TIN TỨC-SỰ KIỆN

HỘI THẢO “PHÂN BỔ SỬ DỤNG ĐẤT LÚA – BÀI TOÁN ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC TRONG BỐI CẢNH MỚI”

Ngày đăng: 15 | 10 | 2019

Để xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) tới 2030 trong bối cảnh mới, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao Viện Chính sách và Chiến lược PTNT phối hợp với Vụ Kế hoạch thực hiện Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 53 về Đề án “An Ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”.

Trong khuôn khổ hoạt động trên, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) tổ chức hội thảo “Phân bổ sử dụng đất lúa – Bài toán đảm bảo ANLT trong bối cảnh mới” tại Hà Nội vào sáng ngày 15/10/2019 để đưa ra một số kịch bản sử dụng đất lúa tới năm 2030 và xin ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành và địa phương, cũng như các chuyên gia.

Buổi hội thảo có sự tham gia của hơn 50 khách mời, gồm các chuyên gia đầu ngành trong đa dạng các lĩnh vực: dinh dưỡng, nông nghiệp, tài nguyên môi trường, kinh tế.

 

Mở đầu hội thảo, ông Trần Công Thắng – Viện trưởng IPSARD tuyên bố lý do, giới thiệu khách mời.

 

Sau đó, ông Nguyễn Văn Việt – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch có phần phát biểu khai mạc Hội thảo.

Sau phần khai mạc, bà Hoàng Thị Hào – Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế trình bày tóm tắt tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của người Việt Nam. Theo đó, tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi hay thiếu các vi chất dinh dưỡng ở cả trẻ em và người lớn ở Việt Nam đều có xu hướng giảm; tuy nhiên, các tỷ lệ này vẫn còn cao. Khẩu phần ăn của người Việt Nam thay đổi nhiều trong giai đoạn vừa qua khi chuyển từ tiêu thụ nhiều lúa gạo sang các loại thực phẩm khác như: thịt, trứng, sữa,… Bài trình bày đồng thời cũng đưa ra 10 lời khuyên về dinh dưỡng cho người Việt Nam.

Để hiểu hơn về thực trạng phân bổ sử dụng đất lúa, ông Nguyễn Văn Chiến – Nguyên phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình bày bài tham luận “Quy hoạch sử dụng đất lúa – Thực trạng phân bổ và một số định hướng quản lý, sử dụng trong tương lai”. Từ kết quả phân tích, ông Chiến cho rằng cần duy trì diện tích trồng lúa hiện nay là 3,8 triệu ha; đồng thời có quy chế giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng đất thực tế; cho phép chuyển đổi đất trồng lúa sang các cây trồng hằng năm khác nhưng cần đảm bảo có thể trồng lại lúa khi cần thiết. Để giảm nhẹ áp lực duy trì diện tích trồng lúa, ông Chiến đề xuất cần tính toán thêm diện tích đất có thể cải tạo, hoàn thiện hệ thống thủy lợi để tăng năng suất và định hướng phát triển các cây lương thực có hạt khác.

Sau đó là phần trình bày “Các kịch bản sử dụng đất lúa – bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh mới” của ông Trần Công Thắng – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Theo bài trình bày, cần xem xét lại sự phân bổ đất lúa hiện nay dựa trên việc thay đổi quan điểm tiếp cận ANLT; năng suất lao động trồng lúa thấp; việc thâm dụng lao động của quá trình sản xuất lúa gạo. Dựa trên thực tế xu hướng giảm tiêu dùng và chi tiêu cho gạo, cùng tính toán các yếu tố tác động đến cầu lúa gạo, bài trình bày đưa ra 2 kịch bản về diện tích trồng lúa đến năm 2030. Hai kịch bản đưa ra 2 lựa chọn cho giảm diện tích trồng lúa và bản đồ diện tích trồng lúa giảm theo vùng để chỉ rõ khu vực và diện tích giảm cụ thể là bao nhiêu.

Cuối buổi hội thảo là phiên thảo luận và các khách mời lần lượt đưa ra quan điểm về thực trạng cũng như quá trình chuyển đổi đất trồng lúa và đưa ra những kiến nghị, đề xuất về chính sách để đảm bảo ANLT và ANDD cho Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2040.

NỘI DUNG KHÁC

Người Việt chi 500 tỷ đồng mỗi năm cho thực phẩm hữu cơ nội địa

25-9-2019

Trong đó, riêng mức tiêu thụ của Hà Nội và TP HCM là 400 triệu đồng, chiếm 80% lượng tiêu thụ của cả nước.

Chinh phục thị trường châu Âu bằng nông nghiệp 4.0

25-9-2019

Theo các chuyên gia, với những thị trường khó tính như châu Âu, dù đã có hiệp định thương mại tự do thì để chinh phục được, hàng hóa vẫn cần đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc. Muốn đạt được điều đó, ứng dụng nông nghiệp 4.0 là một giải pháp bền vững.

Xuất khẩu nông sản thời thương chiến Mỹ – Trung

20-9-2019

Bộ Công Thương nhìn nhận, thương chiến Mỹ - Trung với diễn biến khó lường sẽ tác động đến kinh tế thế giới. Đặc biệt, bộ này dự báo, xuất khẩu nông sản sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức, khiến khu vực nông - lâm - thủy sản khó đạt mức tăng trưởng cao.

Xuất khẩu những tháng cuối năm khó đạt mức tăng mạnh

12-9-2019

Trong những tháng cuối năm 2019, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với động lực chính là các nhóm ngành truyền thống như dệt may, giày dép và đồ gỗ...

Giải pháp phát triển NNHC: Thay đổi hành vi sản xuất

18-9-2019

Dù đi sau nhưng Việt Nam đã vào danh sách 170 quốc gia tham gia sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (NNHC).

Đi “chợ” châu Âu, cần có chỉ dẫn địa lý

20-9-2019

Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu nông sản Việt Nam bởi châu Âu (EU) hiện là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, để nông sản Việt vào được cái “chợ” khổng lồ này, hàng Việt phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chất lượng, hay nói cách khác là phải có chính danh được công nhận.

Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

3-9-2019

Chiều ngày 03/9/2019 tại Hội trường Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT đã diễn ra lễ công bố quyết định bổ nhiệm Viện trưởng và các chức danh lãnh đạo Đảng ủy Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT.

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc quay đầu giảm mạnh

27-8-2019

Thị trường xuất khẩu nông sản trọng yếu của Việt Nam là Trung Quốc bỗng quay đầu giảm mạnh do nước này siết chặt kiểm soát thương mại biên mậu và an toàn thực phẩm.

Xuất khẩu nông sản sang EU: Cửa mở rộng, nhưng không dễ vào

23-8-2019

Để nắm cơ hội, doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường...

Phát triển nông nghiệp trong hội nhập quốc tế

19-8-2019

Phát triển nông nghiệp thông minh phải đi vào thực tiễn và xóa bỏ những mặt hạn chế để người nông dân lĩnh hội, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập.

3 giải pháp hoàn thiện thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp

19-8-2019

Động lực cho phát triển nông nghiệp được hình thành từ giải phóng sức sản xuất của nông dân. Tuy nhiên đến nay động lực này đã cạn dần và kinh tế nông nghiệp cần có động lực mới để phát triển.

Công - tư 'bắt tay' nâng giá trị ngành nông nghiệp: Vì sao vẫn khó?

21-8-2019

Thực hiện PPP không chỉ góp phần tăng cường tính liên kết, gia tăng giá trị gia tăng và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp, song số lượng doanh nghiệp tham gia còn ít.