TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bùng nổ thị trường thực phẩm chế biến sẵn: 6.000 DN tham gia

Ngày đăng: 25 | 11 | 2019

Rất nhiều sản phẩm tưởng chừng như không thể chế biến sẵn nhưng giờ đã có mặt trên quầy kệ đồ hộp, như chân giò hầm, cháo tươi, thịt kho trứng… Sức hấp dẫn của ngành hàng thực phẩm chế biến sẵn (đóng gói, đóng hộp) thể hiện ở con số tăng trưởng liên tục duy trì ở mức 7 - 8% trong những năm gần đây, tương đương với đồ uống không cồn, chỉ đứng sau nhóm bia (10%).

Nấm mọc sau mưa

1. Thị trường gần 100 triệu dân, với nhiều người trẻ, tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM… là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến sẵn phát triển. Theo báo cáo năm 2018 của VietNam Report, cuộc sống hiện đại đã làm người tiêu dùng có “cái nhìn khác” đối với nhóm hàng thực phẩm chế biến sẵn. Tỷ lệ các mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn có mặt trong giỏ hàng đi chợ ngày càng nhiều hơn.

Còn báo cáo của Datamoniter giữa năm 2019 cho thấy, thị trường thực phẩm chế biến sẵn ở Việt Nam trong những năm qua luôn tăng trưởng ở mức hấp dẫn, có năm mức tăng trưởng xấp xỉ hai con số. Trong đó, thịt đóng hộp các loại chiếm 50,5% thị phần. Tiếp theo đó là cá hộp chiếm 28%, còn lại là các dòng sản phẩm rau, củ, quả đóng hộp. Dự báo đến năm 2025, một nửa lượng thịt trong bữa ăn hàng ngày của người tiêu dùng Việt Nam sẽ là sản phẩm đã qua chế biến. Vào thời điểm đó, thị trường Việt Nam sẽ cần tới 2,5 triệu tấn sản phẩm thịt chế biến/năm, tức là cao gấp 5 lần so với hiện nay.

Ông Sakchai Chatchaisopon, Giám đốc chi nhánh nhà máy chế biến thịt Hà Nội (trực thuộc C.P Việt Nam) cho rằng: “Khi đời sống người dân bận rộn hơn, nhu cầu sử dụng các mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn từ thịt, cá cũng sẽ tăng theo”.

Bà Bùi Thị Phương Dung, chuyên gia dinh dưỡng bình luận: “Hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm đóng hộp không bằng các loại thực phẩm tươi nhưng bù lại, không tốn nhiều thời gian để nấu nướng, thuận tiện cho cuộc sống bận rộn”.

2. Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM, Việt Nam có gần 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm chế biến sẵn. Nhưng chủ lực trên thị trường chỉ chừng vài chục nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến như: Vissan, CJ Cầu Tre, Hạ Long Canfoco, Seaspimex, Tuyền Ký, Tân Tân, KTCFood, Thực Phẩm Nhanh, Saigon Food…, phần còn lại là các doanh nghiệp nhỏ, chuyên gia công sản phẩm cho những thương hiệu lớn hơn hoặc là những nhãn hàng riêng cho các kênh bán lẻ như Saigon Co.op, Adayroi…

Trực thuộc Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra), Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) được xem là “ông lớn” thị trường thực phẩm chế biến sẵn. Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng giám đốc Vissan cho biết, năm 2018, Vissan sản xuất 22.660 tấn thực phẩm chế biến sẵn, còn năm 2019 ước chừng 25.000 tấn. Theo ông An, nhóm hàng thực phẩm chế biến sẵn “đang bán tốt” nên sản lượng kinh doanh năm 2019 dự kiến tăng 19 - 20% so với năm trước. “Không chỉ có sản phẩm mới mà Vissan còn điều chỉnh hương vị, bao bì mẫu mã để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng”, ông An chia sẻ thêm.

Trao đổi với Thế giới Tiếp thị, bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó tổng giám đốc Saigon Food cho biết, Saigon Food đã thay đổi dây chuyền sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại, tăng dần sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ để giảm giá thành, nâng cao chất lượng để lấy lòng của người tiêu dùng. “Saigon Food đã đầu tư xây dựng thêm một kho lạnh và một nhà máy chế biến để nâng tỷ lệ lên 50% tại thị trường nội địa vào năm 2020”, bà Lâm nói.

Nhiều doanh nghiệp trước đây chỉ thuần kinh doanh nông sản tươi nay cũng đầu tư mạnh vào lĩnh vực thực phẩm chế biến. Nếu trước đây chỉ chuyên bán trứng gia cầm, nay Ba Huân đã có thêm nhiều sản phẩm thuộc dòng chế biến sẵn như gà viên, trứng gà hầm, xúc xích gà… San Hà, trước đây chỉ kinh doanh thịt gia cầm tươi sống, nay có thêm sản phẩm chế biến như cánh, đùi gà rán, thịt gà viên rán phô mai hay chả giò, chả quế… Đại diện San Hà cho biết, nhãn hiệu này sẽ đẩy mạnh tiếp thị các sản phẩm này tại chuỗi cửa hàng kinh doanh SanHafood bằng những cách tổ chức chiên nấu tại chỗ để người tiêu dùng làm quen với các sản phẩm của doanh nghiệp.

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Bộ NN&PTNT lên kế hoạch thay thế… thương lái

25-11-2019

Đại diện Bộ NN&PTNT nhận định, lâu nay cung ứng nhiều mặt hàng nông sản chính cho thị trường đều thông qua kênh thương lái tư nhân nên khó truy xuất nguồn gốc, giá trị tăng thêm chủ yếu rơi vào tay thương lái…

Xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, nông dân không thể tự bơi

25-11-2019

Trung Quốc siết chặt nhập khẩu nông sản đã và đang đặt ra thách thức đối với nông sản Việt.

Nông nghiệp Việt Nam "đi chợ thế giới" nhưng hàng nặng, đường ngắn

25-11-2019

Nông sản Việt Nam đã đi đến 185 nước trên thế giới với giá trị 42,5 tỷ USD năm 2018, song “thực tế là chúng ta đi chợ thế giới nhưng đi bằng sản phẩm thô, nặng và ngắn”.

Vô số bất cập logistics 'cản chân' nông sản Việt

25-11-2019

Hiện nay, có nhiều bất cập của logistics ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và thương mại nông sản. Trong đó, điểm nổi cộm là chi phí logistics còn chưa hiệu quả; hạn chế trong đầu tư công nghệ chuỗi lạnh (cold chain) và sự thiếu liên kết trong hệ thống thô.

Sản xuất nông nghiệp không liên kết sẽ thua ngay trên sân nhà

9-11-2019

Đó là lưu ý của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh tại diễn đàn MeKong Connect 2019.

Gạo ST24 của Việt Nam ngon nhất thế giới năm 2019

13-11-2019

Từ Manila, Philippines Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho biết gạo Việt Nam được bình chọn ngon nhất thế giới là ST24 chứ không phải ST25.

Giải pháp bình ổn thị trường thịt lợn

22-11-2019

Dịch tả lợn châu Phi diễn ra trên diện rộng làm mất cân đối cung cầu cục bộ nên giá tăng cục bộ. Dự báo nguồn cung các tháng cuối năm thiếu khoảng 200.000 tấn.

Dự báo thiếu khoảng 200.000 tấn thịt lợn những tháng cuối năm

21-11-2019

Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn những tháng cuối năm.

Giải pháp nào khắc phục tình trạng “được mùa, mất giá”

6-11-2019

Nói về tình trạng "được mùa mất giá" của nông sản Việt, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường so sánh: "Giá vàng cũng biến động, dầu cũng biến động, giá nông sản cũng vậy!".

Thủy sản có gỡ được “thẻ vàng”?

8-11-2019

Đã 2 năm kể từ khi Ủy ban châu Âu ra “thẻ vàng” đối với thủy sản khai thác của Việt Nam, tình hình xuất khẩu sang thị trường EU của Việt Nam bị tác động rõ rệt. Từ vị trí thứ 2 trong các thị trường nhập khẩu hải sản Việt Nam, EU tụt xuống vị trí thứ 5.

Xuất khẩu trái cây sụt giảm: Nguyên nhân và giải pháp

15-11-2019

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu sụt giảm bởi phụ thuộc nhiều vào một thị trường cũng như những yếu kém trong khâu chế biến sâu.

Phát triển hệ thống Trung tâm cung ứng nông sản hiện đại: Đưa nông sản mũi nhọn Việt Nam ra thế giới

20-11-2019

Trong giai đoạn 2020-2030 và định hướng đến năm 2045, cả nước sẽ hình thành hàng loạt Trung tâm cung ứng nông sản hiện đại tại các tỉnh và thành phố lớn.