TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sản xuất nông nghiệp không liên kết sẽ thua ngay trên sân nhà

Ngày đăng: 09 | 11 | 2019

Đó là lưu ý của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh tại diễn đàn MeKong Connect 2019.

Theo Thứ trưởng Doanh, trong bối cảnh nước ta đã gia nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu thì “từ khóa liên kết sản xuất” không chỉ xuyên suốt trong nông nghiệp mà còn ở tất cả các lĩnh vực khác. Riêng về sản xuất nông nghiệp, ngay từ Đại hội VI của Đảng đã xác định, phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Cho đến nay, khu vực kinh tế tập thể đang phát triển rất nhanh, có 57% số HTX trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, đóng góp lớn cho nền kinh tế và góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Quang cảnh hội nghị.

Diễn đàn Mekong Connect là sáng kiến hay nhằm tăng cường sự gắn kết giữa 4 địa phương trong vùng ĐBSCL để cùng nhau liên kết trên nhiều lĩnh vực, nhiều thành phần. Diễn đàn cũng là cơ hội tốt để kết nối kết nối giữa các khu vực tư nhân với để cùng nhau phát triển. Do diện tích đất sản nhỏ lẻ, manh mún, đa phần là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thiếu gắn kết với nhau. Do vậy, sự liên kết và chia sẻ tại diễn đàn sẽ góp phần phát huy thế mạnh lẫn nhau, liên kết sản xuất cũng chính là “chìa khóa” đưa vùng ĐBSCL từ vùng nông nghiệp giản đơn tự túc, tự cấp lên nền sản xuất hàng hóa, vươn tầm thế giới”, Thứ trưởng Doanh nói.

Diễn đàn đã thu hút trên 700 nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nhân, nông dân tham dự.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng bên cạnh đẩy mạnh liên kết sản xuất thì việc điều chỉnh, ban hành cơ chế, chính sách phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng trong thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu các loại mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.

Ông Hiếu dẫn chứng, khi nghị định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (ban hành nghị định 107 năm 2018 thay thế nghị định 109 năm 2010) được thay đổi theo hướng bãi bỏ hàng loạt điều kiện như quy định về kho bãi hay nguồn gạo bắt buộc dự trữ lưu thông đã giúp thay đổi tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2019 khởi sắc hơn năm 2018.

Tuy nhiên, ông Hiếu cũng cảnh báo cơ hội lúc nào cũng đi liền với thách thức, các FTA sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu thuận lợi hơn nhưng ở chiều ngược lại cũng như vậy, do đó mức độ cạnh tranh của các nhà sản xuất trên cùng sản phẩm sẽ khốc liệt hơn.

Nhiều sản phẩm nông sản của khu vực đã được xuất khẩu đi các nước.

Diễn đàn Mekong Connect diễn ra trọn một ngày 7/11 với rất nhiều nội dung, nổi bậc là 4 phiên chia sẻ thảo luận dựa theo thế mạnh từng địa phương: Tỉnh An Giang: Ứng dụng công nghệ - kết nối chuỗi giá trị, giảm rủi ro cho nông sản; Tỉnh Bến Tre: Liên kết khởi nghiệp và phát triển trên nền tài nguyên bản địa Tỉnh Bến Tre: Liên kết khởi nghiệp và phát triển trên nền tài nguyên bản địa; TP. Cần Thơ: Diễn biến và Xu hướng thị trường nông sản ĐBSCL; Tỉnh Đồng Tháp: Nâng giá trị gia tăng, đẩy mạnh thương mại hóa nông sản đồng bằng.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan: MeKong Connect không chỉ thúc đẩy, gắn kết với các nhà khoa học, với nông dân hình thành những hội ngành hàng mà còn là cơ hội tốt để kết nối mạng lưới cộng đồng doanh nghiệp các tỉnh ĐBSCL, gợi mở, kiến nghị những chính sách vi mô, vĩ mô, những chiến lược phát triển ngắn và dài hạn giúp ĐBSCL mạnh lên.

Mekong Connect hình thành từ sáng kiến của mạng lưới liên kết cấp vùng gồm 4 tỉnh An Giang, Bến Tre, Cần Thơ và Đồng Tháp nên được gọi là gọi là ABCD Mekong, trong đó có vai trò kết nối, hỗ trợ tổ chức của Hội DN. HVNCLC, Trung tâm BSA và Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu LBC.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

NỘI DUNG KHÁC

Gạo ST24 của Việt Nam ngon nhất thế giới năm 2019

13-11-2019

Từ Manila, Philippines Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho biết gạo Việt Nam được bình chọn ngon nhất thế giới là ST24 chứ không phải ST25.

Giải pháp bình ổn thị trường thịt lợn

22-11-2019

Dịch tả lợn châu Phi diễn ra trên diện rộng làm mất cân đối cung cầu cục bộ nên giá tăng cục bộ. Dự báo nguồn cung các tháng cuối năm thiếu khoảng 200.000 tấn.

Dự báo thiếu khoảng 200.000 tấn thịt lợn những tháng cuối năm

21-11-2019

Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn những tháng cuối năm.

Giải pháp nào khắc phục tình trạng “được mùa, mất giá”

6-11-2019

Nói về tình trạng "được mùa mất giá" của nông sản Việt, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường so sánh: "Giá vàng cũng biến động, dầu cũng biến động, giá nông sản cũng vậy!".

Thủy sản có gỡ được “thẻ vàng”?

8-11-2019

Đã 2 năm kể từ khi Ủy ban châu Âu ra “thẻ vàng” đối với thủy sản khai thác của Việt Nam, tình hình xuất khẩu sang thị trường EU của Việt Nam bị tác động rõ rệt. Từ vị trí thứ 2 trong các thị trường nhập khẩu hải sản Việt Nam, EU tụt xuống vị trí thứ 5.

Xuất khẩu trái cây sụt giảm: Nguyên nhân và giải pháp

15-11-2019

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu sụt giảm bởi phụ thuộc nhiều vào một thị trường cũng như những yếu kém trong khâu chế biến sâu.

Phát triển hệ thống Trung tâm cung ứng nông sản hiện đại: Đưa nông sản mũi nhọn Việt Nam ra thế giới

20-11-2019

Trong giai đoạn 2020-2030 và định hướng đến năm 2045, cả nước sẽ hình thành hàng loạt Trung tâm cung ứng nông sản hiện đại tại các tỉnh và thành phố lớn.

Ngành sữa trước áp lực hội nhập: Thay đổi hoặc bị đánh bại bởi sữa ngoại

4-10-2019

Hiện nay, năng lực sản xuất sữa của Việt Nam mới chỉ đáp ứng 40% nhu cầu trong nước và giá thành vẫn còn cao. Trước áp lực hội nhập đang ngày càng lớn với sữa ngoại giá rẻ, nhiều chuyên gia cho rằng ngành sữa cần thay đổi để không bị thua ngay trên sân nhà

HỘI THẢO “PHÂN BỔ SỬ DỤNG ĐẤT LÚA – BÀI TOÁN ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC TRONG BỐI CẢNH MỚI”

15-10-2019

Để xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) tới 2030 trong bối cảnh mới, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao Viện Chính sách và Chiến lược PTNT phối hợp với Vụ Kế hoạch thực hiện Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 53 về Đề án “An Ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”.

Người Việt chi 500 tỷ đồng mỗi năm cho thực phẩm hữu cơ nội địa

25-9-2019

Trong đó, riêng mức tiêu thụ của Hà Nội và TP HCM là 400 triệu đồng, chiếm 80% lượng tiêu thụ của cả nước.

Chinh phục thị trường châu Âu bằng nông nghiệp 4.0

25-9-2019

Theo các chuyên gia, với những thị trường khó tính như châu Âu, dù đã có hiệp định thương mại tự do thì để chinh phục được, hàng hóa vẫn cần đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc. Muốn đạt được điều đó, ứng dụng nông nghiệp 4.0 là một giải pháp bền vững.

Xuất khẩu nông sản thời thương chiến Mỹ – Trung

20-9-2019

Bộ Công Thương nhìn nhận, thương chiến Mỹ - Trung với diễn biến khó lường sẽ tác động đến kinh tế thế giới. Đặc biệt, bộ này dự báo, xuất khẩu nông sản sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức, khiến khu vực nông - lâm - thủy sản khó đạt mức tăng trưởng cao.