - 8% trong những năm gần đây, tương đương với đồ uống không cồn, chỉ đứng sau nhóm bia (10%).

Bộ NN&PTNT lên kế hoạch thay thế… thương lái

25-11-2019

Đại diện Bộ NN&PTNT nhận định, lâu nay cung ứng nhiều mặt hàng nông sản chính cho thị trường đều thông qua kênh thương lái tư nhân nên khó truy xuất nguồn gốc, giá trị tăng thêm chủ yếu rơi vào tay thương lái…

Xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, nông dân không thể tự bơi

25-11-2019

Trung Quốc siết chặt nhập khẩu nông sản đã và đang đặt ra thách thức đối với nông sản Việt.

Nông nghiệp Việt Nam "đi chợ thế giới" nhưng hàng nặng, đường ngắn

25-11-2019

Nông sản Việt Nam đã đi đến 185 nước trên thế giới với giá trị 42,5 tỷ USD năm 2018, song “thực tế là chúng ta đi chợ thế giới nhưng đi bằng sản phẩm thô, nặng và ngắn”.